Mỹ tố cáo Trung Quốc hack nơi nghiên cứu Covid-19
Mỹ cho rằng đang có “làn sóng” hacker Trung Quốc nhằm vào các tổ chức của nước này để đánh cắp các thành tựu nghiên cứu liên quan đến Covid-19.
“Các bệnh viện, phòng thí nghiệm, nghiên cứu, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các công ty dược phẩm bị tấn công mạng mỗi ngày”, một quan chức thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS), đơn vị giám sát Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nói với CNN.
Quan chức này tiết lộ rằng, dựa trên quy mô và phạm vi của các cuộc tấn công, HHS phỏng đoán thủ phạm là Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ, họ đã xác định Trung Quốc và loại Nga khỏi mối nghi ngờ.
Mỹ cho rằng đang có các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc nhằm vào hệ thống y tế và nghiên cứu Covid-19.
Bộ Tư pháp Mỹ sau đó cho biết đang đặc biệt lo ngại về các cuộc tấn công của hacker Trung Quốc nhằm vào bệnh viện, phòng thí nghiệm của Mỹ để đánh cắp nghiên cứu liên quan đến virus corona.
Video đang HOT
“Lúc này, không có gì quý hơn những nghiên cứu y sinh liên quan đến vắc-xin điều trị virus corona”, John Demers, người đứng đầu Bộ phận An ninh Quốc gia của Bộ Tư pháp Mỹ, nói. “Không chỉ từ giá trị thương mại, bất kỳ quốc gia, công ty hay phòng thí nghiệm nào phát triển được vắc-xin chống virus corona đầu tiên, đều có tác động chính trị quan trọng”.
Theo CNN, hoạt động gián điệp mạng từ Trung Quốc nhằm vào Mỹ đã tăng đột biến kể từ khi Covid-19 lan rộng. Tháng trước, công ty an ninh mạng FireEye cho biết, nhóm APT41 đã thực hiện “một trong những chiến dịch tấn công mạng lớn nhất chưa từng thấy”.
Ngày 23/4, Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, người đã liên tục chỉ trích Trung Quốc về đại dịch thời gian qua, nói với Fox News rằng: “Mối đe dọa lớn nhất không phải là khả năng Mỹ làm việc với Trung Quốc trên không gian mạng, mà là đảm bảo có sẵn các nguồn lực để tự bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc”.
Bên cạnh Trung Quốc, sự gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào HHS và các lĩnh vực y tế rộng lớn hơn còn đến từ nhóm hacker Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Theo CNN, “bộ tứ” này thường xuyên bị cộng đồng an ninh quốc gia Mỹ cáo buộc có những thành viên “phức tạp” và “tích cực” nhất, sẵn sàng thực hiện các cuộc đột nhập quy mô lớn khi Covid-19 hoành hành. Việc tấn công thường được thực hiện theo cách phổ biến, như dùng email lừa đảo để đánh cắp dữ liệu, DDoS, mã độc tống tiền… cũng như tung tin giả ở trên Internet mở lẫn Darknet.
Bảo Lâm
70% phụ nữ là nạn nhân của tấn công mạng
Các nghiên cứu của Kaspersky cho thấy 70% phụ nữ là nạn nhân của tấn công mạng cũng từng trải qua ít nhất một hình thức bạo hành thể xác hoặc/và tinh thần từ đối tác.
Kaspersky vừa tiết lộ số lượng người dùng Việt Nam bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp trong năm 2019.
Internet có mặt ở mọi nơi, mạng xã hội được sử dụng rộng rãi, cùng lượng người dùng trực tuyến không ngừng tăng khiến "bạo lực" mạng xuất hiện và trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt trên toàn cầu. Trong đó, tấn công gián điệp trở nên ngày càng phổ biến.
Phần mềm gián điệp có khả năng xâm nhập vào thông tin của người dùng, giúp thủ phạm truy cập tin nhắn, hình ảnh, thông tin mạng xã hội, định vị, âm thanh hoặc video của nạn nhân. Các phần mềm gián điệp chạy ẩn trong thiết bị mà không được sự nhận thức và cho phép của người dùng.
Kaspersky tiết lộ số lượng người dùng Việt Nam bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp trong năm 2019
Về bạo lực mạng đối với phụ nữ và bé gái, các nghiên cứu cho thấy 70% phụ nữ là nạn nhân của tấn công mạng cũng từng trải qua ít nhất một hình thức bạo hành thể xác hoặc/và tinh thần từ đối tác.
Trong vài năm qua, vấn đề về gián điệp mạng đang ngày càng nghiêm trọng. Số người dùng bị tấn công bởi phần mềm gián điệp đã tăng 35%, từ 27.798 năm 2018 lên 37.532 vào năm 2019. Các loại phần mềm gián điệp cũng gia tăng. Kaspersky đã phát hiện 380 biến thể của phần mềm gián điệp trong năm 2019 - nhiều hơn 31% so với năm 2018.
Về các mã độc gián điệp được cài cắm trên thiết bị Windows, 3 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trong năm 2019 là Nga, Ấn Độ và Đức.
Theo Báo cáo International Privacy Day Report 2020 của Kaspersky, Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu về mức độ bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp, với 7.216 người dùng bị tấn công vào năm 2019. Tổng số người dùng bị ảnh hưởng bởi phần mềm gián điệp năm 2019 tại Việt Nam đã tăng 21,54%, từ 5.937 người dùng trong năm 2018.
Singapore có số lượng người dùng bị tấn công bởi phần mềm gián điệp thấp nhất Đông Nam Á năm 2019 với 866 người dùng, đứng thứ 44 trên thế giới.
"Phát hiện của chúng tôi về phần mềm gián điệp cho thấy người dùng đang đối mặt rất nhiều nguy cơ quấy rối trên mạng. Tín hiệu đáng mừng là Chính phủ Việt Nam đã và đang rất nỗ lực xây dựng một thế giới mạng an toàn hơn cho công dân của mình.", ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết.
Theo viet nam net
Trí tuệ nhân tạo Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong 5 đến 10 năm nữa Mỹ đang là nước dẫn đầu về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) trong khi Trung Quốc là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về lĩnh vực này. Ảnh minh họa: Internet Theo bảng xếp hạng AI toàn cầu vừa được Tortoise Intelligence công bố, Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ về AI trong 5 tới 10 năm tới nếu giữ...