Mỹ thêm công ty chip nổi tiếng Trung Quốc vào danh sách đen
Nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc – SMIC – vừa bị chính quyền Tổng thống Trump thêm vào danh sách đen do lo ngại về an ninh quốc gia.
Thông báo được Nhà Trắng đưa ra hôm 3/12. Ngay lập tức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối nhằm trấn áp các công ty trong nước và cáo buộc động thái của Washington đi ngược các nguyên tắc cạnh tranh thị trường.
“Mỹ nên ngừng lạm dụng các khái niệm về quyền lực và an ninh quốc gia để trấn áp các công ty nước ngoài”, Hua Chunying, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 4/12.
SMIC là công ty sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc nhưng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung của các đối tác Mỹ.
SMIC cũng phản đối mạnh mẽ quyết định của chính quyền Tổng thống Trump. Công ty gọi đây là sự hiểu lần cơ bản của chính phủ Mỹ về hoạt động kinh doanh cũng như công nghệ. Mặc dù nói thông báo bị liệt kê vào danh sách đen không tác động lớn đến công ty, giá cổ phiếu của SMIC đã giảm 5,4%.
Video đang HOT
Theo Reuters, SMIC đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Trump từ lâu. Công ty sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các thiết bị được cung cấp từ các đối tác Mỹ. Vào tháng 9, Bộ Thương mại Mỹ đã thông báo cho một số công ty về việc phải có giấy phép trước khi cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho SMIC. Nguyên nhân được đưa ra là các thiết bị được cung cấp có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Danh sách đen mở rộng được xem là một phần trong nỗ lực củng cố “di sản” cứng rắn của Tổng thống Trump với Trung Quốc trước khi ông Biden nhậm chức vào ngày 20/1. Một số chuyên gia dự báo những chính sách của Mỹ với ngành công nghệ Trung Quốc vẫn sẽ được duy trì trong nhiệm kỳ tổng thống mới.
Ngoài công ty chip SMIC và tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), danh sách đen của Mỹ còn có nhiều công ty lớn khác như Hikvision, China Telecom và China Mobile.
Tháng 11, Nhà trắng cũng đưa ra một lệnh hành pháp nhằm cấm các nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán của các công ty được đánh giá là “rủi ro cao” đến từ Trung Quốc. Lệnh cấm có thể được áp dụng đến tháng 11/2021. Thông tin này được tiết lộ bởi những nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ là Vanguard Group và BlackRock Inc. Mỗi đơn vị sở hữu khoảng 1% cổ phần của CNOOC và khoảng 4% cổ phiếu đang lưu hành của SMIC.
Quốc hội và chính quyền Trump đang tìm mọi cách hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Mỹ của các công ty Trung Quốc, bất chấp điều này gặp phải không ít phản đối từ Phố Wall. Ngày 2/11, Hạ viện Mỹ đã thông qua luật yêu cầu các công ty Trung Quốc rời sàn chứng khoán Mỹ nếu họ không tuân thủ đầy đủ các quy tắc kiểm toán.
Những tập đoàn 'hứng đòn' nếu Mỹ trừng phạt SMIC
Hàng chục tập đoàn trên thế giới có thể bị thiệt hại nặng nếu SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, bị Mỹ đưa vào danh sách đen.
Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC) đang bị chính quyền Mỹ xem xét đưa vào danh sách đen thương mại. Nếu điều này xảy ra, SMIC sẽ gặp khó khăn về nguồn cung, khi các đối tác cung ứng đến từ Mỹ phải xin giấy phép đặc biệt. Điều này cũng gây tác động không nhỏ đến thị trường khi nhiều tập đoàn công nghệ lớn đang là khách hàng của SMIC.
SMIC là công ty bán dẫn hàng đầu Trung Quốc hiện nay, chỉ đứng sau TSMC của Đài Loan, đồng thời sở hữu một trong những xưởng đúc hiếm hoi tại Trung Quốc có thể sản xuất vi xử lý trên quy trình 14 nm.
Bên trong nhà máy sản xuất chip SMIC tại Trung Quốc.
SMIC đã huy động được 7,8 tỷ USD khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải hồi tháng 7, khoảng hơn một năm sau khi rút khỏi thị trường chứng khoán New York. Đây là giá trị phát hành công khai lần đầu cao nhất tại Trung Quốc trong 10 năm qua.
Dữ liệu thống kê cho thấy nhà cung ứng hàng đầu của SMIC là ASML Holdings, hãng sản xuất máy quang khắc lớn nhất thế giới hiện nay. Tập đoàn có trụ sở tại Veldhoven, Hà Lan, chiếm 11% chi phí tài sản cố định của SMIC tính đến tháng 4/2020, trong khi tập đoàn Trung Quốc đóng góp 0,12% doanh thu cùng kỳ cho ASML Holdings.
Mỹ là quốc gia có nhiều nhà cung cấp nhất cho SMIC, chiếm một phần ba trong tổng số 30 hãng cung ứng cho nhà sản xuất chip Trung Quốc. Doanh nghiệp lớn nhất trong số này là Lam Research có trụ sở tại Fremont, bang California. Đây là hãng chuyên sản xuất máy khắc plasma dùng để chế tạo chip silicon, chiếm 8,5% tài sản tại SMIC, trong khi SMIC mang về cho Lam Research khoảng 1,1% doanh thu hàng năm.
Các công ty Trung Quốc đại lục đứng thứ hai trong danh sách nhà cung cấp với 6 doanh nghiệp, trong khi Đài Loan xếp thứ ba với 4 công ty. Tiếp sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và Israel, mỗi nước có hai công ty cung ứng cho SMIC.
Tập đoàn Công nghiệp Silicon Quốc gia (NSIG), hãng chuyên sản xuất đĩa bán dẫn, sẽ là doanh nghiệp Trung Quốc dễ chịu tác động nhất nếu SMIC bị cấm vận. 26,5% doanh thu của tập đoàn này đến từ SMIC, trong khi họ nắm 2,3% chi phí tài sản cố định của nhà máy chế tạo chip.
Huawei, nhà sản xuất thiết bị cơ sở hạ tầng 5G lớn nhất thế giới, hiện là khách hàng lớn nhất của SMIC và chiếm 18,7% doanh thu hàng năm của nhà sản xuất chip. Huawei dành khoảng 1% chi phí đầu tư mỗi năm để mua sản phẩm từ SMIC.
Qualcomm sẽ là khách hàng Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các lệnh cấm vận nhằm vào SMIC. Tập đoàn Mỹ chuyên cung cấp bộ xử lý cho điện thoại Apple, Motorola và Samsung, đóng góp 8,6% doanh thu cho SMIC và dành mức đầu tư 3,9% mỗi năm để mua sản phẩm từ hãng chip Trung Quốc.
13 trong 38 khách hàng lớn nhất của SMIC nằm tại Trung Quốc, chiếm 38%, và mang về khoảng 20% doanh thu cho SMIC tính đến giữa tháng 8 năm nay. Xếp thứ hai là Đài Loan với 26%, trong khi Mỹ đứng thứ ba với 24% danh sách khách hàng. Hàn Quốc xếp thứ tư với 3 doanh nghiệp, tương đương 7%, nhận sản phẩm từ nhà sản xuất Trung Quốc.
Trung Quốc nói Mỹ 'lộng quyền' vì đe dọa công ty chip SMIC Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích Washington đang "lộng quyền trắng trợn" và khẳng định Bắc Kinh "kiên quyết phản đối" những hành động như vậy. Ngành công nghiệp bán dẫn trở thành một trong những mối quan tâm chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Theo CNBC, Trung Quốc phản đối chính phủ Mỹ vì làm dấy lên những...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Robot hình người của Trung Quốc 'bắt chước' vươn vai như con người

Ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số:Tăng cạnh tranh, nâng hiệu quả

Google triển khai loạt biện pháp chống lừa đảo bằng AI

Tốc độ mạng 5G tại Việt Nam cải thiện mạnh mẽ

Gần 3 tỉ mật khẩu và 14 triệu thẻ tín dụng bị đánh cắp

Trí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệp

Bỏ đào tiền điện tử, dân công nghệ 'săn' card đồ họa đào tạo AI

AI 'đổ bộ' Chrome và Android, những kẻ lừa đảo hết đường 'làm ăn'

Áp lực đổi mới bủa vây các 'ông lớn' công nghệ toàn cầu

Kiến tạo trung tâm AI tại Đà Nẵng: triển vọng và những bài toán cần giải

Dân công nghệ đổ xô 'săn' card đồ họa để đào tạo AI

Cuộc đua giáo dục AI giữa Mỹ và Trung Quốc: Khi những đứa trẻ trở thành vũ khí chiến lược
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor
Thế giới
13:14:15 14/05/2025
Diệp Bảo Ngọc: 'ma nữ' đẹp nhất màn ảnh Việt, có cuộc sống độc thân chuẩn phú bà
Sao việt
13:05:41 14/05/2025
Dành tiền triệu cho skincare nhưng bỏ qua 3 bước này, da vẫn lão hóa nhanh chóng
Làm đẹp
13:03:19 14/05/2025
Lý Yên trở về Trung Quốc cùng bạn bè đi mua sắm, cô bé hở hàm ếch năm nào giờ đã là thiếu nữ 19
Sao châu á
13:01:06 14/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 39: Thảo thất tình, tình bạn với An rạn nứt
Phim việt
12:53:36 14/05/2025
Sáng mai, xét xử phúc thẩm 2 bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
Pháp luật
12:35:46 14/05/2025
Mặt Trời bùng phát mạnh mẽ đe dọa Trái Đất với chu kỳ mới
Lạ vui
12:33:41 14/05/2025
Toàn Trí Độc Giả: Jisoo vừa "hiện hình" đã bị mắng, Lee Min Ho thảm hơn, vì sao?
Phim châu á
11:48:42 14/05/2025
Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì
Tin nổi bật
11:43:33 14/05/2025
Loại rau mọc dại đầy Việt Nam, nhưng lại là "thần dược" cho sức khỏe
Sức khỏe
11:27:24 14/05/2025