Mỹ triển khai khu trục hạm, đài radar “nghênh” tên lửa Triều Tiên
Mỹ đã triển khai một tàu khu trục ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc và di chuyển một đài radar đề phòng khả năng Triều Tiên tấn công tên lửa, một quan chức Mỹ cho hay, trong khi Seoul tuyên bố đáp trả mạnh mẽ trước bất kỳ sự khiêu khích nào từ Triều Tiên.
Tàu USS Fitzgerald, có khả năng đánh chặn và phá hủy tên lửa, đã được điều tới bờ biển tây nam Hàn Quốc sau khi tham gia cuộc tập trận quân sự, thay vì trở lại cảng nhà tại Nhật Bản, một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên tiết lộ.
Việc thay đổi lịch trình của tàu USS Fitzgerald là một “động thái thận trọng” nhằm đưa ra các phương án phòng thủ tên lửa lớn hơn trong trường hợp cần thiết, quan chức Mỹ nói thêm.
Hôm 31/3, Mỹ đã điều máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tới Hàn Quốc trong khuôn khổ cuộc tập trận quân sự với quốc gia Đông Á. Trước đó, quân đội Mỹ đã điều các máy bay ném bom B-52 và B-2 tham gia tập trận.
Bán đảo Triều Tiên những ngày gần đây đã liên tục chứng kiến các động thái gây căng thẳng. Hồi cuối tuần qua, Bình Nhưỡng đã thông báo bước vào “tình trạng chiến tranh” với Hàn Quốc và cảnh báo rằng bất kỳ hành động khiêu khích nào của Seoul và Washington cũng có thể gây ra một cuộc chiến hạt nhân tổng lực.
Bình Nhưỡng cũng cảnh báo rằng nếu Washington và Seoul phát động một cuộc tấn công phủ đầu, cuộc xung đột sẽ “không giới hạn là một cuộc chiến cục bộ mà sẽ biến thành một cuộc chiến hạt nhân, tổng lực”.
Video đang HOT
Hồi tuần trước, Triều Tiên tuyên bố quân đội nước này đã sẵn cho một cuộc tấn công vào “tất cả các căn cứ quân sự Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có đất liền nước Mỹ, Hawaii, và Guam” và Hàn Quốc.
Tuyên bố trên diễn ra chỉ ít ngày sau khi Hàn Quốc và Mỹ ký một hiệp ước quân sự mới để đối phó các hành động của Triều Tiên trong tương lai.
Hôm qua, quốc hội Triều Tiên đã phê chuẩn sắc lệnh đặc biệt, chính thức hóa Triều Tiên là quốc gia vũ khí hạt nhân.
Mỹ di chuyển đài radar áp sát Triều Tiên
Đài radar SBX-1 của hải quân Mỹ.
Báo chí Mỹ cũng dẫn lời một quan chức quốc phòng giấu tên nói rằng hải quân nước này đang di chuyển một đài radar trên biển tới sát bán đảo Triều Tiên để theo dõi chặt chẽ các động thái quân sự của Bình Nhưỡng.
Theo nguồn tin trên, Hải quân Mỹ đã triển khai đài radar SBX-1 và đây có thể là một bước đầu tiên trong một loạt hoạt động triển khai khác của quân đội Mỹ.
Đài SBX-1 có hình dáng giống một giàn khoan dầu và được trang bị một radar đặt ở trên nóc. Đài SBX-1 rộng 72m, dài 117m và cao 84m.
Đài radar SBX-1 có kích thước đồ sộ trông giống một giàn khoan.
SBX-1 được tập đoàn Boeing phát triển trong khuôn khổ hệ thống phòng thủ từ mặt đất (GMD) thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMDS) của Mỹ.
SBX-1 có khả năng tìm và theo dõi mục tiêu cách mục tiêu hàng trăm dặm. Thêm vào đó, hệ thống này có thể kết nối với hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ đặt tại Fort Greely, bang Alaska và căn cứ không quân Vandenberg ở California.
Theo Dantri
Châu Á đổ tiền mua vũ khí Nga
Các quốc gia ở Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình dương là điểm đến của 43% số lượng vũ khí xuất khẩu của Nga trong năm 2012.
Theo truyền thông Nga, tàu ngầm Kilo 636 "Hà Nội" do Việt Nam đặt hàng đã hoàn tất các bài thử nghiệm lặn và các hành trình trên biển. Tàu ngầm này hiện vẫn ở một cảng gần Kalinigrad. Việt Nam đã ký hợp đồng mua các tàu ngầm chạy dầu diezel-điện thuộc dự án 636 của Nga. Ảnh: shipspotting.com
"Nguy cơ xung đột tại khu vực này (châu Á - Thái Bình dương) cao vì những tranh chấp chủ quyền chưa giải quyết được về các đảo, cũng như bãi cạn hứa hẹn là nơi có thể khai thác khí đốt ở quy mô công nghiệp", ông Igor Korotcheko, tổng biên tập của tạp chí National Defense, lý giải nguyên nhân các vũ khí của Nga lại được ưa chuộng nhất tại châu Á.
"Điều này (nguy cơ xung đột) khiến nhiều quốc gia trong khu vực tăng ngân sách quân sự. Những yếu tố ấy khiến nhu cầu về vũ khí Nga tăng cao. Trong những năm gần đây, nhiều hợp đồng bán các gói tổng thể đã được ký", The Voice of Russiadẫn lời ông Korotcheko nói thêm.
Theo tổng biên tập của National Defense, nhu cầu về chiến đấu cơ là lớn nhất, sau đó là các tàu ngầm chạy diesel. Ông Korotcheko còn dẫn ra ví dụ về việc Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo được cho là rất hiện đại.
"Nga cũng thành công trong việc xuất khẩu các khu trục hạm, tàu hộ tống có tên lửa dẫn đường. Các khách hàng nước ngoài cũng thể hiện sự quan tâm lớn tới những hệ thống phòng không và các xe bọc thép của Nga", Korotcheko cho biết thêm.
Xếp sau khu vực châu Á - Thái Bình dương trong danh sách những khách hàng lớn của ngành sản xuất vũ khí Nga lần lượt là các nước ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ.
Theo VNE
Ấn Độ nhận tàu khu trục tàng hình Một nguồn tin từ Bộ quốc phòng Ấn Độ tiết lộ nước này vừa tiếp nhận khu trục hạm thứ 2 trong số 3 tàu khu trục tàng hình mà Nga đóng cho New Delhi tại nhà máy đóng tàu Yantar ở vùng Kaliningrad. Tàu khu trục lớp Krivak III. Cũng theo nguồn tin trên, con tàu đã cập cảng Mumbai của Ấn...