Mỹ sẽ phong tỏa đường vận tải biển của Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh
Theo báo “Sankei” (Nhật Bản), nếu xung đột quân sự nổ ra tại Biển Đông, nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào tình trạng đại hỗn loạn. Nước sẽ hứng chịu tổn thất to lớn nhất lại chính là Trung Quốc. Nếu xung đột quân sự nổ ra, Mỹ sẽ điều tàu sân bay và các tàu hộ tống đang neo đậu ở tây nam Nhật Bản đến án ngữ ở bờ biển Philippines. Để đối phó, Trung Quốc sẽ tiến hành hạn chế tàu thuyền nước ngoài đi lại trong khu vực. Tiếp đó, Bắc Kinh sẽ điều tàu chiến, máy bay chiến đấu xuống sâu phía nam Biển Đông.
Trong tình huống này, các tàu chở dầu lớn của Nhật Bản xuất phát từ Trung Đông sẽ không thể đi qua eo biển Malacca mà phải vòng qua quần đảo Indonesia, đi dọc lên phía bắc theo vùng biển phía đông Philippines. Đồng thời, Trung Quốc – nước mà 90% số nguồn dầu thô nhập khẩu đi qua Biển Đông – sẽ phái nhiều tàu chiến tới bảo vệ các tàu chở dầu của nước này đi qua eo Malacca. Tới thời điểm này, Mỹ sẽ phát động “chiến dịch kiểm soát ngoài khơi” với danh nghĩa bảo vệ đồng minh. Mỹ sẽ điều tàu ngầm tấn công, lực lượng không quân tới khu vực, đồng thời cảnh cáo tàu dầu, tàu hàng Trung Quốc không được di chuyển qua khu vực này. Nếu Trung Quốc bị chặt đứt đường vận tải biển quan trọng sống còn này thì Bắc Kinh sẽ nhanh chóng cạn kiệt nguồn năng lượng.
90% số nguồn dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua Biển Đông.
Tiếp đó, Mỹ sẽ phong tỏa tất cả các eo biển trong khu vực, ngăn chặn triệt để đường vận tải biển của Trung Quốc. Kiểm soát ngoài khơi là chiến lược ngăn chặn có kiềm chế, không công kích vào đất liền đại lục để tránh xung đột leo thang thành cuộc chiến tranh hạt nhân. Chiến lược này không khiến Mỹ thiệt hại binh lực, đồng thời khuyến khích lực lượng phái tả Trung Quốc đánh giá đúng tình hình, tạo áp lực để nước này từ bỏ gây chiến. Đồng thời, những thiệt hại to lớn về kinh tế có thế khiến chính quyền Bắc Kinh hiện nay sụp đổ.
Bắc Kinh hoàn toàn thấu hiểu tình huống này, cho nên một mặt tích cực xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu trên đất liền, mặt khác không sử dụng hải quân mà chỉ sử dụng lực lượng tàu thực thi pháp luật để chiếm đoạt biển đảo của các nước láng giềng.
Theo Lao Động
Video đang HOT
Đừng quên tham vọng nguy hiểm của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương
Bắc Kinh không ngại ngần khi đối đầu với Ấn Độ - nước đông dân thứ 2 thế giới nhằm thực hiện mưu đồ của mình ở Ấn Độ Dương.
ảnh minh họa
Trong khi những căng thẳng trên biển Hoa Đông, biển Đông tiếp tục leo thang thì Trung Quốc vẫn không "lơi là" trước "miếng bánh" Ấn Độ Dương. Bắc Kinh không ngại ngần khi đối đầu với Ấn Độ - nước đông dân thứ 2 thế giới nhằm thực hiện mưu đồ của mình.
Hôm nay 20-6, trang Bình luận tin tức của Hồng Kông (http://hk.crntt.com/ ) đã đăng tải bài viết với nhan đề Ấn Độ Dương là trọng tâm của Trung Quốc trong quá trình xây dựng chiến lược biển. Qua bài phân tích có thể thấy, tham vọng và ý đồ muốn làm bá vương hai vùng biển là Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương của Trung Quốc đã thực sự khiến các nước láng giềng của nước này lo ngại sâu sắc.
Trang Bình luận tin tức cho biết, trong thời điểm Mỹ đang tích cực xúc tiến chiến lược "tái cân bằng châu Á", thì việc làm thế nào để đối phó chiến lược này đã trở thành một vấn đề quan trọng đối với dàn lãnh đạo của Trung Quốc. Chiến lược biển của Trung Quốc lấy hai đại dương làm nền tảng, thực hiện song song hai chiến lược Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Và trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc mở rộng xâm lấn ở Thái Bình Dương thì Trung Quốc vẫn ráo riết tiến quân ra Ấn Độ Dương nhằm ngăn việc Mỹ và Ấn Độ liên kết, tận dụng "khu vực Ấn - Thái" (Indo-Pacific) để bao vây Trung Quốc.
Lính Trung Quốc trên tàu khu trục Guangzhou ở Ấn Độ Dương, trên đường đến Pakistan tập trận
Ấn Độ Dương có ý nghĩa chiến lược và ý nghĩa kinh tế hết sức quan trọng. Xét trên góc độ địa chính trị, Ấn Độ Dương đã trở thành tuyến đường giao thông trên biển nhộn nhịp nhất trên thế giới, 1/4 hàng hóa của thế giới phải vận chuyển qua con đường này.
Xét trên góc độ an ninh địa lý, các khu vực lân cận Ấn Độ Dương đa số là các quốc gia khá nhỏ, không hợp thành một thực thể địa chính trị thống nhất nên rất khó hình thành được hợp lực mạnh mẽ đe dọa đến an ninh khu vực, từ đó rất dễ bị các thế lực bên ngoài thao túng. Đã từ lâu, Ấn Độ luôn coi Ấn Độ Dương là vành đai an ninh của mình và luôn kiên quyết phản đối nước ngoài can thiệp vào các sự vụ ở Nam Á và Ấn Độ Dương. Tuy nhiên do vấn đề tiềm lực nên Ấn Độ chưa đủ sức tung hoành ở Ấn Độ Dương.
Ấn Độ Dương là đầu nút giao thông của nhiều tuyến đường thương mại quan trọng của thế giới, đồng thời cũng là con đường ắt phải kinh qua khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động giao thương với các nước Âu, Á, Phi. Vấn đề an ninh của Ấn Độ Dương ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và chiến lược quốc gia phát triển bền vững của Trung Quốc.
Hơn nữa, Ấn Độ Dương là sự lựa chọn lý tưởng để Trung Quốc đột phá chuỗi đảo của Mỹ trên Thái Bình Dương, là khu vực quan trọng để Trung Quốc xây dựng lực lượng hải quân viễn dương. Do đó, Trung Quốc cần tăng cường hoạt động trên khu vực Ấn Độ Dương, tăng cường hợp tác với các quốc gia Ấn Độ Dương, thông qua việc triển khai các cuộc tập trận chung, cuối cùng xây dựng một khung an ninh mới cũng như cơ chế hợp tác và điều hành an ninh đa phương. Chính vì lẽ đó, Trung Quốc đang ráo riết xây dựng chiến lược an ninh Ấn Độ Dương mới với hợp tác Trung Quốc - Ấn Độ là nền tảng.
Xét trên góc độ địa chính trị, Ấn Độ Dương sẽ trở thành cửa đột phá trong chiến lược biển của Trung Quốc. Vì ở phía Đông, Trung Quốc phải đối mặt với sự phong tỏa và bao vây trọng điểm của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản. Hiện tại Trung Quốc rất khó có thể phá vỡ những hạn chế của chuỗi đảo trên Thái Bình Dương. Và việc thực thi chiến lược Ấn Độ Dương sẽ mở rộng với biên độ cực lớn độ ảnh hưởng của Trung Quốc, đẩy nhanh mục tiêu chiến lược xây dựng cường quốc biển của Bắc Kinh.
Ấn Độ Dương sẽ trở thành cửa đột phá trong chiến lược biển của Trung Quốc
Qua bài phân tích của trang Bình luận tin tức có thể thấy, Pakistan sẽ là quốc gia điểm tựa chiến lược để Trung Quốc thực hiện âm mưu bành trướng sang Ấn Độ Dương. Còn Bangladesh, Sri Lanka và Myanmar sẽ trở thành điểm tiếp cận giúp Trung Quốc thực hiện tham vọng này.
Bắc Kinh đang tích cực xây dựng cầu đường trên đất Pakistan và Myanmar, nối liền với phần đất liền của Trung Quốc để từ đó có thể dễ dàng tiến thẳng vào Ấn Độ Dương, không còn lệ thuộc vào eo biển Malacca, phá vỡ cục diện bị "chuỗi đảo" phong tỏa, giúp nước này thoát ra khỏi vòng vây chiến lược của Mỹ, Nhật Bản, mở rộng không gian bành trướng cho Trung Quốc, nâng cao năng lực uy hiếp của Trung Quốc, từ đó cải thiện và nâng cao một cách căn bản môi trường chiến lược cho Bắc Kinh.
Eo biển Malacca là một trong những eo biển có lượng tàu thuyền qua lại đông đúc nhất thế giới. Mỗi năm có khoảng 50.000 tàu thuyền đi qua eo biển này, 50% lượng dầu thô và 30% hàng hóa của thế giới được chuyên chở qua đây. Mỗi ngày có gần 140 tàu thuyền thông thương qua eo biển Malacca, trong đó gần 60% là tàu thuyền Trung Quốc, và hầu hết đều là tàu chở dầu, 80% lượng dầu mỏ mà Trung Quốc cần đều được vận chuyển qua con đường này. Đối với Trung Quốc, eo biển Malaca được ví như một "yết hầu" chí mạng. Nếu một quốc gia lớn nào đó kiểm soát được eo biển Malacca, đồng nghĩa với việc "bóp cổ" được Trung Quốc.
Tất cả những toan tính trên đã thôi thúc Trung Quốc tích cực thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương nhằm bảo vệ một cách hiệu quả lợi ích và an ninh của mình trên Ấn Độ Dương, cải thiện bố cục kinh tế vùng Tây Bắc và Tây Nam của Trung Quốc, từ đó thúc đẩy chiến lược "phát triển miền Tây" của Bắc Kinh, đặt nền móng chiến lược quan trọng cho "vòi bạch tuộc" vươn sang châu Phi và châu Đại Dương rồi vươn ra toàn cầu.
Tiến trình chiến lược vươn ra Ấn Độ Dương của Trung Quốc đang được triển khai rất rầm rộ, điều này đã khiến cho sức ép chiến lược mà Bắc Kinh đang phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng. Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, thậm chí cả Australia đều đang liên kết với nhau để ngăn chặn Trung Quốc.
Do nhu cầu lợi ích chiến lược quốc gia, Ấn Độ cũng phải tìm mọi cách để hạn chế Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương, ví dụ như việc nhiều công ty Trung Quốc không được cấp phép vào Ấn Độ đầu tư vì lý do an ninh. Trong bối cảnh Trung Quốc đang bị một số nước Đông Nam Á cảnh giác vì các ý đồ xâm lấn chủ quyền trên biển ngày càng trắng trợn của nước này, thì việc Ấn Độ tích cực tăng cương các hoạt động quân sự, ngoại giao của mình ở khu vực sẽ tạo thành sức ép chiến lược mới cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Theo VNE
Chiếc thuyền thứ 2 đắm ngoài khơi Malaysia, thêm 9 người mất tích Chiếc thuyền thứ hai trở những người di cư bất hợp pháp của Indonesia vừa chìm ngoài khơi Malaysia, làm thêm 9 người mất tích. Sĩ quan văn phòng hàng hải Maylaysia Mohammad Zuhri cho biết, chiếc thuyền thứ 2 đã chìm vào sáng hôm 19/8 ở gần thị trấn Sepang, ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur. 18 người, trong đó có 4...