Mỹ triển khai oanh tạc cơ B-1 đến Guam
Không quân Mỹ điều hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer đến đảo Guam ở Thái Bình Dương, nhưng không tiết lộ thời hạn triển khai.
“Phi đội B-1B Lancer trở lại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hôm 17/7 để thực hiện các chiến dịch Lực lượng Oanh tạc cơ Đặc biệt (BTF) ở căn cứ Andersen trên đảo Guam. Các máy bay đã huấn luyện đánh chặn với tiêm kích F-15J của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản để tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu và phối hợp hiệp đồng”, không quân Mỹ hôm qua ra thông cáo cho biết.
Lầu Năm Góc cho biết hai chiếc B-1B này thuộc biên chế Phi đoàn ném bom viễn chinh số 37, được triển khai từ căn cứ không quân Ellsworth, bang Nam Dakota, tới đảo Guam.
“Biên đội sẽ hỗ trợ nỗ lực huấn luyện của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương với các đồng minh và đối tác, cũng như làm nhiệm vụ răn đe nhằm củng cố trật tự quốc tế dựa trên thượng tôn pháp luật trong khu vực”, thông cáo có đoạn viết.
Hai oanh tạc cơ B-1B Lancer trên bầu trời Guam hôm 17/7. Ảnh: USAF.
170 binh sĩ không quân cũng được điều chuyển từ căn cứ Ellsworth đến Guam để bảo đảm kỹ thuật cho hai chiếc B-1B. Không quân Mỹ không cho biết biên đội oanh tạc cơ này sẽ được triển khai ở Guam trong bao lâu.
Động thái diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường các hoạt động quân sự và ngoại giao nhằm tăng sức ép đối với yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Hai nhóm tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan cùng 12.000 binh sĩ đang phối hợp tiến hành các đợt diễn tập phòng không chiến thuật trên Biển Đông, nhằm bảo đảm năng lực chiến đấu và khả năng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/7 đăng tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo, trong đó bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Washington khẳng định Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý nào cho yêu sách “đường chín đoạn”, cho rằng thế giới quan kiểu ức hiếp của Trung Quốc sẽ không có chỗ trong thế kỷ 21.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định sẽ sát cánh cùng cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi động thái sử dụng sức mạnh ở Biển Đông và khu vực. “Chúng tôi chia sẻ các lợi ích sâu sắc và mang tính ràng buộc với nhiều đồng minh và đối tác, những bên từ lâu đã ủng hộ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế”.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc phô diễn sức mạnh tại Biển Đông vượt xa ranh giới truyền thống. Trung Quốc nêu yêu sách phi lý với phần lớn diện tích khu vực Biển Đông, triển khai tên lửa cùng thiết bị gây nhiễu trên các đảo nhân tạo bồi đắp trái phép, gây khó khăn cho hoạt động của Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực.
Thông điệp của Mỹ khi rút hết oanh tạc cơ khỏi Guam
Mỹ rút hết oanh tạc cơ chiến lược khỏi Guam để ngăn chúng trở thành mục tiêu đánh phủ đầu trong khi vẫn trấn an đồng minh tại châu Á.
Không quân Mỹ hồi giữa tháng 4 rút toàn bộ 5 oanh tạc cơ B-52H khỏi sân bay quân sự Andersen trên đảo Guam nhưng không triển khai lực lượng thay thế, đánh dấu lần đầu tiên trong 16 năm qua Lầu Năm Góc không triển khai bất cứ máy bay ném bom chiến lược nào trên đảo Guam.
Động thái này kết thúc nhiệm vụ mang tên "Duy trì hiện diện Oanh tạc cơ Liên tục" (CBP) từ năm 2004, trong đó một phi đoàn B-52, B-1B Lancer hoặc B-2 Spirit luôn có mặt trên đảo Guam nhằm hỗ trợ các chiến dịch quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, cũng như bảo đảm gây áp lực liên tục với Triều Tiên.
Oanh tạc cơ B-52H diễn tập Voi đi bộ trên đảo Guam hôm 13/4. Ảnh: USAF.
Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ (STRATCOM) cho rằng động thái rút lực lượng này sẽ tăng cường hiệu quả chiến đấu khi oanh tạc cơ B-52H đóng tại Bắc Mỹ vẫn có thể vươn tới Thái Bình Dương, trong khi thời gian triển khai máy bay ném bom đến hàng loạt điểm nóng như Trung Đông sẽ được rút ngắn.
Phát ngôn viên STRATCOM Kate Atanasoff khẳng định việc rút oanh tạc cơ B-52H khỏi Guam phù hợp với Chiến lược Phòng thủ Quốc gia mới, cũng như phương án "Triển khai Lực lượng Linh hoạt", trong đó các quyết định triển khai lực lượng được Lầu Năm Góc đưa ra một cách nhanh chóng, không báo trước để gây bất ngờ cho đối phương.
"CBP diễn ra đều đặn và dễ đoán trước, tạo ra điểm yếu tác chiến nghiêm trọng. Đối phương có thể dễ dàng vạch phương án tiêu diệt oanh tạc cơ tại Guam vì sự hiện diện công khai của chúng", Timothy Heath, chuyên gia cấp cao tại tổ chức nghiên cứu RAND ở Mỹ, nhận xét.
Trên thực tế, Trung Quốc đang sở hữu một loại vũ khí rất lợi hại là tên lửa đạn đạo tầm xa DF-26, còn có biệt danh "sát thủ Guam", được nước này ra mắt năm 2015 và biên chế năm 2018. Tên lửa DF-26 được cho là có tầm bắn khoảng 4.500 km, mang theo đầu đạn tới 1,8 tấn, có khả năng tấn công tàu sân bay di chuyển trên biển và căn cứ Mỹ trên đảo Guam ngay cả khi bắn từ sâu trong lãnh thổ Trung Quốc.
Triều Tiên hồi năm 2017 cũng phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Hwasong-12 có thể đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách 6.000, khẳng định đây là một phần trong kế hoạch "khống chế Guam".
"Rút oanh tạc cơ chiến lược khỏi Guam sẽ giảm số lượng mục tiêu để Trung Quốc và Triều Tiên nhắm bắn", Carl Schuster, cựu tư lệnh Trung tâm Tình báo Hỗn hợp Thái Bình Dương của Mỹ, nêu quan điểm.
Động thái này dường như cũng giúp trấn an các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc. "Kết thúc CBP cho thấy Mỹ coi trọng các nghĩa vụ phòng thủ khi nghiêm túc cải thiện khả năng răn đe và sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng then chốt", Heath nhận xét.
Các lực lượng chủ chốt như oanh tạc cơ sẽ được rút khỏi tầm tấn công phủ đầu của đối phương, trong khi vẫn duy trì sức răn đe nhờ trang bị tên lửa tầm xa và sự hỗ trợ từ máy bay tiếp dầu. "Chúng có thể tham chiến ở Thái Bình Dương trong vòng chưa đầy một ngày sau khi xuất phát từ căn cứ ở bang Bắc Dakota và Louisiana", Schuster cho hay.
Không quân Mỹ tuần trước chứng minh điều này bằng cách triển khai một oanh tạc cơ B-1B Lancer bay 30 tiếng liên tục từ căn cứ ở bang Nam Dakota đến Nhật Bản để hội quân với tiêm kích đóng quân tại nước này.
Oanh tạc cơ B-1B huấn luyện cùng tiêm kích Mỹ và Nhật hôm 22/4. Ảnh: USAF .
"Hoạt động này cho thấy cam kết của Mỹ với an ninh và ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua việc triển khai lực lượng chiến lược toàn cầu. Chúng tôi vẫn là lực lượng hùng mạnh, sáng tạo và có khả năng phối hợp để bảo đảm tầm nhìn về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cởi mở và tự do", tướng Charles Brown, tư lệnh Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, cho biết.
Schuster khẳng định quân đội Mỹ vẫn duy trì hiện diện quân sự hùng hậu tại châu Á - Thái Bình Dương với hàng loạt phi đoàn tiêm kích tàng hình F-35, chiến đấu cơ F-15 và F-16, cũng như tàu chiến và tàu ngầm có khả năng ứng phó trong giai đoạn đầu của mọi xung đột quân sự trong khu vực.
"Các đồng minh và đối tác của Mỹ cũng có lực lượng quân sự mạnh, động thái này thể hiện sự tin tưởng vào năng lực phòng thủ của họ", Schuster nói.
Tuy nhiên, vẫn có lo ngại cho rằng thông điệp của Washington sẽ bị hiểu sai, nhất là khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang yêu cầu đồng minh tăng đóng góp ngân sách cho lực lượng đồn trú Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng hồi năm 2018 từng công khai chỉ trích chi phí quá cao để triển khai oanh tạc cơ từ Guam cho những cuộc tập trận ở Hàn Quốc.
Trong bối cảnh những bình luận của Trump đặt ra nhiều nghi vấn về cam kết của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, động thái rút hết oanh tạc cơ khỏi Guam càng gây thêm ngờ vực.
"Chấm dứt CBP gửi thông điệp chiến lược rõ ràng tới các đồng minh ở Thái Bình Dương rằng Mỹ đang dần rút lực lượng khỏi đây. Đó không phải hành động trấn an, nó nhắc nhở rằng mọi thứ đang thay đổi", Peter Layton, cựu sĩ quan không quân Australia, nêu quan điểm.
Layton nhấn mạnh đợt rút quân diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hoạt động quân sự với hàng loạt đợt diễn tập gần Đài Loan và trên Biển Đông. "Kết thúc CBP một cách công khai càng thể hiện Mỹ đang rút chân khỏi khu vực trong khi Trung Quốc trỗi dậy", ông cho hay.
Giới chuyên gia cho rằng Lầu Năm Góc sẽ phải tìm cách duy trì hiện diện trên bầu trời Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. "Quan chức Mỹ cần cho đồng minh thấy sự vắng bóng của oanh tạc cơ chiến lược là nhằm tăng cường cam kết với khu vực, không phải ngược lại", chuyên gia Heath nói.
Nước cờ của Mỹ khi rút hết máy bay ném bom khỏi Guam Lần đầu tiên trong 16 năm, Không quân Mỹ không duy trì bất cứ máy bay ném bom hạng nặng nào tại đảo Guam. Máy bay ném bom B-52 Stratofortress, B-1 Lancer và B-2 Spirit của Mỹ bay trên bầu trời Guam năm 2016. Ảnh: CNN Khi 5 chiếc B-52 Stratofortresses rời căn cứ không quân Andersen tại Guam vào ngày 17/4, điều...