Mỹ sẽ hợp tác với đồng minh để giảm bớt khủng hoảng chất bán dẫn
Tình trạng thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn là một trong những vấn đề cấp bách nhất mà chính phủ Mỹ đang chú trọng.
Theo South China Morning Post, ông Matt Murray, quan chức cấp cao của Cục Kinh tế và Kinh doanh thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 3.11 cho biết, Mỹ sẽ tập trung giải quyết tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng, đặc biệt là chất bán dẫn, bằng cách tăng cường hợp tác hơn nữa với các nước đồng minh khác và khu vực tư nhân.
Tham gia quốc tế là trọng tâm trong chiến lược chuỗi cung ứng của Tổng thống Mỹ Joe Biden
Mỹ “rất ưu tiên việc trao đổi và đối thoại giữa các chính phủ” để tìm xem “có thể làm gì khi tham gia hợp tác quốc tế nhằm cải thiện những gián đoạn ngắn hạn”, ông Murray nói. Mỹ sẽ tận dụng động lực từ hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Rome (Ý) vào cuối tuần qua, nơi Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thảo luận về tầm quan trọng của khả năng phục hồi chuỗi cung ứng với các nhà lãnh đạo thế giới.
Các cuộc trò chuyện của họ “cực kỳ quan trọng” khi đề cập đến các lĩnh vực như minh bạch, đa dạng, nguồn cung, bảo mật và bền vững, tất cả đều “rất phù hợp với những thách thức mà chúng ta đang đối mặt trong lĩnh vực bán dẫn”, ông Murray nói thêm.
Video đang HOT
Chuỗi cung ứng chất bán dẫn, vi mạch quan trọng trong mọi sản phẩm công nghệ, đã bị áp lực bởi dịch Covid-19 khi nhu cầu về máy tính xách tay và máy chơi game tăng vọt. Doanh số bán ô tô tăng trở lại nhanh hơn dự kiến trong quý 3/2020 cũng đã đẩy nguồn cung cấp chất bán dẫn vào một vòng xoáy đi xuống. Gần đây, các cảng lớn của Mỹ ở Los Angeles và Long Beach xảy ra tình trạng tồn đọng hàng hóa khiến việc vận chuyển hàng hóa đến điểm tiếp nhận cuối cùng tiếp tục bị tắc nghẽn.
Tham gia quốc tế là trọng tâm trong chiến lược chuỗi cung ứng của ông Biden. Đầu năm nay, ông Biden đã ban hành một lệnh hành pháp để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với đối tác và đồng minh về khả năng phục hồi và an ninh của chuỗi cung ứng. Theo lệnh này, để bảo vệ chuỗi cung ứng toàn cầu, Mỹ cần đảm bảo “các đồng minh và đối tác cũng đã xác định và ưu tiên cho những hàng hóa, nguyên liệu quan trọng”.
Trong tháng 6.2021, Nhà Trắng công bố một báo cáo về việc giải quyết các vấn đề tổng thể của chuỗi cung ứng, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải “làm việc với các đồng minh và đối tác để giảm thiểu các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, bao gồm cả việc khuyến nghị tổng thống tổ chức một diễn đàn mới nhằm đặc biệt giải quyết những vấn đề này.
Theo ông Thomas Duesterberg, cựu trợ lý thư ký về chính sách kinh tế quốc tế tại Bộ Thương mại Mỹ, Đài Loan cần trở thành một phần quan trọng hơn trong giải pháp chuỗi cung ứng. Ông Duesterberg cho biết trong cuộc thảo luận riêng về chính sách thương mại châu Á của ông Biden hôm 3.11 rằng, Mỹ phải ủng hộ vị trí lãnh đạo của Đài Loan trong lĩnh vực bán dẫn. Việc cho phép Đài Loan tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một khuôn khổ mà Washington đã rút khỏi năm 2017, sẽ giúp củng cố lập trường đó.
“Mỹ đã mất một hoặc hai bước trong vị trí dẫn đầu thế giới, ít nhất là về khả năng chế tạo chất bán dẫn. Và Đài Loan, thông qua các khoản đầu tư lớn, đã trở thành nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu”, ông Duesterberg nói.
Cũng trong cuộc họp hôm 3.11, ông Murray nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chính phủ tham gia với khu vực tư nhân. Ông cho biết Bộ Thương mại Mỹ đã có cuộc thảo luận với các nhà sản xuất và chế tạo chất bán dẫn. “Nhiều chuỗi cung ứng của chúng tôi gần như hoàn toàn do khu vực tư nhân sở hữu và vận hành. Nhưng chính phủ có thể đóng vai trò chủ chốt, xác định các rủi ro trong chuỗi cung ứng và tập hợp các bên tham gia khác nhau lại với nhau”.
Ví dụ, Nhà Trắng đã triển khai một hệ thống cảnh báo sớm giữa các cơ quan về việc ngừng hoạt động các cơ sở sản xuất chất bán dẫn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, đặc biệt tập trung vào khu vực Đông Nam Á. Hệ thống giúp phát hiện sớm những gián đoạn tiềm ẩn để phối hợp với đối tác thương mại trong khu vực tư nhân nhằm giảm thiểu tác động. Các đại sứ quán Mỹ ở Đông Nam Á đang đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực này, đặc biệt là ở Kuala Lumpur, Hà Nội, Jakarta và Bangkok.
Là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện tính minh bạch và giải quyết tắc nghẽn chuỗi cung ứng chip, Bộ Thương mại Mỹ trong tháng 9.2021 đã yêu cầu các công ty bán dẫn đa quốc gia cung cấp thông tin về nhà sản xuất, người dùng và các bên trung gian.
Thiếu hụt GPU trầm trọng, MSI phải hồi sinh card đồ họa yếu nhất 2014 để 'chống cháy', mỗi tội giá bán lại đắt đến bất ngờ
GT 730 - mẫu card chống cháy huyền thoại của NVIDIA đã chính thức quay trở lại, trong bối cảnh thị trường GPU vẫn đang rơi vào cảnh cung không đủ cầu
Tình hình thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn trên toàn cầu vẫn đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nhà sản xuất thiết bị công nghệ, bao gồm cả nhà sản xuất GPU như Nvidia hay AMD. Ở thời điểm hiện tại, rất nhiều mẫu GPU của Nvidia và AMD hiện có giá bán chợ đen cao gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với giá niêm yết, trong bối cảnh giới đào coin vẫn đang mua mua card màn hình với số lượng lớn. Song song đó, nhu cầu chơi game của người dùng tăng cao vì phải ở nhà dịp COVID-19 càng khiến GPU rơi vào cảnh 'cung không đủ cầu'.
Đứng trước tình trạng này, nhiều hãng sản xuất card đồ họa đã phải áp dụng nhiều phương án để giải quyết phần nào nhu cầu của người dùng, bao gồm cả phương án mang tính...tuyệt vọng như hồi sinh một mẫu card 'chống cháy' giá rẻ ra mắt từ 2014!
Tại Việt Nam, các mẫu GT 730 được xếp vào dạng 'card chống cháy', với giá tiền chỉ khoảng 500 nghìn cho hàng đã qua sử dụng
Theo Tomshardwre, hãng MSI mới đây đã thông báo sẽ tái sản xuất mẫu card đồ họa GeForce GT 730. Ra mắt lần đầu vào năm 2014, GT 730 là mẫu card đồ họa thuộc phân khúc phổ thông của NVIDIA, với sức mạnh chơi game thuộc dạng...cực kỳ yếu ớt ngay cả ở thời điểm cách đây 7 năm. Thực tế, mẫu card đồ họa này không dùng để chơi game, mà chỉ để trang bị trên các hệ thống PC văn phòng hoặc HTPC, với nhiệm vụ chính là để...xuất hình.
Đương nhiên, trong bối cảnh các mẫu card đồ họa đời mới vừa đắt - vừa khó mua, việc GT 730 hồi sinh có thể coi là một lựa chọn 'có còn hơn không' cho những người dùng PC đang sở hữu các mẫu CPU không trang bị iGPU (như CPU dòng F của Intel hay Ryzen của AMD).
Được biết, mẫu GT 730 được MSI 'hồi sinh' là phiên bản sử dụng vi kiến trúc Kepler, trang bị 384 nhân CUDA, với xung boost 902 MHz và 2GB bộ nhớ DDR3 hoạt động ở tốc độ 1.600 MHz, băng thông bộ nhớ 64-bit. Để so sánh, phiên bản này có hiệu năng chơi game thậm chí còn kém hơn so với phiên bản GT 730 trang bị GDDR5.
Phiên bản GT 730 do MSI sử dụng kiểu dạng thụ động với miếng tản nhiệt cỡ lớn, không trang bị quạt tản nhiệt.
Với kích thước nhỏ gọn, chiều dài chỉ 146mm, phiên bản GT 730 do MSI sản xuất có thể lắp vừa với bất kỳ vỏ case nào. Mẫu card màn hình này cũng không cần cắm thêm nguồn phụ, do chỉ ngốn khoảng 23W điện năng. Về cổng kết nối, MSI GT 730 trang bị 1 cổng HDMI 1.4, 1 cổng DVI-D và 1 cổng Dsub.
Đáng chú ý, mặc dù là một mẫu card đồ họa thế hệ cũ, GT 730 vẫn được bán với giá niêm yết khoảng 77,98 USD ở thị trường Mỹ. Mức giá này còn cao hơn so với giá bán ở thời điểm 2014 của GT 730, vốn chỉ rơi vào 59,99 USD. Tại Việt Nam, các mẫu GT 730 được xếp vào dạng 'card chống cháy', với giá tiền chỉ khoảng 500 nghìn cho hàng đã qua sử dụng.
Asus và Acer tăng giá máy tính xách tay Nhu cầu mua hàng tăng vọt kể từ đại dịch Covid-19 đã khiến máy tính xách tay thiếu nguồn cung và tăng chi phí thành phần buộc Acer và Asus phải tăng giá máy tính xách tay của họ vào quý 2. Thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu tăng đã khiến Acer và Asus lên phương án tăng giá bán máy tính...