Mỹ thúc đẩy thực thi Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện
Mỹ đã khôi phục lập trường ủng hộ Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) và có kế hoạch thúc đẩy để hiệp ước này có hiệu lực thi hành.
Hải quân Mỹ phóng thử tên lửa Trident II D5. Ảnh: US Navy
Trên đây là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách lĩnh vực kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Bonnie Jenkins, đưa ra ngày 23/9.
Hãng tin Sputniknews dẫn lời Thứ trưởng Jenkins khẳng định: “Tôi muốn nói rõ ngay từ đầu rằng Mỹ ủng hộ CTBT và cam kết phối hợp để hiệp ước có hiệu lực thi hành”.
Video đang HOT
CTBT được ký cách đây 25 năm, là một trong các văn kiện quốc tế thể hiện nỗ lực của cộng động quốc tế nhằm hướng đến một thế giới không vũ khí hạt nhân. Nội dung chính của hiệp ước nêu rõ trách nhiệm đối với tất cả quốc gia thành viên không được thử nổ vũ khí hạt nhân trong mọi môi trường trên lãnh thổ của mình và cũng không được tham gia hay khuyến khích bất cứ vụ nổ hạt nhân nào ở bất cứ đâu trên thế giới. Đến nay văn kiện này đã được 185 quốc gia ký tham gia và 170 nước trong số đó phê chuẩn.
Để có hiệu lực thi hành, CTBT phải có sự phê chuẩn của 44 quốc gia được nêu trong Phụ lục số 2. Trong số này, 36 quốc gia đã phê chuẩn, bao gồm 3 cường quốc hạt nhân là Nga, Anh và Pháp. Trong số 8 nước còn lại có 3 nước không ký hiệp ước – Ấn Độ, Triều Tiên và Pakistan. Ngoài ra, 5 nước đã ký nhưng chưa phê chuẩn là Mỹ, Trung Quốc, Ai Cập, Israel và Iran. Chính quyền tiền nhiệm của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối yêu cầu phê chuẩn và áp dụng hiệu lực của CTBT, đồng thời bảo lưu quyền nối lại các vụ thử hạt nhân trong trường hợp cần thiết.
Thứ trưởng Jenkins bày tỏ “Chúng tôi nhận thấy mức độ nghiêm trọng của những khó khăn đang cản trở việc thực hiện mục tiêu đó” và thừa nhận tất cả các quốc gia còn lại trong Phụ lục số 2 cần phê chuẩn hiệp ước.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Điện Kremlin cho biết việc 8 nước từ chối phê chuẩn CTBT sẽ không góp phần vào mục tiêu chung của thế giới là giải pháp vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Trong tuyên bố của mình, Điện Kremlin hy vọng các nước này sẽ thể hiện thiện chí chính trị nhằm đảm bảo các điều kiện cần và đủ để CTBT có hiệu lực trong những năm tới.
Mỹ xem xét mọi khả năng tiếp tục sơ tán công dân
Ngày 1/9, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết Washington đang xem xét mọi khả năng và tuyến đường có thể để tiếp tục sơ tán công dân và người có tư cách thường trú hợp pháp tại nước này rời khỏi Afghanistan.
Người dân Afghanistan xếp hàng ở cổng sân bay quốc tế Kabul, chờ được sơ tán khỏi quốc gia Tây Nam Á, ngày 28/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, bà Nuland nêu rõ Mỹ sẽ tiếp tục đối thoại với Taliban vì lợi ích của mình và các đồng minh, đồng thời sẽ theo dõi sát hành động của Taliban. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ cho rằng Taliban sẽ được hưởng nhiều lợi ích, nếu có thể điều hành Afghanistan khác với cách thức cầm quyền trước đây. Theo bà Nuland, hiện còn khoảng từ 100 đến 200 người Mỹ vẫn ở Afghanistan và nước này sẽ tiếp tục các nỗ lực bảo đảm sơ tán tất cả công dân và thường trú nhân hợp pháp của Mỹ cùng những người từng làm việc cho Washington muốn rời khỏi Afghanistan.
Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Washington đang nỗ lực thu xếp tiếp nhận khoảng 50.000 người tị nạn Afghanistan tại các căn cứ quân sự trước khi chuyển họ cho các tổ chức hoạt động hỗ trợ tái ổn định cuộc sống.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Marki Milley bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng Taliban đã thay đổi so với trước đây. Theo ông, cần có thêm thời gian mới có thể đánh giá được sự thay đổi của lực lượng này.
Trong giai đoạn cầm quyền tại Afghanistan từ năm 1996 đến 2001, chế độ Taliban thực thi nhiều chính sách hà khắc tại quốc gia Tây Nam Á này dựa trên cách giải thích cực đoan theo luật Hồi giáo Sharia.
Cũng trong ngày 1/9, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết liên minh này nói riêng và phương Tây nói chung cần tiếp xúc với Taliban nhưng sẽ không vội vàng công nhận chính thức lực lượng này là nhà cầm quyền mới của Afghanistan.
Phát biểu với các thành viên Nghị viện châu Âu tại Brussels, ông Gunnar Wiegand, Giám đốc điều hành của Ủy ban châu Âu về châu Á-Thái Bình Dương, cho rằng quan hệ chính thức với Taliban sẽ chỉ diễn ra nếu lực lượng này đáp ứng các điều kiện cụ thể, trong đó có tôn trọng nhân quyền và bảo đảm quyền tiếp cận không cản trở cho các nhân viên cứu trợ. Theo ông Wiegand, điều kiện chủ chốt EU đặt ra trong việc thiết lập quan hệ chính thức với Taliban là việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp mang tính đại diện nhiều thành phần.
Trung Quốc săn đón Mông Cổ sau chuyến thăm của quan chức Mỹ Trung Quốc tổ chức loạt hội đàm cấp cao với quan chức Mông Cổ sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ tới thăm quốc gia này. Trung Quốc và Mông Cổ hôm 27/7 tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao tại thành phố Thiên Tân, theo lời mời của Bắc Kinh. Cuộc gặp diễn ra một ngày sau khi Ngoại trưởng...