Mỹ tháo dỡ tàu sân bay từng tham chiến ở Việt nam
Hải quân Mỹ vừa phải trả tiền cho hãng tháo dỡ tàu để tháo dỡ và tái chế chiếc tàu sân bay USS Saratoga từng tham chiến ở Việt Nam.
Lần thứ 2 trong vòng 2 năm, Hải quân Mỹ vừa phải trả…1 xu cho hãng chuyên giã tàu để hãng này tháo dỡ và tái chế chiếc tàu sân bay USS Saratoga.
“Chiếc tàu sân bay này đã bị loại khỏi biên chế vào năm 1994 và được cho neo đậu tại cảng hải quân đảo Rhode. Dự kiến, USS Saratoga sẽ được chuyển về Texas mùa hè năm 2014″, thông báo từ Hải quân Mỹ cho hay.
Tàu sân bay lượng giãn nước 56.000 tấn USS Saratoga thuộc lớp Forrestal được đưa vào biên chế năm 1956. Đây là chiếc tàu sân bay thứ 2 và cũng là chiếc tàu chiến thứ 6 của Hải quân Mỹ được đặt tên theo trận chiến Saratoga quan trọng trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của Mỹ. USS Saratoga được điều tới chiến trường Việt Nam năm 1972.
Tàu sân bay USS Saratoga.
Báo cáo từ Hải quân Mỹ cho biết, chiếc tàu sân bay kể trên cũng tham gia chiến dịch Bão táp Sa Mạc vào năm 1991 cũng như chiến dịch không kích ở Balkans vào những năm 1992, 1993 và 1994.
Theo hợp đồng, hãng giã tàu Esco Marine ở Texas sẽ phụ trách tháo dỡ chiếc tàu sân bay USS Saratoga.
Trước đó, chiếc tàu sân bay đầu tiên trong lớp Forrestal – USS Forrestal cũng được hãng All Star Metals tháo dỡ ở Texas vào đầu năm 2014. Hợp đồng giã tàu USS Forrestal được ký vào tháng 10/2013. Hải quân Mỹ cũng đồng ý trả 1 xu cho hãng giã tàu All Star Metals.
Video đang HOT
Các hãng tháo dỡ tàu sân bay kiếm tiền từ việc bán kim loại họ thu được từ tàu chiến.
“Chiếc tàu sân bay thứ 3 của Hải quân Mỹ USS Constellation thuộc lớp Kitty Hawk cũng sẽ được tháo dỡ và tái chế trong thời gian sớm nhất”, thông báo từ Hải quân Mỹ cho hay.
Theo Kiến thức
Vũ khí Mỹ trong chiến tranh VN - Kỳ 2: Chiến hạm 'khủng' trợ lực không quân
Trong chiến tranh Việt Nam, dù không có những trận hải chiến quy mô lớn nhưng Mỹ vẫn điều động tàu sân bay, khu trục hạm tham gia mà chủ yếu nhằm hỗ trợ không quân.
Tàu sân bay USS Ticonderoga nhận nhiên liệu ở vùng duyên hải Việt Nam hồi năm 1966- Ảnh: US Navy
Năm 1964, Washington đã mượn sự kiện vịnh Bắc bộ, xảy ra vào đầu tháng 8.1964, làm cớ để chính thức công khai hoạt động của hải quân nhằm hỗ trợ không quân đánh phá miền bắc nước ta. Từ đây, hải quân Mỹ với các chiến hạm cỡ lớn xem như chính thức tham chiến.
Hai lớp khu trục hạm chủ lực
Trong sự kiện trên, chiếc khu trục hạm USS Maddox được xem như "nhân vật chính". Được biên chế chính thức vào năm 1944 và từng trải qua Thế chiến 2 lẫn Chiến tranh Triều Tiên, USS Maddox là một chiến hạm thuộc lớp Allen M.Sumner có độ choán nước khoảng 2.200 tấn, chủ yếu mang theo súng pháo nhiều kích cỡ và một số loại ngư lôi. Theo tài liệu lưu trữ của hải quân Mỹ, chiến hạm này sau sự kiện vịnh Bắc bộ đã tiếp tục hoạt động tại miền Nam Việt Nam thêm một thời gian rồi quay về Mỹ vào tháng 9.1964. Về sau, chiến hạm này được Đài Loan mua lại.
USS Maddox từng là "kẻ quấy rối" trong sự kiện vịnh Bắc bộ - Ảnh: US Navy
Trong Chiến tranh Việt Nam, USS Maddox chỉ là một trong nhiều tàu khu trục được Mỹ điều động tham chiến. Vào năm 1965, Lầu Năm Góc còn điều động 2 tàu khu trục USS Black (DD 666) và USS Higbee (DD 806) đảm trách việc kiểm soát vùng biển Việt Nam với tham vọng cắt đứt đường tiếp vận của miền Bắc vào miền Nam. Trong đó, USS Black thuộc lớp Fletcher, "tiền nhiệm" của lớp Allen M.Sumner, có độ choán nước toàn tải lên đến 2.500 tấn.
Chiếc USS Higbee thì thuộc lớp Gearing có độ choán nước toàn tải khoảng 3.400 tấn và là một trong những lớp tàu chủ lực của hải quân Mỹ kể từ sau Thế chiến 2. Cả 2 chiến hạm USS Black và USS Higbee đều từng được Mỹ sử dụng triệt để từ thời Thế chiến 2 và Chiến tranh Triều Tiên.
Tài liệu của hải quân Mỹ còn nêu ra một số tàu khu trục khác cũng từng tham gia Chiến tranh Việt Nam. Điển hình như chiếc USS John R.Craig, cùng thuộc lớp Gearing giống USS Higbee, đã tham gia nhiều chiến dịch khác nhau.
Thực tế, trước khi USS Maddox bị phát hiện do thám ở vịnh Bắc bộ, chính chiếc USS John R.Craig đã đảm trách nhiệm vụ tương tự diễn ra hồi tháng 2 và tháng 3.1964, theo cuốnThe Naval Institute Historical Atlas of the U.S. Navy của Craig L.Symonds. Cuối năm 1966, chiến hạm USS John R.Craig và tàu khu trục USS Hamner, cũng thuộc lớp Gearing, còn cùng nhau tham gia một chiến dịch đánh phá miền Bắc.
Tàu chỉ huy CCB - Ảnh: militaryfactory
Cũng trong giai đoạn cuối năm 1966, khu trục hạm USS O'Brien, thuộc lớp Allen M.Sumner giống chiếc USS Maddox, đã chạm trán với các đơn vị pháo binh ở vùng duyên hải Quảng Bình.
Như vậy, trong suốt Chiến tranh Việt Nam, Allen M.Sumner và Gearing được xem như hai lớp tàu khu trục chủ lực mà Mỹ dùng để quấy rối miền Bắc Việt Nam và kiểm soát tuyến hàng hải nối liền hai miền Việt Nam.
Hàng loạt tàu sân bay
Trong khi đó, Mỹ cũng triển khai khá nhiều tàu sân bay tham chiến tại Việt Nam. Điển hình trong số này phải kể đến chiếc USS Ticonderoga. Đầu tháng 8.1964, chiến đấu cơ đã xuất phát từ USS Ticonderoga để tấn công các tàu chiến của Việt Nam Dân chủ cộng hòa đang tuần tra tại vịnh Bắc bộ. USS Ticonderoga thuộc lớp Essex với độ choán nước toàn tải hơn 30.000 tấn, có thể chở theo đến 100 máy bay các loại. Essex cũng là lớp tàu sân bay có số lượng chiến hạm tham chiến Việt Nam nhiều nhất với không dưới 10 chiếc. Số tàu này tham chiến với nhiều mức độ khác nhau.
Một đoàn tàu quân sự Mỹ di chuyển trên sông tại Việt Nam - Ảnh: Warboats.org
Sau sự kiện vịnh Bắc bộ, ngày 5.8.1964, USS Ticonderoga còn cùng với tàu sân bay USS Constellation nhận lệnh của Tổng thống Mỹ Lyndon B.Johnson đánh phá các cơ sở hạ tầng ở miền Bắc nước ta. USS Constellation thuộc lớp Kitty Hawk có độ choán nước toàn tải hơn 80.000 tấn và được xem như loại tàu sân bay hiện đại nhất nhì thế giới vào thời điểm trên. Lớp tàu này còn hoạt động đến những năm đầu tiên của thế kỷ 21. Cùng thuộc lớp Kitty Hawk, chiếc USS Kitty Hawk cũng đã tham chiến tại Việt Nam.
Ngoài số hàng không mẫu hạm trên, không dưới 10 tàu sân bay khác cũng từng được Lầu Năm Góc điều động tham chiến tại Việt Nam bằng các hình thức khác nhau, cả chính thức lẫn không chính thức. Trong đó, cả 3 chiếc thuộc lớp Midway là USS Franklin D. Roosevelt, USS Midway và USS Coral Sea đều tham chiến. Đặc biệt, chiếc USS Midway còn gắn liền với hình ảnh trực thăng bị xô đổ xuống biển để mở rộng đường băng cho một chiếc Cessna O-1 Bird Dog đáp xuống trong quá trình di tản khỏi Việt Nam hồi tháng 4.1975.
Tham vọng kiểm soát vùng sông nước Đối với Mỹ, nếu như chiến trường trên biển không quá căng thẳng trong chiến tranh Việt Nam thì việc quyết giành quyền kiểm soát các tuyến sông, hoặc vùng duyên hải lại đặt ra nhiều thách thức. Nhất là tại các khu vực như đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì thế, nước này đã phát triển một loạt phương tiện thủy chiến với nhiều kích cỡ khác nhau để đáp ứng các mục tiêu: chuyển quân, đổ bộ, tuần tiễu... Theo chuyên trang Warboats.org, Mỹ đã triển khai hơn 20 loại phương tiện như thế tại chiến trường Việt Nam. Nổi bật trong số này phải kể đến dòng LCM 6 chuyên phụ trách chở quân và khí tài đổ bộ. Phương tiện này có độ choán nước khoảng 60 tấn, dài 17,1 m, vận tốc tối đa khoảng 17 km/giờ, có thể chở khoảng 80 binh sĩ hoặc 34 tấn thiết bị. Ở Việt Nam, Mỹ còn đẩy mạnh một biến thể của LCM 6 là dòng Tango, được trang bị các loại vũ khí như súng máy 7,62 mm, súng phóng lựu... Cũng để đáp ứng nhu cầu kiểm soát các vùng sông nước, Mỹ còn triển khai dòng tàu CCB có hỏa lực mạnh, thường đóng vai trò mở đường cho các tàu chở quân. CCB dài khoảng 18 m, độ choán nước 80 tấn, được trang bị pháo 40 mm, súng máy 12,7 mm, súng phóng lựu và thậm chí có thể mang theo một tháp pháo loại 80 mm. Ngoài ra, thuộc số phương tiện trên, Mỹ còn triển khai các loại tàu tuần tra cao tốc, tàu đổ bộ cho lực lượng SEAL... tại chiến trường Việt Nam.
Theo VNE
Đội tăng hùng hậu của nước 150 năm không tham chiến Hiện giờ, ngay cả quốc gia trung lập là Thụy Sĩ cũng có nhiều xe tăng hơn Anh dù nước này không tham chiến hơn 150 năm, DailyMail đưa tin. Anh có 227 xe tăng Challenger 2 trong khi quốc gia nổi tiếng là trung lập Thụy Sĩ, có tới 380 chiếc xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất. Trong khi đó,...