Mỹ thử nghiệm tổ hợp bom lượn thông minh ‘phá vỡ mọi luật chơi’
Theo Forbes, máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet lần đầu tiên ném bom GBB-53/B StormBreaker trong một cuộc thử nghiệm diễn ra tại Mỹ vào ngày 20/6.
Cụ thể, ấn phẩm cho biết, quả bom được tích hợp vào tổ hợp vũ khí bán tự động có độ chính xác cao “Golden Horde” và được thiết kế để thay đổi mọi “luật chơi”.
Được biết, quy trình thử nghiệm bom triển khai vào tháng 6 năm nay, trong đó cần hoàn thành đánh giá những khả năng của tổ hợp StormBreaker vào cuối năm 2020.
Ngoài các chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet, cả máy bay F-15E Eagle cũng có thể nhận vũ khí mới này. Sau đó, bom GBU-53/B cũng sẽ được đưa vào trang bị cho máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II, có thể đủ sức mang theo tới 24 quả bom.
Máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ.
Forbes cho hay, về cơ bản sản phẩm GBB-53/B StormBreaker là thành tựu sáng chế trong thập niên 1980. StormBreaker có thể lựa chọn độc lập các mục tiêu theo mức độ ưu tiên về khả năng tiêu diệt và cũng cho phép điều chỉnh lộ trình của máy bay vận tải mang bom.
Video đang HOT
Ngoài ra, GBB-53/B StormBreaker, có khả năng tấn công các mục tiêu cơ động trong điều kiện thời tiết xấu. Bom thông minh StormBreaker mới, thường được gọi là vũ khí săn tăng thông minh, là loại đạn lượn có cánh, tự động phát hiện và phân loại các mục tiêu cơ động di chuyển trong tình huống tầm nhìn kém do tối trời, thời tiết xấu, khói hoặc bụi do máy bay trực thăng tạo nên.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, StormBreaker là một đầu đạn mang tính cách mạng trong việc tìm kiếm mục tiêu 3 chế độ tri-mode seeker bằng cách sử dụng Radar hồng ngoại và sóng milimet hình ảnh ở chế độ bình thường. Vũ khí cũng có thể triển khai dẫn đường bán laser hoặc GPS bán chủ động để đánh trúng mục tiêu.
Bom lượn StormBreaker có kích thước nhỏ cho phép sử dụng ít chiến đấu cơ hơn mà vẫn tiêu diệt cùng số lượng mục tiêu cũng như vũ khí lớn hơn thì cần nhiều chiến đấu cơ để tấn công. Vũ khí này có thể bay hơn 45 dặm (72 km) để tấn công các mục tiêu di động, giảm thời gian bay lãng phí để tránh vào khu vực phòng không nguy hiểm.
Trước đó, trong cuộc thử nghiệm ở Mỹ, một mẫu tên lửa siêu thanh tiên tiến nhất gần như mất điều khiển và bay tự do trên không trung. Theo báo cáo trong Tuần báo Hàng Không (Aviation Week), vụ việc xảy ra với mẫu tên lửa được phát triển trong khuôn khổ chương trình kết hợp của Cơ quan nghiên cứu dự án Quốc phòng cấp cao (DARPA) và Không quân Mỹ.
Robot trí thông minh nhân tạo đọc tiểu thuyết và làm thơ
Tại Triển lãm Sách nghệ thuật Melbourne vừa qua, hai giảng viên Đại học RMIT (Úc) đã giới thiệu một robot sử dụng trí thông minh nhân tạo để đọc tiểu thuyết và làm thơ.
Cỗ máy độc đáo của Tiến sĩ Karen ann Donnachie và Tiến sĩ Andy Simionato sử dụng thị giác máy tính và nhận dạng ký tự quang học để "đọc" sách. Sau đó, cỗ máy dùng công nghệ học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để chọn ra một tổ hợp từ ngữ mang chất thơ từ trang sách và biến chúng thành một bài thơ Haiku, đồng thời xóa toàn bộ những từ còn lại.Tiếp đến, cỗ máy sẽ tìm kiếm hình ảnh minh họa trên Google phù hợp với đoạn thơ trên và gửi nội dung đến một nhà in trực tuyến. Quy trình sáng tác như vậy là hoàn tất!
Tính đến nay, cỗ máy đọc sách này đã chuyển thể hơn 12 cuốn sách, trong đó có cuốn Chuyện người tùy nữ của Margaret Atwood và Bữa sáng ở Tiffany's của Truman Capote.Thành phẩm khiến người đọc hơi bối rối vì thường khá hài hước và thi thoảng còn đậm chất thơ.
Phiên bản thơ do cỗ máy đọc sách tạo nên từ trang 16-17 của cuốn Bữa sáng ở Tiffany's của Truman Capote.
Tiến sĩ Simionato, Giảng viên khoa Kiến trúc và Thiết kế Đại học RMIT (Úc), chia sẻ rằng nhóm của ông đã "chạy thử nhiều phiên bản khác nhau cho mỗi cuốn sách và mỗi lần lại cho ra kết quả khác nhau. Mỗi thuật toán sẽ giải được một câu đố mới, tổ hợp luôn nằm sẵn ở đó nhưng chúng ta chưa từng nhận ra thôi".
Dự án xuất phát từ mong muốn khuyến khích mọi người bàn luận về thơ văn trong thời đại của AI và gần đây được trưng bày ở Triển lãm Sách nghệ thuật Melbourne tại Úc.
Tiến sĩ Donnachie, Giảng viên khoa Mỹ thuật Đại học RMIT (Úc), cho biết: "Đây là nỗ lực của chúng tôi để níu kéo tương lai cho sách - thứ đã ở quanh ta từ rất lâu và đóng vai trò trung tâm của nhiều nền văn hóa, nhưng lại đang đổi thay quá nhanh"."Giờ đây, cách thức tạo ra và đón nhận con chữ, cũng như văn hóa nói chung, đã chuyển đổi sâu sắc do lối viết tắt, các meme (biểu tượng về mặt văn hóa hoặc một ý tưởng nào đó được lan truyền trên mạng Internet) và biểu tượng emoji trên mạng xã hội, và AI thì lại đang thay chúng ta tóm tắt lượng lớn văn bản mỗi ngày.Vậy thì quá trình sáng tác văn thơ sẽ diễn ra như thế nào trong bối cảnh đó?"
Cỗ máy đọc sách sử dụng AI, của Tiến sĩ Andy Simionato (trái) và Tiến sĩ Karen ann Donnachie (phải), biến tiểu thuyết thành thơ Haiku.
Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Giảng viên Công nghệ thông tin tại Đại học RMIT Việt Nam,nhận thấy đang ngày càng có nhiều nội dung được AI tạo ra và các ứng dụng có thể phát triển từ đó.
"Nếu một bức tranh do AI tạo ra ai sẽ giữ bản quyền bức tranh đó? Chính AI đó, lập trình viên phát triển thuật toán AI hay người sử dụng thuật toán?""Điều gì sẽ xảy ra với báo giới khi robot có thể viết tin tức thành thạo như các nhà báo con người? Làm thế nào để tăng niềm tin của độc giả với tin tức do máy móc tự động tổng hợp nên? Đây là những câu hỏi chúng ta cần phải nghĩ đến", Tiến sĩ Duy nhận định.
Tiến sĩ Donnachie (trái) và Tiến sĩ Simionato (phải) rất quan tâm đến tương lai của sách sau những đổi thay dữ dội trong cách sáng tạo và tiêu thụ nội dung hiện nay.
Theo Tiến sĩ Duy, việc dùng AI để tạo ra nội dung mới và xử lý ngôn ngữ tự nhiên là "những xu hướng thú vị" trong lĩnh vực AI và là ví dụ rõ ràng về cách AI có thể đóng góp cho các ngành khác ngoài khoa học máy tính.
Tuy nhiên, ông tin rằng vẫn còn một chặng đường dài phía trước cho đến khi AI có thể ngang tầm với trí thông minh của con người."Thực tế rằng AI có thể đọc nhưng chưa thể hiểu văn bản một cách trọn vẹn hay tạo ra các nội dung có ý nghĩa chính là động lực thúc đẩy các nhà khoa học nỗ lực hơn nữa. Cần rất nhiều nỗ lực để có thể phát triển AI lên đến tầm của trí thông minh nhân tạo tổng hợp," Tiến sĩ Duy cho biết.
Hoài Nam
MobiFone nhận giải thưởng nhà mạng chăm sóc khách hàng tốt nhất Đại diện MobiFone cho biết: "Giải thưởng mạng di động có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất là sự kiện có ý nghĩa lớn đối với CBCNV MobiFone ngay trước thời điểm MobiFone kỷ niệm 27 năm ra đời thương hiệu (16/4/1993-16/4/2020). MobiFone vừa nhận giải thưởng "Chăm sóc khách hàng băng thông rộng di động" - giải thưởng dành cho...