Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện tại Hàn Quốc
Khẳng định này được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đưa ra tại cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng 2 2 Mỹ-Hàn Quốc
Ngày 14/6, Hàn Quốc và Mỹ đã tổ chức các cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng tại Washington (Mỹ) để thảo luận các vấn đề song phương và những vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên.
Cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng 2 2 Mỹ-Hàn Quốc hôm 14/6 tại Washington (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng 2 2 Mỹ-Hàn Quốc với sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung- Hwam, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-Jin. Các Bộ trưởng thảo luận những vấn đề hợp tác an ninh, bao gồm tăng cường và phối hợp hệ thống phòng thủ tên lửa Hàn Quốc và Mỹ, những biện pháp giúp đối phó với cuộc tấn công hệ thống an ninh mạng cùng vấn đề Triều Tiên.
Mỹ và Hàn Quốc đều cho rằng, CHDCND Triều Tiên cần phải tuân theo những Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, từ bỏ chương trình hạt nhân của mình cũng như dừng tất cả các chương trình hạt nhân sẵn có. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện của lực lượng này tại Hàn Quốc./.
Theo VOV
Mỹ tốn thêm 100 triệu USD/tháng vì Pakistan đóng cửa đường tiếp liệu
Việc đóng cửa đường tiếp liệu vào Afghanistan của Pakistan đã khiến căng thẳng giữa Mỹ và Pakistan càng thêm trầm trọng
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, mỗi tháng Mỹ phải tiêu tốn thêm 100 triệu USD vì Pakistan đóng cửa tuyến đường tiếp liệu vào Afghanistan.
Tháng 11/2011, Pakistan chính thức đóng cửa tuyến đường tiếp nguyên liệu vào Afghanistan cho quân đội Mỹ và NATO, sau khi 24 binh sỹ nước này bị giết hại trong một vụ không kích của quân đội Mỹ.
Hàng loạt xe chở nhiên liệu và tiếp tế cho lực lượng NATO làm việc tại Afghanistan bị chặn ở biên giới sau khi chính phủ Pakistan quyết định đóng cửa tuyến đường vận chuyển (Ảnh: Internet)
Việc làm này của chính quyền Islamabad đã đẩy căng thẳng giữa Mỹ và Pakistan lên cao. Quốc hội Mỹ ngay lập tức đã cắt giảm mạnh viện trợ cho Pakistan. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Quốc hội nước này không nên cắt giảm khoản viện trợ đó.Trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ, mặc dù, ông Panetta không cho biết con số chính xác mà Lầu Năm góc phải chi thêm là bao nhiêu từ khi tuyến đường tiếp liệu bị đóng cửa nhưng ông Panetta đã yêu cầu Quốc hội nước này bổ sung thêm ngân sách do Bộ Quốc phòng Mỹ phải chi thêm 100 triệu USD mỗi tháng.
Các nghị sỹ Mỹ chất vấn ông Panetta rằng liệu có phải Pakistan yêu cầu Mỹ xin lỗi về vấn đề giết nhầm binh sỹ nước này là cản trở chính trong việc mở lại tuyến đường tiếp liệu vào Afghanistan hay không? Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết: "Đây không phải là vấn đề duy nhất đang được đưa ra thảo luận hiện nay, những vấn đề này cần phải được giải quyết sớm để mở lại tuyến đường tiếp liệu đó".
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng ủng hộ quan điểm cấp viện trợ cho Pakistan phải kèm theo những điều kiện để giải quyết các vấn đề tồn tại hiện nay giữa Mỹ và Pakistan.
Trong một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Pakistan Hina Rabbani Khar khi hội đàm với Ngoại trưởng Đan Mạch Villy Soevndal đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng nước này đang đòi tăng các khoản phí trước khi mở cửa trở lại các tuyến tiếp vận cho lực lượng liên quân đang tham chiến tại nước láng giềng Afghanistan.
Bà Rabbani Khar nhấn mạnh: "Ngay lúc này Pakistan không có bất kỳ cuộc thảo luận nào về mức giá cắt cổ. Vì vậy, những lập luận đó hoàn toàn không chính xác, sai trái và cần được loại bỏ sớm nhất có thể. Phía Mỹ hiểu rất rõ điều cần làm và những đòi hỏi của chúng tôi, để chúng tôi có thể thực thi quyết định mở cửa trở lại các tuyến tiếp vận"./.
Theo VOV
Trung Quốc không còn che giấu tham vọng? Sau hơn 3 thập kỷ, câu nói của Đặng Tiểu Bình, "Che giấu sức mạnh, chờ đợi thời cơ" đã không còn hợp thời nữa. Trong những năm đầu phát triển kinh tế và sức mạnh quân sự, "kim chỉ nam" của chính phủ Trung Quốc là câu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình: "Che giấu sức mạnh, chờ đợi thời cơ". Hải...