Mỹ trả đũa sáu quốc gia đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số
Từ gạo của Ấn Độ, túi xách của Ý cho đến thảm của Thổ Nhĩ Kỳ đều đang phải đối mặt với mức thuế tiềm năng 25% từ phía Mỹ.
Thuế dịch vụ kỹ thuật số của sáu nước Anh, Ý, Tây Ban Nha, Áo, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Amazon và Facebook
Theo Reuters, Mỹ hôm 2.6 công bố mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu có giá trị hơn 2 tỉ USD đối với sáu quốc gia đã áp đặt thuế dịch vụ kỹ thuật số lên các công ty công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, phía Mỹ đã ngay lập tức tạm đình chỉ thuế mới để thêm thời gian cho các cuộc đàm phán quốc tế.
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết họ đã phê duyệt mức thuế đe dọa đối với hàng nhập khẩu từ Anh, Ý, Ấn Độ, Áo, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi cuộc điều tra “Mục 301″ kết luận thuế dịch vụ kỹ thuật số của những nước này phân biệt đối xử đối với các công ty công nghệ Mỹ.
Video đang HOT
USTR công bố danh sách hàng hóa nhập khẩu sẽ bị đánh thuế 25% bao gồm khoảng 887 triệu USD giá trị quần áo, giày dép, mỹ phẩm từ Anh, khoảng 386 triệu USD giá trị quần áo, túi xách và thấu kính quang học từ Ý. USTR cho biết cũng sẽ áp thuế đối với hàng hóa trị giá 323 triệu USD từ Tây Ban Nha, 310 triệu USD từ Thổ Nhĩ Kỳ, 118 triệu USD từ Ấn Độ và 65 triệu USD từ Áo. Hiện việc áp thuế mới đang tạm đình chỉ. Tuy nhiên, nếu các cuộc đàm phán quốc tế sắp tới không đạt được giải pháp ngăn chặn sáu nước nêu trên áp thuế dịch vụ kỹ thuật số đơn phương, thì hàng hóa nhập khẩu của họ sẽ phải đối mặt với thuế quan mới từ phía Mỹ.
Một quan chức USTR nói giá trị của mức thuế mới tương đương với số tiền mà thuế dịch vụ kỹ thuật số sẽ thu được từ các công ty công nghệ Mỹ. Động thái này nhấn mạnh việc đe dọa sẽ trả đũa của Mỹ, đặc biệt khi các nhà lãnh đạo tài chính từ nhóm G7 chuẩn bị gặp nhau tại London vào cuối tuần này để thảo luận về tình hình đàm phán thuế, bao gồm việc đánh thuế các công ty công nghệ lớn và đề xuất của Mỹ về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết bà tập trung “tìm giải pháp đa phương” cho thuế dịch vụ kỹ thuật số và các vấn đề thuế quốc tế khác. Bà Tai cũng cam kết sẽ cố gắng đạt được đồng thuận thông qua các cuộc đàm phán của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và G20.
Trước thông báo về thuế mới của Mỹ, người phát ngôn Chính phủ Vương quốc Anh cho biết mức thuế của Anh nhằm đảm bảo các công ty công nghệ sẽ phải trả phần thuế công bằng và chỉ là tạm thời. “Thuế dịch vụ kỹ thuật số của chúng tôi là hợp lý, tương xứng và không phân biệt đối xử. Nó là tạm thời và chúng tôi đang làm việc tích cực với các đối tác quốc tế để tìm ra giải pháp toàn cầu cho vấn đề này. Chúng tôi sẽ xóa bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số khi giải pháp toàn cầu được triển khai”.
Mỹ đàn áp Big Tech bằng vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Amazon
Đây là sự kiện đầu tiên mở ra một mặt trận mới trong chiến dịch chống lại các công ty công nghệ lớn của Mỹ.
Amazon bị cáo buộc đã quản lý người bán bên thứ ba, cấm họ cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn trên các nền tảng đối thủ
Theo Bloomberg, Amazon mới đây đã bị Bộ trưởng Tư pháp Washington D.C Karl Racine đệ đơn kiện với cáo buộc tham gia vào các hoạt động ngăn chặn sự cạnh tranh, làm tăng giá bán cho người tiêu dùng. Đây là vụ kiện chống độc quyền đầu tiên nhắm vào Amazon ở Mỹ và là vụ kiện thứ sáu được các quan chức liên bang và tiểu bang đệ trình từ năm ngoái.
Ông Karl Racine đã tự mình đệ trình vụ kiện thay vì liên kết với các tiểu bang khác. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV, ông Racine cho biết đã nói chuyện với các bộ trưởng tư pháp bang khác sau khi nộp đơn kiện và sẽ hoan nghênh các tiểu bang nếu họ muốn tham gia. "Đây là vụ kiện của Washington D.C mà các luật sư và cố vấn của chúng tôi đã làm việc trong suốt hơn một năm. Chúng tôi đã làm việc với Amazon, cố gắng hết sức thiết lập mối quan hệ hợp tác để thu thập tài liệu và phân tích vụ việc. Chúng tôi cảm thấy vụ việc như thế này cần phải được đưa ra", ông Racine nói.
Trong đơn khiếu nại, ông Racine cho biết chính sách của Amazon đã quản lý người bán bên thứ ba, cấm họ cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn trên các nền tảng đối thủ. Điều này dẫn đến việc tạo ra mức giá cao không thật cho người tiêu dùng và giúp công ty xây dựng quyền lực độc quyền. "Amazon đang gia tăng thành trì thống trị của mình trên thị trường và làm giảm khả năng cạnh tranh thị phần của các nền tảng khác một cách bất hợp pháp", ông Racine nhận xét.
Trước tình hình trên, người phát ngôn của Amazon cho biết trong một email rằng "Bộ trưởng Tư pháp Washington D.C đã nói hoàn toàn ngược lại" với sự thật về công ty vì "người bán tự định giá cho các sản phẩm mà họ cung cấp trong các cửa hàng". "Amazon tự hào về thực tế là chúng tôi cung cấp giá thấp trong nhiều lựa chọn nhất, và giống như bất kỳ cửa hàng nào, chúng tôi có quyền không nêu bật các ưu đãi không có giá cạnh tranh cho khách hàng".
Các thương gia Amazon và chuyên gia tư vấn của họ vào năm 2019 nói với Bloomberg rằng cách hoạt động của Amazon đã buộc họ phải tăng giá trên những nền tảng kinh doanh khác như Walmart. Nếu phát hiện giá thấp hơn trên các trang web khác, Amazon sẽ "chôn" sản phẩm của người bán trong kết quả tìm kiếm của Amazon. Một số người bán mong muốn tăng doanh số bán hàng của họ trên các trang web khác, nhưng chính sách của Amazon đã ngăn họ đưa ra mức giá thấp hơn để thu hút thêm người mua hàng.
Vụ kiện chống độc quyền mới diễn ra sau một loạt cuộc điều tra và vụ kiện nhắm vào các công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ. Năm ngoái, Facebook và Alphabet đã bị các quan chức tiểu bang và liên bang kiện trong các vụ kiện độc quyền, trong khi đó Hạ viện Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra, cáo buộc hai công ty này cùng với Amazon và Apple lạm dụng sự thống trị trong các thị trường kỹ thuật số.
Những trường hợp tương tự như trên khả năng cao sẽ còn diễn ra nhiều hơn trong thời gian tới. Theo báo cáo của Bloomberg, Bộ trưởng Tư pháp của bang California và New York đã điều tra Amazon, còn Bộ Tư pháp Liên bang Mỹ đang thăm dò Apple.
Thung lũng Silicon không còn chịu nổi ông Trump Các công ty công nghệ đang quay lưng lại với tổng thống Mỹ trong những ngày tại vị cuối cùng. Thung lũng Silicon đang phản kháng. Với hơn 1.400 ngày cố gắng xoa dịu, đối phó với ông Trump và các đồng minh thân cận, ngành công nghệ Mỹ đang "tận hưởng" những ngày cuối nhiệm kỳ của vị tổng thống. Sau hàng...