Mỹ: Sinh vật lạ ở “hồ nước độc” tiết lộ nguồn gốc sự sống
Sinh vật lạ ở hồ Mono (Mỹ) là một loài mới và được mô tả là “có mối quan hệ bất thường” với các loài xung quanh.
Theo Science Alert, sinh vật lạ được các nhà khoa học đặt tên là Barroeca monosierra, thuộc nhóm vi khuẩn choanoflagellates.
Nó là một dạng sinh vật đơn bào có thể tụ tập lại với nhau để tạo thành quần thể để rồi quần thể đó hoạt động như một cơ thể đa bào duy nhất.
Thế nhưng, Barroeca monosierra có nhiều điểm khác biệt so với các loài khác cùng nhóm.
Các cụm “sinh vật lạ hồ Mono” kết thành hình cầu và hình ảnh hiển vi một cụm được nhuộm bằng thuốc nhuộm hình quang, cho thấy nhiều vi khuẩn khác bị chúng nhốt bên trong – Ảnh: Alain Garcia De Las Bayonas
Một nhóm nhà nghiên cứu từ Mỹ, Anh và Tây Ban Nha đã tìm thấy sinh vật lạ này trong hồ Mono tại Mỹ, một hồ nước có thành phần cực đoan và hoàn toàn không phù hợp với sự sống theo định nghĩa thông thường.
Tọa lạc tại California, “hồ nước độc” này mặn gấp 3 lần Thái Bình Dương và chứa đầy clorua, cacbonat và sunfat tích tụ trong hơn 80.000 năm. Chỉ có vài sinh vật bé nhỏ, kỳ quặc sống được nơi đó.
Thế nhưng, đây dường như là miền đất hứa dành cho sinh vật lạ mà nhóm nghiên cứu vừa tìm được.
Video đang HOT
Chúng phát triển mạnh trong hồ Môn, hình thành các quần thể gồm gần 100 tế bào, lớn hơn gấp 4 lần so với các loài cùng nhóm.
Những sinh vật đơn bào này có vẻ giống tế bào tinh trùng, với đuôi dài gọi là roi mà chúng dùng để đẩy mình bơi. Khi chúng hình thành đàn, các cá thể hướng roi ra ngoài để giúp cả đàn xoay tròn và lăn tròn như một quả cầu gai.
Ở các quần thể choanoflagellates. khác, đầu của mỗi sinh vật gặp nhau ở giữa.
Nhưng ở các quần thể Barroeca monosierra này, phần giữa rỗng, với các tế bào được kết nối bằng ma trận ngoại bào protein và carbohydrate.
Ngạc nhiên hơn, khi phân tích, các nhà khoa học lại phát hiện một mớ DNA hỗn loạn ở phần giữa được cho là rỗng này.
Các đầu dò RNA cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn ở đó, trong khi các thí nghiệm với axit amin huỳnh quang cho thấy chúng vẫn còn sống chứ không chỉ là những mẩu thức ăn thừa từ bữa ăn trước đó của cụm Barroeca monosierra.
Cấu trúc trông giống như đàn sinh vật lạ này đã bao vây, nuôi nhốt nhiều loài khác bên trong vòng vây của chúng.
Nhưng trong một thí nghiệm khác, các tác giả phát hiện đàn vi khuẩn bên trong đã chủ động chui vào và tạo nên một quần thể cộng sinh với đàn sinh vật lạ.
Chưa bao giờ nhóm vi sinh vật này hay bất kỳ thứ gì tương tự được biết đến với khả năng sống cộng sinh với vi khuẩn.
Điều đó biến cả cụm sinh vật lạ thành một thứ giống như một cá thể đa bào cùng kiểu với chúng ta và sở hữu một hệ vi sinh vật riêng trong đường ruột.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học mBio, chính điều đó khiến các nhà khoa học nghi ngờ rằng loài sinh vật lạ lùng này là hậu duệ của một loài tổ tiên hàng tỉ năm trước đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của sinh vật Trái Đất.
Đó là bước nhảy vọt từ sự sống đơn bào đơn giản thành sinh vật đa bào.
Sinh vật lạ hồ Mono vẫn đang được các nhà khoa học chăm sóc với kỳ vọng tìm thêm những chi tiết giúp giải thích nguồn gốc của sự sống đa bào phức tạp từ chính cơ thể chúng, cũng là giải thích về nguồn gốc của chính chúng ta.
Lộ diện sinh vật lạ ở Pháp: "Cỗ máy ăn thịt" 100 triệu tuổi
Các nhà cổ sinh vật học đã có phát hiện "không thể tin nổi" về một loài chưa được định danh thuộc dòng họ quái vật ăn thịt Furileusauria.
Theo Sci-News, loài sinh vật mới được khai quật ở vùng Normandy của Pháp được đặt tên là Caletodraco cottardi.
Nó là thành viên của Furileusauria, một phân nhóm khủng long Abelisauridae xuất hiện từ giữa kỷ Jura và phát triển mạnh suốt kỷ Phấn Trắng.
Nhưng việc sinh vật này xuất hiện ở Pháp là một điều hoàn toàn vô lý.
Một mẫu vật là răng của Caletodraco cottardi và ảnh đồ họa mô tả chân dung của khủng long nhóm Abelisauridae - Ảnh: Eric Buffetaut; Minh họa AI: Anh Thư
Theo các bằng chứng cổ sinh vật học từ trước đến nay, toàn bộ nhóm khủng long Abelisauridae - những cỗ máy ăn thịt hung hãn có kích thước từ trung bình đến lớn - là cư dân đến từ siêu lục địa cổ đại Gondwana.
Gondwana là một trong hai siêu lục địa chính hình thành từ sự phân tách của siêu lục địa Pangaea. Nó bao gồm các khối đất liền mà ngày nay là Nam Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Australia, Nam Cực và bán đảo Ả Rập.
Như vậy, lẽ ra nhóm khủng long này không nên được tìm thấy ở châu Âu ngày nay. Trước đó, các loài thuộc phân nhóm Furileusauria chỉ được tìm thấy ở Nam Mỹ.
Tuy vậy vẫn có manh mối: Một loài Abelisauridae phân nhóm khác đã được phát hiện ở miền Nam nước Pháp vào năm 1988. Chúng cũng được phát hiện ở kỷ Phấn Trắng tại một số nước châu Âu, bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Hungary và Hà Lan.
Như vậy, rất có thể bằng cách nào đó, phân nhóm Furileusauria thực sự từng tồn tại ở cả hai bên đại dương vào thời kỳ đó.
Trở lại với sinh vật thú vị giúp định danh loài mới, hai khối xương hóa thạch của nó đã được tìm thấy dưới chân vách đá ven biển tại Saint-Jouin-Bruneval trên bờ biển Pays de Caux, thuộc tỉnh Seine-Maritime của vùng Normandy.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Eric Buffetaut từ Đại học Nghiên cứu PSL (Pháp) đã phân tích, định danh loài mới.
Nó được cho là đã sống vào khoảng 100 triệu năm trước - tức vào giữa kỷ Phấn Trắng - ở dãy núi Armorican, cách khu vực hóa thạch được khai quật khoảng 100 km về phía Tây Nam.
Có thể xác hoặc xương của con khủng long đã được một dòng suối đưa đến khu vực mà các nhà cổ sinh vật học tìm thấy, vốn là một phần đáy biển cổ đại.
Với niên đại của mẫu vật, Caletodraco cottardi là một đại diện cho thời kỳ Abelisauridae phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, cho thấy dòng dõi này đa dạng, phạm vi phân bố rộng và phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây về nó.
Một ngày Trái Đất từng dài 26,2 giờ, Mặt Trăng trôi xa Tình cảnh lạ lùng của Trái Đất và Mặt Trăng hơn nửa tỉ năm trước đã góp phần không nhỏ vào sự tồn tại của chúng ta ngày nay. Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí PNAS, một ngày của Trái Đất vào khoảng nửa tỉ năm trước dài hơn hiện tại đến 2,2 giờ, trong khi Mặt Trăng cũng...