Mỹ thả 750 triệu con muỗi ra tự nhiên
Đa phần bầy muỗi là con đực, chúng mang trong mình một loại protein đặc biệt khiến những con muỗi cái đời con không thể sống sót.
Theo BRG, chính quyền bang Floria, Mỹ, đang lên kế hoạch thả vào môi trường tự nhiên khoảng 750 triệu con muỗi biến đổi gen. Bầy muỗi sẽ được thả ở quần đảo Floria Keys nhằm ngăn chặn những dịch bệnh đặc biệt tại khu vực này.
Kịch bản có vẻ khó tin nhưng đây là một kế hoạch đã được tính toán cẩn thận về số lượng muỗi được thả ra và các tập tính sinh học của loài.
Khu vực quần đảo Floria Keys có rất nhiều loại muỗi gây ra bệnh sốt Zika, sốt xuất huyết, sốt vàng da, bệnh viêm não tủy ngựa (EEE). 750 triệu con muỗi đột biến được hi vọng sẽ tiêu diệt các cá thể muỗi bản địa, giảm tỷ lệ dịch bệnh tại vùng đất có nhiều rừng rậm như ở Floria.
750 triệu cá thể muỗi đột biến gen được thả ra môi trường để giết các cá thể muỗi bản địa khác. Ảnh: Time Out.
Theo BBC, phần lớn cá thể muỗi được thả ra môi trường đều là con đực. Muỗi cái hút máu người để sống và sinh sản. Muỗi đực không cắn người, chúng sống bằng việc hút mật hoa.
Các cá thể muỗi đực biến đổi gen mang trong người một loại protein đặc biệt, sau khi giao phối với muỗi cái bản địa, những con muỗi đời con sẽ không thể sống sót. Đặc biệt hơn, protein này chỉ giết chết muỗi con cái, và tiếp tục duy trì gen ở muỗi con đực mới sinh ra.
Kế hoạch thả muỗi sẽ được thực hiện trong 2 năm 2021-2022, với hi vọng các con muỗi đực đột biến sẽ dần tiêu diệt muỗi cái, hạn chế sự sinh trưởng của loài muỗi bản địa nguy hiểm tại đây.
Video đang HOT
Tuy đã được các cơ quan môi trường Mỹ cấp phép hoạt động, dự án của công ty Oxitec cũng gặp phải những chỉ trích lẫn hoài nghi từ các chuyên gia kinh tế và môi trường. Khi 750 triệu con muỗi là một con số khổng lồ có thể ngay lập tức làm mất cân bằng sinh học ở khu vực này.
Trước những hoài nghi, Oxitec cho biết công ty đã thành công trong việc thả hơn 1 tỷ con muỗi đột biến tại Brazil với mục đích tương tự. Sắp tới, họ cũng phát triển một dự án “sản xuất muỗi” tại bang Texas.
1001 thắc mắc: Những động vật nào siêu to khổng lồ nhất thế giới?
Cá voi là loài nặng nhất trên thế giới tới 200 tấn. Còn nhiều loài động vật có trọng lượng lớn từ vài tấn đến vài chục tấn.
Cá voi xanh (200 tấn): Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất Trái Đất. Mỗi cá thể trưởng thành có chiều dài cơ thể 30 m và trọng lượng 200 tấn.
Một con cá voi xanh có thể nặng tới trên 400 tấn và có tuổi thọ trung bình từ 30 đến 40 năm (cũng có thể lên tới 80 đến 90 năm). Cá voi xanh không chỉ là loài động vật có vú lớn nhất, mà còn là động vật lớn nhất từng được biết đến.
Cá voi xanh (cá ông) sinh sống trong tất cả đại dương trên trái đất, tiến hóa từ động vật có vú sống trên đất liền, họ hàng gần nhất là hà mã.
Chiều dài thân trung bình của chúng là 25 m (con đực) và 26,2 m (con cái). Con cá voi xanh dài nhất từng được phát hiện vào năm 1909 ở phía nam Đại Tây Dương. Chiều dài của nó là 33,58 m.
Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất được biết đến trên Trái đất nặng khoảng 150.000 kg và có chiều dài cơ thể lên đến 33m. Tuy nhiên, chúng giao phối như thế nào thì đến nay vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp hoàn toàn. Ở mỗi khu vực, loài này phân bố số lượng khác nhau và có những phân loài riêng biệt. Các nhà khoa học tin rằng, cá voi xanh đạt bắt đầu giao phối khi chúng 5 - 15 tuổi. Sau khi giao phối thành công, con cái sẽ mang thai trong 10-12 tháng. Hoạt động giao phối và sinh sản của chúng thường diễn ra trong suốt mùa đông.
Lưỡi của cá voi xanh bằng trọng lượng của một con voi. Tiếng huýt của chúng có thể được nghe thấy từ hàng trăm hải lý. Cá voi xanh tiêu thụ tới 4 tấn thức ăn mỗi ngày.
Cá mập voi (18 tấn): Cá mập voi là động vật biển lớn nhất với chiều dài 12 m và trọng lượng hơn 18 tấn. Chúng sống ở vùng biển nhiệt đới ấm áp trên khắp thế giới. Loài cá mập khổng lồ này vô hại đối với con người. Chế độ ăn uống của chúng chủ yếu vi tảo, nhuyễn thể, cua và các động vật xương sống khác.
Voi châu Phi (6,35 tấn): Voi châu Phi là động vật sống trên cạn nặng nhất trên thế giới. Con trưởng thành có thể nặng 6,35 tấn và cao 4 m. Chúng có tai và ngà lớn hơn các loài voi khác, sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Tây và Trung Phi. Một con voi châu Phi trưởng thành có thể tiêu thụ tới 136 kg thức ăn trong một ngày.
Voi châu Á (5 tấn): Voi châu Á là loài voi lớn thứ 2 thế giới, động vật trên cạn lớn nhất châu Á. Voi châu Á trưởng thành nặng tới gần 5 tấn và có chiều cao 3,5 m. Loài này dành tới 19 giờ mỗi ngày để kiếm ăn. So với động vật sống trên cạn, những con voi châu Á có thời gian mang thai dài nhất, 23 tháng. Voi con có thể nặng hơn 90 kg.
Tê giác trắng (3,5 tấn): Tê giác trắng là động vật trên cạn lớn thứ 2 Trái Đất, sinh sống nhiều ở khắp châu Phi. Tê giác trắng cũng là loài lớn nhất trong 4 loài tê giác còn sống trên thế giới. Mỗi cá thể có chiều dài 4 m và nặng từ 1,6-3,5 tấn. Loài vật này có hộp sọ lớn và 2 sừng. Sừng phía trước có thể phát triển dài đến 1,5 m.
Hà mã (3,4 tấn): Hà mã là động vật có vú trên cạn lớn thứ 3 Trái Đất. Chúng có nguồn gốc từ Nam Phi.
Tên hà mã có nghĩa là "ngựa sông" nhưng hình dáng của loài động vật này lại có rất ít đặc điểm giống ngựa, chúng lại có ngoại hình lai giữa lợn, cá heo và cá voi.
Hình dáng bên ngoài của con hà mã khá giống lợn với thân hình tròn trịa và to lớn. Chúng là loài động vật có vú có kích thước lớn thứ 3 thế giới chỉ sau tê giác trắng và voi. Một cá thể trưởng thành có thể dài đến 5.5m và cao 1.6m. Trọng lượng trung bình của con hà mã cái là 1.6 tấn, con đực là 3 tấn.
Da của hà mã có màu đen, trơn bóng và rất dày. Phần quai hàm và miệng phát triển mạnh nên có kích thước khá lớn, xung quanh có lông nhỏ.
Không giống như thân hình đồ sộ, chân của chúng lại khá ngắn nhưng rất khỏe. Loài hà mã có thể chạy với tốc độ 50km/h. Phần đuôi của chúng khá ngắn và to.
Đặc biệt, mũi và tai hà mã có thể đóng mở, mắt được bảo vệ bởi một lớp màng. Đặc điểm này giúp cho loài động vật này có thể bơi lội dưới nước rất dễ dàng trong nhiều giờ.
Răng của chúng có thể phát triển rất mạnh với những chiếc răng nanh dài, nhọn và răng cửa to để tấn công đối thủ. Theo thống kê, răng cửa của hà mã dài 40cm, răng nanh nhọn và dài khoảng 53cm.
Một con hà mã trưởng thành nặng 2,4 tấn. Chúng dành nhiều thời gian trong nước để hạ nhiệt cơ thể nặng nề của mình. Hàng ngày, một con hà mã tiêu thụ hơn 36 kg cỏ. Răng của hà mã có hình dạng đặc biệt, giúp chúng ăn lượng lớn cỏ trong thời gian ngắn.
Hươu cao cổ (1,6 tấn): Hươu cao cổ là động vật có vú cao nhất thế giới, được tìm thấy với số lượng lớn ở Nam Phi. Chúng có chiều cao hơn 6 m và nặng từ 1,27-1,59 tấn. Những đôi chân cao, cứng cáp giúp hươu cao cổ ăn lá trên ngọn cây. Chúng cũng có thể chạy với tốc độ tối đa 50 km/h. Lưỡi hươu cao cổ dài hơn 53 cm để lấy lá cây.
Bò tót châu Á (1,13 tấn): Bò tót châu Á có nguồn gốc từ Nam Á, chiều dài cơ thể từ 2,5-3,5 m và nặng 1,13 tấn. Trọng lượng bò tót châu Á đực lớn hơn 30% con cái. Bò tót châu Á sinh sống theo bầy đàn, từ 9-13 con, ở đồng cỏ và rừng thường xanh. Sừng của chúng có thể dài tới 1 m.
Cá sấu (1,04 tấn): Cá sấu là loài bò sát lớn nhất thế giới. Cá sấu trưởng thành có chiều dài từ 1,8-7,6 m và trọng lượng hơn 1,04 tấn. Cá sấu có thể không cần thức ăn trong nhiều tháng. Chúng sử dụng năng lượng được lưu trữ dưới dạng chất béo. Cá sấu không đổ mồ hôi. Chúng há miệng để làm mát cơ thể. Hàm của loài vật này đủ mạnh để bẻ gãy xương con mồi lớn.
Bình Phước: Thả một cá thể tê tê Java về rừng Ngày 2-7, Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) cho biết, vừa thả một cá thể tê tê Java quý hiếm về môi trường tự nhiên. Cá thể tê tê Java là con đực có trọng lượng 6 kg, tang vật trong một vụ vi phạm pháp luật xảy ra tại xã Phước Minh (huyện Bù Gia Mập)...