Mỹ tăng cường trừng phạt nhằm gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga
Ngày 24/2, Mỹ đã công bố gói biện pháp trừng phạt sâu rộng nhằm tăng cường gây thiệt hại kinh tế cho Nga, đồng thời tăng cường nỗ lực ngăn chặn Nga né tránh những hạn chế hiện hành.
My sẽ tăng thuế đối với hơn 100 sản phẩm kim loại, khoáng sản và hóa chất của Nga. Ảnh minh họa: The Canadian Press/TTXVN
Nhà Trắng cho biết gói trừng phạt mới – nhắm vào các ngành ngân hàng, khai thác mỏ và công nghiệp quốc phòng, sẽ nhằm vào “hơn 200 cá nhân và tổ chức, bao gồm cả của Nga và nước thứ ba trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông vốn đang ủng hộ Nga”. Trong số những đối tượng chịu các biện pháp trừng phạt mới, sẽ có “hàng chục tổ chức tài chính của Nga”.
Nhà Trắng còn nêu rõ Mỹ đang trừng phạt các lĩnh vực quốc phòng và công nghệ cao của Nga, trong đó có việc hạn chế nỗ lực của Nga nhằm né tránh những lệnh trừng phạt hiện hành.
Theo Nhà Trắng, Bộ Thương mại Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với gần 90 doanh nghiệp Nga và nước thứ ba “vì đã tham gia các hoạt động né tránh trừng phạt và thực hiện hoạt động hỗ trợ lĩnh vực quốc phòng của Nga”. Ngoài ra, ngành khai khoáng và kim loại của Nga cũng nằm trong tầm ngắm trừng phạt kinh tế. Cụ thể, động thái này sẽ dẫn đến việc tăng thuế đối với hơn 100 sản phẩm kim loại, khoáng sản và hóa chất của Nga trị giá khoảng 2,8 tỷ USD…
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết lãnh đạo G7 có thể nhất trí áp đặt trừng phạt bổ sung đối với Nga tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của khối ngày 24/2 nhân tròn 1 năm xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine.
Phát biểu họp báo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G7, Thủ tướng Kishida cho biết hội nghị sẽ kêu gọi các nước thứ ba không gửi viện trợ quân sự cho Nga.
Cũng trong ngày 24/2, một số quốc gia như Anh, New Zealand và Hàn Quốc cũng thông báo áp đặt các biện pháo trừng phạt mới nhằm vào Nga trong bối cảnh tròn 1 năm xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine.
Minh Châu (TTXVN)
Câu hỏi lớn với EU sau một năm trừng phạt Nga không đạt được mục đích?
Sau một năm áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga, một câu hỏi lớn đặt ra là liệu tất cả những nỗ lực và khó khăn kinh tế ở châu Âu có thực sự xứng đáng?
Video đang HOT
Một năm sau khi xung đột Ukraine bùng phát, các chính phủ châu Âu đang đặt câu hỏi về tác động của các biện pháp trừng phạt. Ảnh: AFP qua Getty Images
Logo trên cốc cà phê giờ đây là chữ viết tắt của "Vkusno i tochka", tiếng Nga có nghĩa là "Ngon, từng ngụm". Nhưng những phụ nữ trẻ tụ tập tại nhà hàng gần Quảng trường Đỏ ở Moskva vẫn gọi nó bằng cái tên cũ: cDonald's.
Họ nói rằng bất chấp việc đổi thương hiệu, món đồ uống vẫn có hương vị như mọi khi. Nhưng khoảng trống mà những cái tên phương Tây khác để lại thì khó lấp đầy hơn.
Trong trung tâm mua sắm phía sau họ, các cửa hàng của những thương hiệu thời trang như H&M và Zara hiện đã đóng cửa. Một số biện pháp trừng phạt đối với Nga, như đóng băng hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, đã được áp đặt bởi các chính phủ phương Tây. Những biện pháp khác, chẳng hạn như sự ra đi của McDonald's, là kết quả quyết định của các công ty đa quốc gia.
Những người ủng hộ nhiệt thành nhất của Ukraine muốn phương Tây tiếp tục nhắm mục tiêu vào Moskva bằng các biện pháp cứng rắn hơn. Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis nói với Politico: "Thâm hụt ngân sách của Nga ngày càng lớn, doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt giảm một nửa".
Nhưng đối với những người khác, mục tiêu đã không đạt được. Michael McFaul, Giáo sư tại Đại học Stanford, người đã nghiên cứu về các biện pháp trừng phạt, cho biết: "Nói một cách rõ ràng, mục tiêu của các biện pháp trừng phạt là chấm dứt xung đột. Xung đột chưa kết thúc. Điều đó có nghĩa là các biện pháp trừng phạt đã không đạt được mục tiêu mà chúng ta đề ra".
Hầu hết các nhà ngoại giao và quan chức EU liên quan đến chính sách trừng phạt của châu Âu đều nhấn mạnh mục tiêu trên thực tế không bao giờ là buộc Nga phải rút quân. Thay vào đó, mục đích của trừng phạt là làm suy yếu cỗ máy phục vụ xung đột của Điện Kremlin bằng cách từ chối thắt chặt nguồn tài chính mà họ cần.
Một năm sau cuộc xung đột, điều này đặt ra câu hỏi: Liệu tất cả những nỗ lực và khó khăn kinh tế ở châu Âu có thực sự xứng đáng?
Cuộc tranh luận lại trở thành một vấn đề nóng lúc này, khi EU cân nhắc gói trừng phạt thứ 10 vào thời điểm đánh dấu tròn một năm xung đột.
Maria Shagina, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế, bình luận: "Người ta thường kỳ vọng rất cao về những gì mà các biện pháp trừng phạt có thể đạt được trong thời gian ngắn và chống lại gây hấn quân sự. Nhưng với những người mong đợi các biện pháp trừng phạt để chấm dứt chiến tranh, đó là một suy nghĩ viển vông."
Tâm lý "mệt mỏi" với các biện pháp trừng phạt
Làn sóng trừng phạt kinh tế đầu tiên đối với Nga là chưa từng có về quy mô và tốc độ. EU đã thông qua hai gói trừng phạt trên diện rộng ngay sau cuộc tấn công ngày 24/2/2022. Gói thứ ba được thực hiện sau đó một tuần và loại trừ các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT - một biện pháp không thể tưởng tượng được trước xung đột..
Trong những tháng sau đó, gói trừng phạt này nhanh chóng nối tiếp gói trừng phạt khác. Nhưng đằng sau những cánh cửa đóng kín, mọi thứ rất nhanh trở nên phức tạp.
Một cuộc biểu tình ở Boston, Mỹ đòi cấm mua dầu Nga. Ảnh: AFP/Getty Images
Một số quốc gia EU bắt đầu từ bỏ các bước trừng phát có thể gây tổn hại quá nhiều cho nền kinh tế của chính họ. Dầu mỏ và khí đốt - nguồn doanh thu xuất khẩu quan trọng của Nga - ban đầu vẫn được một số nước châu Âu bảo vệ, trước sự thất vọng của Ba Lan và các quốc gia Baltic vốn là những người ủng hộ nhiệt thành nhất của Ukraine.
Chưa đầy một tháng sau khi xung đột nổ ra, các nhà ngoại giao châu Âu đã nói về "sự mệt mỏi của các biện pháp trừng phạt". Khi Brussels tìm cách trừng phạt dầu thô của Nga, nỗ lực đã dẫn đến một cuộc đấu tranh "đau đớn" kéo dài hàng tháng để thuyết phục tất cả các nước EU tham gia. Cuối cùng, Thủ tướng Viktor Orbán của Hungary đã tham gia, nhưng chỉ sau khi nước ông được hưởng một quyền miễn trừ lớn.
Quá trình đó đã làm dịu cú đánh vào nền kinh tế Nga. Các lệnh trừng phạt đối với nhiên liệu hóa thạch cũng đi kèm với các giai đoạn chuyển tiếp, giúp Nga có thời gian điều chỉnh và chuyển hướng xuất khẩu sang các khu vực khác trên thế giới. "Bạn cần một hiệu ứng sốc để đạt hiệu quả cao nhất, nhằm tước đi giai đoạn thích ứng của mục tiêu", bà Maria Shagina nói.
Khả năng phục hồi của Nga
Sự do dự của châu Âu trong việc dốc toàn lực chỉ là một trong những lời giải thích tại sao một năm sau, tác động tổng thể đối với nền kinh tế Nga lại khác đi.
Thi công đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Ảnh: NSEnergy
Trong khi nền kinh tế Nga năm ngoái đã suy giảm tới 4,5% theo Ngân hàng Thế giới - hoặc chỉ 2,2% theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - các dự báo cho thấy thiệt hại sẽ ít nghiêm trọng hơn trong năm nay. Theo IMF, nền kinh tế Nga thậm chí có thể tăng trưởng 0,3%.
Chuyên gia Maria Demertzis của tổ chức tư vấn Bruegel cho biết: "Một số lượng lớn các công ty đã rời đi, nhập khẩu đã sụp đổ. Nhưng GDP không phải là -15% như một số người đã hy vọng lúc đầu."
Xuất khẩu của Nga không bốc hơi, vì chúng chủ yếu được thúc đẩy bởi năng lượng. Mặc dù EU đều đặn giảm mua năng lượng từ Moskva, nhưng giá cả tăng cao đồng nghĩa với việc dòng tiền chảy vào Nga vẫn ở mức cao.
"EU đã không dừng hẳn mua năng lượng của Nga. Tại sao chúng ta lại ngạc nhiên khi nền kinh tế Nga không sụp đổ?", bà Demertzis nói. "Đó là một lựa chọn của EU, dẫn đến sự bền vững của nền kinh tế Nga."
Một mục tiêu khác trong chính sách trừng phạt của EU là nhằm vào giới tinh hoa Nga. Một số người ủng hộ Ukraine hy vọng rằng nếu các nhà tài phiệt Nga không còn có thể mua vali da đắt tiền của Italy hoặc rượu vang hảo hạng Pháp, họ có thể quay lưng lại với Điện Kremlinn. EU cho đến nay đã trừng phạt 1.386 cá nhân, với việc hạn chế khả năng đi lại và tiếp cận tiền của họ.
Các biện pháp trừng phạt dường như chỉ có tác dụng hạn chế trong việc làm lung lay người Nga. Ảnh: AFP/Getty Images
Một số nhà phân tích cho rằng việc tin rằng trừng phạt các cá nhân có thể ảnh hưởng đến cuộc xung đột là một ảo tưởng ngay từ đầu. Nhiều nhà tài phiệt phụ thuộc vào thiện chí của Tổng thống Putin và điều đó sẽ không thay đổi chỉ vì họ bị phương Tây trừng phạt - nhà ngoại giao Thụy Sĩ Thomas Borer nhận xét.
Khi Brussels soạn thảo một đợt trừng phạt mới, các chính phủ Tây Âu bắt đầu đặt câu hỏi về liều lượng và hiệu quả của chúng. Trong khi Ba Lan và các nước vùng Baltic vẫn muốn cắt giảm thương mại sâu hơn, khắc nghiệt hơn với Nga, các nhà ngoại giao phương Tây cho rằng nên dành thời gian và công sức để thực thi các biện pháp trừng phạt hiện có.
Nhiều chuyên gia dự đoán "nỗi đau" thực sự dành cho Nga sẽ dần hiện ra. Trong trường hợp không có linh kiện và công nghệ phương Tây, đồng thời bị hạn chế về khả năng xuất khẩu, Moskva có nguy cơ trượt dần trở thành một Iran mới - một quốc gia bị cô lập trên trường quốc tế đối mặt với những khó khăn kinh tế ngày càng gia tăng.
Đại diện chính sách đối ngoại và an ninh của EU, Josep Borrell, tỏ ra lạc quan khi phát biểu trước Nghị viện châu Âu trong tháng này: "Các biện pháp trừng phạt là một loại thuốc độc tác dụng chậm, hơi giống thạch tín. Nó cần có thời gian."
Thiết bị quốc phòng đặc biệt giúp cứu sống nhiều người sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ Radar "xuyên tường" của một công ty kỹ thuật quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ cứu sống nhiều người ở các vùng bị động đất tàn phá. Một nhân viên kỹ thuật đang sử dụng Radar của STM để hỗ trợ các đội tìm kiếm và cứu hộ ở Hatay, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/2/2023. Ảnh: AA Radar xuyên...