Mỹ sẽ ‘tuyệt giao’ công ty dùng sản phẩm Huawei và Hikvision
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang lên kế hoạch cấm các cơ quan của chính phủ Mỹ mua hàng hoặc dịch vụ từ bất kỳ công ty nào sử dụng sản phẩm của 5 công ty Trung Quốc, trong đó có Huawei, Hikvision và Dahua.
Mỹ muốn mở rộng lệnh cấm sang cả các công ty sử dụng dịch vụ của các công ty Trung Quốc
Quy tắc mới dựa trên một đạo luật ban hành vào năm 2019 và sẽ tác động sâu rộng đối với các công ty cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho chính phủ Mỹ, bởi kể từ giờ họ sẽ phải đạt được chứng nhận không sử dụng sản phẩm từ Huawei, Dahua hoặc Hikvision, mặc dù cả họ đều là các công ty nằm trong số những tên tuổi hàng đầu về thiết bị viễn thông, giám sát và máy ảnh trên toàn cầu.
Video đang HOT
Điều tương tự cũng áp dụng với công ty viễn thông Hytera Communications Corp, Huawei Technologies hay ZTE Corp. Bất kỳ công ty nào sử dụng thiết bị hoặc dịch vụ của 5 ông lớn này trong các hoạt động hằng ngày sẽ không thể chào bán dịch vụ hoặc đơn hàng cho chính phủ Mỹ nữa trừ khi có ngoại lệ nào đó
Một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết, quy định này không chỉ ngăn chặn các cơ quan chính phủ sử dụng sản phẩm của Huawei và các công ty Trung Quốc khác được nêu tên, mà còn là nỗ lực nhằm hạn chế đà ảnh hưởng của họ. Về cơ bản, nó buộc các công ty này phải đưa ra sự lựa chọn khó khăn: Hoặc làm ăn với chính phủ Mỹ, hoặc là làm đối tác với các công ty Trung Quốc.
Reuters cho biết, đây được xem là nỗ lực mới nhất của chính quyền Washington nhằm cô lập các công ty Trung Quốc và được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng quan hệ Mỹ – Trung đang gia tăng, từ cách xử lý liên quan đến dịch Covid-19 cho đến các quan điểm xung quanh việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia vào đặc khu Hồng Kông.
Mỹ công bố danh sách 20 công ty do quân đội Trung Quốc đứng sau, có Huawei
Mỹ vừa công bố danh sách các công ty hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm Huawei và Hikvision, thuộc quyền kiểm soát hoặc sở hữu của quân đội Trung Quốc.
Huawei liên tiếp nhận tin xấu từ chính quyền Mỹ
Theo một tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) thu thập được đã liệt kê 20 công ty hoạt động tại quốc gia này đang được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn. Theo tài liệu của DOD, hai nhà mạng lớn của Trung Quốc là China Mobile và China Telecom cùng nhà sản xuất máy bay Aviation Industry Corp (AVIC) của Trung Quốc cũng nằm trong danh sách nhạy cảm này.
Bản danh sách được DOD lập ra dựa theo chỉ định của một điều luật năm 1999 nhằm thống kê danh sách các công ty quân sự Trung Quốc hoạt động tại Mỹ, bao gồm cả những công ty thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội. Tuy chỉ định này của Lầu Năm Góc không kèm theo hình phạt cụ thể, nhưng điều luật trên cho phép tổng thống Mỹ có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả việc chặn các nguồn tài sản của các công ty nằm trong danh sách được liệt kê.
Nổi bật trong danh sách này vẫn là Huawei - tập đoàn viễn thông Trung Quốc từng bị Mỹ đưa vào danh sách đen thương mại kể từ tháng 5.2019 và được coi là "con tin" của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện nay. Việc danh sách của DOD một lần nữa xác nhận vai trò chống lưng của quân đội Trung Quốc phía sau Huawei càng khiến công ty khó thoát khỏi tình cảnh éo le hiện tại.
Hiện cả Huawei, China Mobile, China Telecom, AVIC và Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đưa ra bình luận nào. Riêng đại diện Hikvision cho rằng các cáo buộc này là hoàn toàn vô căn cứ và họ cho rằng mình không phải là một công ty quân sự cũng như không bao giờ tham gia vào các hoạt động liên quan đến chính quyền Trung Quốc.
Huawei và Hikvision là hai cái tên tiêu biểu được nêu trong danh sách đen mới của Bộ Quốc phòng Mỹ
Trước đó, Lầu Năm Góc đã chịu áp lực từ các nhà lập pháp của cả hai đảng chính trị ở Mỹ yêu cầu công bố bản danh sách đen này, trong bối cảnh cuộc chiến về công nghệ và thương mại cũng như chính sách đối ngoại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang. Sau khi danh sách này được công bố, Nhà Trắng chưa bình luận gì về việc liệu họ có xử phạt các công ty có trong danh sách hay không, nhưng một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ cho biết danh sách này có thể được dùng làm cơ sở để nước này đưa ra các đối sách chiến lược "phù hợp".
Theo Reuters, danh sách này có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn đang leo thang trong thời gian qua sau các màn trả đũa lẫn nhau của Trung Quốc và Mỹ.
Một hacker đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada Điều trùng hợp là trong khi Nortel dần lụn bại, người ta lại chứng kiến sự vươn lên của một tên tuổi viễn thông khác từ Trung Quốc. Không ai khác, chính là Huawei. Khoảng 800 tài liệu, gồm các file thuyết trình trước khách hàng, dữ liệu phân tích nguyên nhân sụt giảm doanh thu, thông tin quan trọng liên quan đến...