Mỹ: Tổng thống Obama ký sắc luật siết chặt bảo mật thẻ tín dụng
Trước tình trạng gian lận thẻ tín dụng và đánh cắp thông tin cá nhân ngày càng gia tăng tại Mỹ, Tổng thống Barack Obama ngày 17/10 đã ký sắc luật áp dụng các biện pháp an ninh mới về bảo mật hệ thống thanh toán của chính phủ.
Ông Obama tươi cười sau khi ký sắc lệnh (Nguồn: AP)
Theo sắc luật trên, kể từ tháng 1/2015, các thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của chính phủ sẽ được gắn thêm chip và số PIN để đảm bảo tính bảo mật.
Chip gắn trên thẻ có chức năng lưu trữ thông tin, xử lý mã hóa thông tin đầu vào và đầu ra.
Khi thực hiện thanh toán tại điểm kinh doanh, thẻ chip sẽ gửi thêm một thông báo mật nhằm xác minh mỗi giao dịch, khiến tội phạm không thể đánh cắp thông tin để làm giả thẻ.
Video đang HOT
Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng Mỹ đã kêu gọi người dân thường xuyên quản lý tài khoản của mình, báo cho ngân hàng hoặc nhà cung cấp thẻ ngay lập tức nếu nghi có dấu hiệu gian lận.
Cơ quan này cũng khuyến cáo người dân cảnh giác không rơi vào “bẫy” của bọn tội phạm mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân thông qua thư điện tử hoặc điện thoại.
Quyết định của chính phủ Mỹ đưa ra sau khi hơn 100 triệu người Mỹ trình báo thông tin cá nhân bị đánh cắp tại một số hệ thống bán lẻ như Target Home Depot và Kmart.
Tính đến cuối năm 2013, Mỹ là quốc gia sử dụng nhiều thẻ nhất thế giới với khoảng 1,2 tỷ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước được lưu hành. Trung bình mỗi người Mỹ trưởng thành có 5 thẻ.
Ngoài ra, Mỹ là nước duy nhất trong số các nước phát triển vẫn sử dụng thẻ từ là loại thẻ dễ bị sao chép thông tin, tính bảo mật kém hơn rất nhiều so với công nghệ thẻ chip vốn được sử dụng phổ biến ở những nước khác.
Tại Anh, nhờ chuyển sang sử dụng thẻ chip, số lượng các vụ gian lận đã giảm 57% từ năm 2002, trong khi tỷ lệ gian lận tại Mỹ tăng mạnh, khoảng 70% từ năm 2004-2010./.
Theo Vietnam
77 triệu người Mỹ dính nợ xấu, khó đòi
Như một câu nói phổ biến trong kinh tế học: "Yêu nước là phải vay tiền." Nước Mỹ thấm nhuần triết lý này. Thực tế, vay tiền thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt là khu vực bán lẻ và là đòn bẩy cho sự phát triển của nhiều Quốc gia.
Tuy nhiên, hiện nay, người Mỹ có vẻ đang gặp vấn đề về nợ. Theo thống kê của Urban Institute, trung bình, cứ 3 người Mỹ thì có 1 người bị nợ xấu, tính vào dạng nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng chi trả. Tương đương với con số 77 triệu người Mỹ bị nợ xấu. Các con số thống kê thậm chí còn chưa bao giờ những khoản vay mua nhà, mà chỉ xoay quanh vay tiêu dùng hoặc các khoản phải trả như thẻ tín dụng, vay mua xe, hoá đơn y tế, nộp phạt giao thông ...
Các khoản nợ dao động từ 25 USD đến 125.000 USD, nhưng con số bình quân nằm ở mức 5.200 USD. Xét về mặt địa lý, không có nơi nào trên bản đồ nước Mỹ thoát được nợ xấu.
Tỷ lệ dân số mang nợ xấu theo từng tiểu bang
Tiểu bang Nevada, nơi có thành phố Las Vegas, thiên đường của sòng bạc, đang có tỷ lệ số dân nợ xấu cao nhất, lên đến 47% tổng dân số tiểu bang và số tiền nợ xấu trung bình mỗi người cũng dẫn đầu nước Mỹ, 7.198 USD. Những con số này có sự đóng góp rất lớn từ thành phố Las Vegas, nơi 49% dân số dính nợ xấu.
Ngược lại, tiểu bang North Dakota có tỷ lệ dân số mang nợ xấu thấp nhất, 19% và số dư nợ xấu bình quân thấp nhất, 3.547 USD.
Tính về khu vực, miền Nam có tỷ lệ dân số nợ xấu cao nhất, lến đến 44% tại một số vùng, trong khi khu vực Đông Bắc thấp nhất với 30%.
Tại Mỹ, đối với thẻ tín dụng, các khoản nợ không trả sau thời hạn 6 tháng sẽ bị liệt kê vào nhóm nợ xấu. Đối với các khoản nợ khác như y tế, vi phạm giao thông sẽ có thời hạn liệt kê nợ xấu khác nhau, tuỳ vào khu vực.
Sau khi bị liệt kê vào nhóm nợ xấu, các khoản nợ này có thể được ngân hàng hoặc chủ nợ khoá tài khoản, và bán cho các công ty mua nợ/đòi nợ.
Theo ANTD
Cặp đôi mất tích - Án mạng hay trò chơi lãng mạn? Khi một cặp đôi đột nhiên mất tích, nhiều người cho rằng có thể họ muốn đi thật xa để cùng nhau bắt đầu một cuộc sống mới. Nhưng thực tế lại không lãng mạn như vậy. Dưới đây là những cặp đôi mất tích bí ẩn, không hề để lại dấu vết và cảnh sát dù mất hàng chục năm điều tra...