Mỹ tố Nga lén lút làm điều này với Triều Tiên
Bô Ngoai giao Mỹ môt lân nưa đa cao buôc Nga vi pham nghi quyêt cua Hôi đông Bao An Liên Hợp Quôc vê Triêu Tiên va tuyên bô, không co thơi gian đê thoai thac nưa.
LHQ đã ra nghị quyết cấm buôn bán than đá từ Triều Tiên.
“Chung tôi canh bao Nga vê viêc buôn bán than bất hợp pháp vơi Triều Tiên thông qua các cảng cua Nga. Nga nói họ sẽ theo tất cả cac nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, nhưng họ không thể bao đam thưc hiên no và khuyến khích hành vi bất hợp pháp của Triều Tiên”, phat ngôn viên cua Bô Ngoai giao Mỹ Heather Nauert viêt.
Hãng thông tấn Reuters dân đên nguôn tinh bao ơ châu Âu đa khăng đinh răng Triêu Tiên đa chuyên than sang Hàn Quôc va Nhât Ban thông qua môt sô cang cua Nga.
Video đang HOT
Theo thư ky bao chi cua tông thông Nga Dmitr Peskov, Nga thưc hiên tât ca quy tăc quôc tê. Người phát ngôn Peskov khẳng định: “Nga là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Cùng ngày, hãng tin Interfax cũng cho biết, Đại sứ quán Nga tại Triều Tiên đã phủ nhận thông tin Nga xuất khẩu lại than đá từ Triều Tiên bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc. Một quan chức Đại sứ quán nêu rõ: “Đây là thông tin sai lệch. Nga không hề mua than đá từ Triều Tiên và cũng không là điểm trung chuyển than đá tới một quốc gia thứ 3″.
Trước đó theo Ria Novosti, ngày 24.1, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Konstantin Kosachev đã lên án Mỹ siết chặt trừng phạt Triều Tiên. Trả lời phỏng vấn hãng tin này , ông Kosachev tuyên bố rằng những biện pháp trừng phạt mới chống Triều Tiên không đúng lúc và nguy hiểm trong bối cảnh cuộc đối thoại mong manh giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Theo ông Kosachev, “những biện pháp trừng phạt có quyền tồn tại chỉ trong trường hợp chúng được nhất trí tại Hội đồng Bảo an LHQ. Và nếu chúng thực tế có thể thúc đẩy tình hình theo hướng giải quyết những vấn đề đang tồn tại”. Quyết định của Mỹ không rơi vào hai trường hợp này, hơn nữa rất nguy hiểm khi được thông qua trong bối cảnh cuộc đối thoại giữa hai miền Triều Tiên đang phát triển hết sức mong may. Do đó, “các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ chống Triều Tiên không hợp pháp, bất hợp lý và không đúng lúc”, ông Kosachev nhấn mạnh.
Trước đó cùng ngày, Mỹ đã thông qua quyết định thắt chặt trừng phạt đối với Triều Tiên liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của nước này. Theo đó, Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 9 thực thể, 16 cá nhân và 6 tàu biển mà Washington cáo buộc đã hỗ trợ Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hủy diệt hàng hoạt.
Theo Danviet
Với cách này, Triều Tiên phải ngừng phát triển hạt nhân?
Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) ngày 5.8.2017 bỏ phiếu để thông qua dự thảo nghị quyết mới liên quan tới việc trừng phạt nghiêm khắc hơn nữa Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành hai vụ thử nghiệm tên lửa liên lục địa vào ngày 3 và 28.7.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Sau nhiều tuần thảo luận, cuối cùng Mỹ và Trung Quốc đã đạt được đồng thuận. Các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào xuất khẩu của Triều Tiên được cho là sẽ khiến Bình Nhưỡng phải ngưng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Trước đây, Washington vẫn hy vọng các biện pháp trừng phạt phải mạnh hơn rất nhiều.
Trước đó một ngày, Mỹ đã trình lên HĐBA LHQ một dự thảo nghị quyết mới về thắt chặt trừng phạt Triều Tiên, với mục tiêu cắt giảm tới 1 tỷ USD lợi nhuận từ xuất khẩu của Bình Nhưỡng.Các biện pháp trừng phạt sẽ bao gồm lệnh cấm các mặt hàng xuất khẩu như than, sắt, quặng sắt, chì, quặng chì và hải sản. Lệnh cấm này sẽ khiến Bình Nhưỡng mất đi 1 tỷ USD lợi nhuận hàng năm, tương đương 1/3 tổng thu nhập ngoại tệ. Dự thảo trừng phạt cũng sẽ ngăn Triều Tiên gửi công nhân ra nước ngoài, cấm mọi hoạt động liên doanh và đầu tư mới trong các công ty liên doanh hiện tại.
Theo giới truyền thông Trung Quốc và Nga sẽ sẵn sàng ủng hộ dự thảo nghị quyết mới. Bản dự thảo sẽ ngăn không cho Bình Nhưỡng tăng số lao động làm việc tại nước ngoài, cấm thành lập mới các công ty liên doanh và cấm đầu tư mới cho các công ty liên doanh hiện có.
Trước đây, Bình Nhưỡng đã từng bị quốc tế trừng phạt bằng cách hạn chế nước này xuất khẩu than, nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục nhập khẩu than của Bình Nhưỡng để giúp đồng minh trong khu vực.
Với dự thảo nghị quyết mới của LHQ, Bắc Kinh hiểu rằng sẽ bị cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao nếu Bắc Kinh không thực hiện nghiêm lệnh cấm vận này.
Nếu được thông qua, đây sẽ là đợt trừng phạt thứ bảy LHQ áp lên Triều Tiên kể từ lần đầu tiên nước này tiến hành vụ thử hạt nhân năm 2006. Tuy nhiên tất cả những lệnh trừng phạt trước đều đã không thể gây được sức ép buộc Bình Nhưỡng thay đổi.
Theo Dantri
Quốc gia tiếp theo trục xuất lao động Triều Tiên Angola đã chấm dứt tất cả hợp đồng với một công ty xây dựng của Triều Tiên và yêu cầu các lao động Triều Tiên về nước theo nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Các công nhân Triều Tiên (Ảnh: Reuters) Trong báo cáo đệ trình ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp...