Mỹ tăng cường tiếp cận châu Phi
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ có một tuần công du châu Phi vào cuối tháng 3 khi Washington tăng cường tiếp cận với lục địa này trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là với Trung Quốc.
EU cung cấp 50 triệu euro viện trợ nhân đạo cho châu Phi Nga, EU cạnh tranh giành ảnh hưởng ở châu Phi
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: AFP
Theo hãng tin AP, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris có kế hoạch công du châu Phi vào cuối tháng 3 này khi Washington tìm cách thể hiện mình là một đối tác tốt hơn cho lục địa này so với Trung Quốc.
“Chuyến thăm sẽ củng cố quan hệ đối tác của Mỹ trên khắp châu Phi và thúc đẩy những nỗ lực chung của chúng tôi về an ninh và thịnh vượng kinh tế”, phát ngôn viên của Phó Tổng thống Mỹ, Kirsten Allen, cho biết.
Video đang HOT
Chuyến thăm của bà Harris diễn ra sau các chuyến thăm của đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đến châu Phi. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến châu Phi trong tuần này và Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ tới châu Phi vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, AP cho rằng bà Harris sẽ được chú ý đặc biệt với tư cách là Phó Tổng thống “da màu” đầu tiên trong lịch sử Mỹ và là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này đến châu Phi.
Phó Tổng thống Harris dự kiến đến Ghana từ ngày 26 – 29/3, sau đó ở Tanzania từ ngày 29 – 31/3. Điểm dừng chân cuối cùng của bà là Zambia từ 31/3 – 1/4.
Bà Allen cho biết chương trình nghị sự của Phó Tổng thống Mỹ ở châu Phi sẽ bao gồm thúc đẩy dân chủ, thích ứng khí hậu, trao quyền kinh tế cho phụ nữ và an ninh lương thực.
Hoạt động tiếp cận có phối hợp của Nhà Trắng tới lục địa này bắt đầu với Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ-châu Phi, được tổ chức vào tháng 12 năm ngoái. Trong khi Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào châu Phi, Washington đang tự cho mình là một đối tác tốt hơn Bắc Kinh.
“Chúng tôi sẽ thể hiện không phải bởi những gì chúng tôi có thể làm cho châu Phi mà là những gì chúng tôi có thể làm với châu Phi”, bà Harris nói.
Mặc dù sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là nền tảng của nhiều chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng chính quyền Biden đang cố gắng điều chỉnh cách tiếp cận của mình đối với châu Phi để các nhà lãnh đạo ở lục địa này không cảm thấy như thể họ đang bị “mắc kẹt” giữa một cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa hai cường quốc.
Nga: Còn nhiều 'câu hỏi' liên quan đến Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
Điện Kremlin ngày 9/3 cho biết vẫn còn "nhiều câu hỏi" liên quan đến Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen và hiện Moskva chưa lên kế hoạch cho cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres về việc này.
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển qua Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, cho phép xuất khẩu ngũ cốc an toàn qua các cảng biển của Ukraine nhằm tránh cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do tác động của cuộc xung đột tại Ukraine. Thỏa thuận đã được gia hạn 120 ngày vào tháng 11/2022 và sẽ hết hạn vào ngày 18/3 tới. Gần đây, Nga đã đưa ra tín hiệu không hài lòng với một số khía cạnh của thỏa thuận.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết: "Vẫn còn nhiều câu hỏi về những điểm tiếp nhận cuối, cũng như việc hầu hết ngũ cốc được đưa đi đâu và câu hỏi về nửa còn lại trong thỏa thuận" liên quan đến xuất khẩu hàng hóa của Nga.
Cùng ngày 9/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết việc gia hạn thỏa thuận sẽ "phức tạp" vì thỏa thuận này chưa được thực thi đầy đủ. Theo ông Lavrov, các điều khoản của thỏa thuận liên quan đến việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga chưa được thực thi và "nếu gói thỏa thuận này chỉ được thực hiện một phần, thì vấn đề gia hạn sẽ khá phức tạp".
Nga cũng nhiều lần than phiền về việc hầu hết ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu theo thỏa thuận này đã được chuyển tới các nước giàu.
Việc xuất khẩu nông sản của Nga hiện không phải là mục tiêu trừng phạt của phương Tây, song Moskva cho rằng các hạn chế liên quan đến việc thanh toán, logistics và các công ty bảo hiểm đang tạo ra "rào cản" đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón.
Hôm 8/3, Tổng thư ký LHQ Guterres đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục triển khai sáng kiến sau ngày 18/3 tới, cũng như các nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất cho phép sử dụng cơ sở hạ tầng xuất khẩu qua Biển Đen phù hợp với các mục tiêu của thỏa thuận này. Theo kế hoạch, Tổng Thư ký Hội nghị Thương mại và Phát triển LHQ (UNCTAD) Rebeca Grynspan sẽ gặp gỡ các quan chức Nga tại Geneva (Thụy Sĩ) trong tuần tới để thảo luận về việc gia hạn Sáng kiến này.
Số liệu của LHQ cho biết Ukraine đã xuất khẩu hơn 23 triệu tấn, chủ yếu là ngô và lúa mì, theo khuôn khổ thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.
Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ châu Phi Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden ngày 26/2 đã có chuyến thăm tới các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán tại Kenya và kêu gọi các quốc gia giàu có cung cấp thêm viện trợ cho khu vực Sừng châu Phi vốn đang phải hứng chịu điều kiện hạn hán tồi tệ nhất trong vòng nhiều thập kỷ. Tổng thống...