Mỹ: Thách thức khi dạy trực tuyến cho HS có nhu cầu đặc biệt
Học từ xa được cho là đã mang lại nhiều thách thức đối với những sinh viên có nhu cầu đặc biệt. Không ít giáo viên chia sẻ, họ không biết bắt đầu từ đâu khi không thể truyền đạt trực tiếp tới người học.
Một giáo viên Mỹ dạy trực tuyến cho học sinh có nhu cầu đặc biệt.
Giáo viên giảng dạy người học có nhu cầu đặc biệt được cho là đã dành nhiều năm để “mài giũa” sự kiên nhẫn và lạc quan vào một trong những công việc đòi hỏi sự khắt khe nhất trong ngành Giáo dục.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát và dạy trực tuyến trở thành phương pháp hữu hiệu, hàng loạt nhà giáo dục kỳ cựu tại Mỹ chia sẻ đang cảm thấy lo lắng, kiệt sức và thậm chí là bất lực hơn bao giờ hết trong quá trình làm việc. Không ít người học có nhu cầu đặc biệt cần được hướng dẫn từng bước một trong quá trình học tập trực tuyến.
“Giảng dạy người học có nhu cầu đặc biệt vốn dĩ đã là một thách thức. Tuy nhiên, với hoàn cảnh hiện tại, phải cố gắng đáp ứng hiệu quả thông qua một chiếc máy tính là điều gần như không thể. Thật sự khó khăn để biết được nên bắt đầu từ đâu”, Estella Owoimaha-Church – giáo viên tiếng Anh ở Los Angeles hiện giảng dạy một số học sinh có nhu cầu đặc biệt, cho biết.
Trong khi nhiều học sinh đang gặp khó khăn bởi việc học tập từ xa, những trở ngại đối với nhân viên giáo dục giảng dạy trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật được cho là vô cùng đáng ngại. Bên cạnh đó, các tổ chức giáo dục tại Mỹ được yêu cầu tuân thủ Đạo luật Giáo dục Người khuyết tật Liên bang, nhằm cung cấp các dịch vụ cụ thể và đáp ứng mục tiêu cụ thể trong một khung thời gian nhất định cho bất kỳ trẻ em nào được coi là đủ điều kiện hưởng nền giáo dục đặc biệt. Do đó, không chỉ học giả, mà các dịch vụ liên quan như nghề nghiệp, thể chất và lời nói cũng là những yếu tố cần thiết để giáo dục những người học này.
Tất cả các chi tiết này được trình bày trong Chương trình Giáo dục cá nhân của học sinh (I.E.P). Theo Bộ Giáo dục Mỹ, có bảy triệu trẻ em từ 3 – 21 tuổi, tương đương 14% học sinh thuộc trường công lập tại nước này được nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt như vậy.
Tuy nhiên, Leah Murphy – một quan chức điều trần ở bang New York và là người chủ trì các vụ án giáo dục đặc biệt nhận định, phụ huynh của những học sinh đó có quyền kiện khu học chánh nếu con họ không đạt được tiến bộ. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, giáo viên và quản trị viên không chỉ lo lắng về việc giúp học sinh học tập trong những trường hợp đặc biệt, mà còn cần đáp ứng các nhiệm vụ pháp lý.
Marci Levins – giáo viên giảng dạy 16 học sinh từ 18 – 22 tuổi trong một lớp giáo dục đặc biệt ở thành phố Cerritos, bang California chia sẻ: “Cách dạy của tôi yêu cầu sự thực hành cao. Đối với các mục tiêu học tập của IEP, tôi có thể thực hiện chúng trên máy tính. Tuy nhiên, tôi không thể đáp ứng các mục tiêu nghề nghiệp, cũng như học hỏi kỹ năng”.
Video đang HOT
Chia sẻ về quá trình giảng dạy trước khi đại dịch bùng phát, Levins cho biết, cô thường để học sinh tham gia phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ đến nơi làm việc tại những cửa hàng địa phương. Đôi khi, người học của cô có thể đến một trung tâm mua sắm gần đó – phương pháp giúp giáo viên kiểm tra kiến thức của học sinh về sự thay đổi và cách tìm một mặt hàng nào đó.
“Đối với các sinh viên trong chương trình này, có một thành phần cộng đồng như vậy, và cộng đồng đó giờ đây đã biến mất”, cô Levins nói.
Tuần cuối cùng trước khi trường học đóng cửa vào giữa tháng 3 do Covid-19, cô Levins đã dành toàn bộ thời gian để dạy cho học sinh cách sử dụng iPad, nhằm phục vụ cho việc học từ xa.
Hà Nội bớt môn thi lớp 10, phụ huynh "đỡ được gánh lo"
Việc Hà Nội quyết định bỏ môn thi thứ 4 tuyển sinh vào lớp 10 năm nay trong bối cảnh dịch Covid-19, khiến không chỉ các học sinh mà cả các phụ huynh như "đỡ đi được một gánh lo".
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã quyết định bỏ môn thi thứ 4 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021, theo đó thí sinh sẽ chỉ phải thi 3 môn gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Quyết định này đã nhận được sự đồng tình của các học sinh, phụ huynh và giáo viên bởi sẽ giảm bớt áp lực học và thi cho học sinh trong điều kiện phải học từ xa do dịch Covid-19.
"Khi biết được thông tin Hà Nội quyết định bỏ bài thi thứ 4 cho các con thì phụ huynh chúng tôi rất vui mừng và như thở phào", chị Phạm Huyền, phụ huynh có con học lớp 9 Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ.
Chị Huyền cho hay, vui, giảm áp lực - có lẽ cũng là tâm trạng chung của các phụ huynh trong lớp con chị. Bởi trước đó, trong group chat của lớp, các phụ huynh có thử làm khảo sát thì đến 100% phụ huynh đồng tình bỏ môn thi thứ 4.
"Thực tế với mặt bằng chung học sinh của Trường THCS Ngô Sĩ Liên thì việc thi môn thứ 4 theo mình cũng không quá khó khăn. Song nhìn các con học hành vất vả, bố mẹ nào cũng xót. Vậy nên đây là một quyết định rất hợp lòng dân".
Phụ huynh sát cánh cùng con ngày thi vào lớp 10. Ảnh: Thanh Hùng
Có con năm nay thi lớp 10, chị Nguyễn Thị Hải Yến, một phụ huynh ở quận Đống Đa chia sẻ vui mừng bởi điều kiện học tập của năm học này khác với các năm học trước. "Nghe thông tin bỏ bớt môn thi, tôi mừng không phải vì con không phải học nữa mà thực tế điều kiện học tập của các con trong bối cảnh dịch Covid-19 là không thuận lợi, khó cho việc tập trung để đạt chất lượng cao nhất".
Chị Yến cảm thấy nhẹ nhàng hơn bởi trước nay vì lo nên con học rất muộn và thường bố mẹ giục mới chịu đi ngủ. "Hôm nào cũng đến 11h đêm, mẹ giục thì mới đi ngủ. Nhiều hôm con học đến muộn hơn. Sau khi có thông tin bớt môn thi thứ 4, thấy thời gian học của con không nhiều thay đổi nhưng thấy tư tưởng thoải mái hơn rõ rệt".
Chị Nguyễn Thị Vân Anh, phụ huynh có con đang theo học tại Trường THCS Thái Thịnh không khỏi vui mừng: "Khi có quyết định chỉ thi 3 môn và không thi môn thứ 4 thì mọi người từ học sinh, phụ huynh đến giáo viên đều cảm thấy như thở phảo vì giải tỏa được áp lực trước nay. Đặc biệt các con nhìn thấy được cái mục tiêu cụ thể để tập trung cố gắng. Tôi nghĩ đây là quyết định đúng đắn".
Con gái chị có nguyện vọng vào Trường THPT Kim Liên - một trong những trường công lập không chuyên top 1 và hệ chuyên Sinh của các trường chuyên, nên áp lực không nhỏ.
Chị Vân Anh kể, từ khi có thông tin bớt đi được một môn thi, tâm trạng con có vẻ thoải mái, đỡ căng thẳng hơn.
"Thực ra nếu xét chung mà nói, nếu thi môn thứ 4 thì nước nổi bèo nổi nên tôi không lo chuyện kiến thức vì tất cả các học sinh đều gặp khó như nhau. Xét về tốn kém chi phí thì cũng không đáng kể. Nhưng nhìn các con ôn tập vất vả với khối lượng kiến thức lớn và chủ yếu cảm giác mông lung không biết sẽ thi môn nào nên rất thương. Vì vậy giảm được môn nào hay môn đó và rõ ràng bớt môn đi thì các con có thể tập trung hơn vào 3 môn còn lại", chị Vân Anh nói.
Con gái học đều, chăm và tự giác đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố môn Sinh học. Thế nhưng chị cũng không hề nuối tiếc trong trường hợp nếu môn thứ 4 rơi vào môn Sinh, bởi theo chị xác suất đó là quá ít ỏi. "Con có học lực khá nhưng rất căng thẳng. Nhiều hôm còn tâm sự với mẹ thèm được ngủ", chị Vân Anh kể.
Phụ huynh đón thí sinh thi lớp 10 năm 2019 làm tắc đường kéo dài. Ảnh: Thanh Hùng
Con gái chị là Ngô Minh Nguyệt Khuê chia sẻ: "Vì có thế mạnh môn Sinh nên trước đây em luôn mong rằng môn thứ tư có thể rơi vào môn học này thì mình sẽ có lợi thế. Nhưng dù sao xác suất cũng rất thấp và bỏ hẳn môn thi thứ tư khiến em bớt đi bao áp lực".
Em Lê Văn Thành (học sinh lớp 9 một trường THCS tại Hà Đông) chia sẻ: "Thú thực lúc đọc được những dòng thông tin chỉ thấy 3 môn thi Toán, Văn, Anh, em đã nhảy cẫng lên trong phòng vì vui sướng. Nhóm bạn em còn chát chúc mừng lẫn nhau vì đỡ được một lượng kiến thức lớn phải ôn thi nhiều môn vì trước nay chưa xác định môn thứ 4 là môn nào".
Không chỉ các học sinh, phụ huynh, mà các trường THCS đều cho rằng đây là quyết định đúng đắn của UBND TP Hà Nội để giảm bớt áp lực cho học sinh trước thực tế các em đã nghỉ học quá dài vì dịch Covid-19.
Theo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội, với các trường THPT công lập không chuyên, Sở GD-ĐT sẽ tổ chức một kỳ thi chung cho tất cả các trường với 3 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.
Các bài thi môn Toán và Ngữ văn theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài mỗi môn là 120 phút. Môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan với thời gian làm bài 60 phút.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh, không kể nguyện vọng vào các lớp chuyên của Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây.
Ngoài ra học sinh có thể dự tuyển tại các trường THPT ngoài công lập hoặc các trung tâm GDNN-GDTX bằng phương thức xét tuyển.
Năm học 2019-2020, dự kiến toàn thành phố Hà Nội có 107.246 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Số lượng học sinh dự tuyển vào lớp 10 THPT 2020- 2021 dự kiến khoảng 90.730 em; trong đó các trường công lập tuyển 66.492 em; trường ngoài công lập tuyển 21.450 em; trường công lập tự chủ tuyển 2.788 em; các trung tâm GDNN-GDTX tuyển 8.043 em và vào cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 8.473 em.
Thanh Hùng
Trẻ khó tiếp thu bài khi học từ xa, cha mẹ cần làm gì? Các chuyên gia cho rằng cha mẹ nên giúp con cái phát triển các kỹ năng đọc, làm toán và xã hội trong thời gian ở nhà học từ xa vì Covid-19. Cha mẹ cần dạy các kỹ năng quan trọng cho trẻ khi ở nhà vì Covid-19 - Ảnh chụp màn hình Telegraph Trong bối cảnh nhiều học sinh trên thế giới...