Mỹ sẽ bơm thêm hơn 700 triệu USD cho Ukraine
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này sẽ gửi cho Ukraine thêm nhiều tên lửa, đạn dược, mìn chống bộ binh và các loại vũ khí khác trị giá hơn 725 triệu USD, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Joe Biden nỗ lực hỗ trợ cho Kiev trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ.
Trong một tuyên bố được đưa ra ngày 2/12 (giờ địa phương), ông Blinken nói rằng khoản viện trợ này sẽ bao gồm tên lửa Stinger, đạn dược cho Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), máy bay không người lái và mìn trên bộ…
Tuần trước, báo chí Mỹ đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Biden đã lên kế hoạch cung cấp thiết bị, phần lớn là vũ khí chống tăng, để Kiev ứng phó với lực lượng tấ.n côn.g của Nga.
Video đang HOT
“Mỹ và hơn 50 quốc gia đoàn kết để đảm bảo Ukraine có đủ năng lực cần thiết để tự vệ trước sự tấ.n côn.g của Nga”, ông Blinken tuyên bố.
Như vậy, thông báo này đán.h dấu sự gia tăng đáng kể so với những gì mà “thẩm quyền huy động của tổng thống” (PDA), cho phép Tổng thống Mỹ rút từ kho vũ khí hiện tại để giúp các đồng minh trong trường hợp khẩn cấp. Các thông báo PDA gần đây thường dao động từ 125 triệu đến 250 triệu USD. Theo một số nguồn tin, ông Biden đã sử dụng thẩm quyền này rút 4 đến 5 tỷ USD, đã được Quốc hội phê duyệt, để chuẩn bị hỗ trợ cho Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức ngày 20/1 năm sau.
Ông Trump được cho là sẽ thay đổi chiến lược của Mỹ đối với Ukraine. Ông ch.ỉ tríc.h quy mô ủng hộ của chính quyền Tổng thống Biden đối với Kiev và đưa ra lời hứa chiến dịch trọng tâm là nhanh chóng chấm dứt chiến tranh. Tuần trước, ông Trump đã chọn Keith Kellogg, một trung tướng đã nghỉ hưu, người đã trình bày cho ông một kế hoạch chấm dứt chiến tranh, làm đặc phái viên cho cuộc xung đột Ukraine.
Châu Âu tăng cường phòng thủ tên lửa với 18 quốc gia thành viên
Châu Âu đang triển khai chiến lược phòng thủ chung, với gần 20 quốc gia EU hợp tác trong các lĩnh vực như phòng không, tên lửa và công nghệ quân sự hiện đại.
Đây được coi là bước đi quyết liệt của EU để khẳng định tự chủ chiến lược và đối phó với các nguy cơ địa chính trị ngày càng gia tăng.
Ngoài mục tiêu quân sự, dự án tăng cường phòng thủ tên lửa còn mang lại động lực quan trọng cho nền kinh tế. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang tin châu Âu Euronews.com, châu Âu đang điều chỉnh kế hoạch phòng thủ quân sự với một động thái mạnh mẽ và quyết liệt chưa từng có. Gần 20 quốc gia thành viên EU đã cùng nhau ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tăng cường năng lực phòng không và tên lửa.
Trong bối cảnh an ninh toàn cầu đang diễn biến phức tạp, EU nhận thức rõ sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống phòng thủ hiện đại và mạnh mẽ. Ông Paweł Ksawery Zalewski, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, nhấn mạnh: "Lợi thế trên không sẽ quyết định chiến tranh".
Theo báo cáo của Cơ quan Quốc phòng châu Âu (EDA), các quốc gia thành viên đã thể hiện quyết tâm nâng cao năng lực quốc phòng: Chi tiêu quân sự tăng 30% so với năm 2021, với khoản đầu tư dự kiến 326 tỷ euro trong năm nay, tương đương 1,9% GDP của EU. Đây là một con số ấn tượng, cho thấy sự cam kết nghiêm túc của châu lục này trong việc tăng cường an ninh.
Trên cơ sở đó, EDA đã xác định năm lĩnh vực hợp tác quan trọng. Đáng chú ý nhất là phòng không và tên lửa với sự tham gia của 18 nước, tiếp đến là tác chiến điện tử (14 nước), đạn dược (17 nước), tàu chiến châu Âu (7 nước) cùng các công nghệ vệ tinh, trí tuệ nhân tạo.
Ông Stefano Cont, Giám đốc Năng lực tại EDA, nhấn mạnh rằng đây không phải là vấn đề quân sự thuần túy. Dự án còn bao gồm những khía cạnh công nghệ và chiến lược như giám sát vệ tinh, phân tích rủi ro, công nghệ truyền thông và phát triển hệ thống cảm biến, radar hiện đại.
Ngoài mục tiêu quân sự, dự án còn mang lại động lực quan trọng cho nền kinh tế. Ông Cont khẳng định: "Đây là động lực lớn cho nền kinh tế, không chỉ đối với các ngành công nghiệp lớn mà còn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ". Điều này cho thấy sự đầu tư của EU không chỉ nhằm tăng cường phòng thủ mà còn thúc đẩy đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, EDA vẫn nhấn mạnh một thực tế quan trọng: nỗ lực của từng quốc gia riêng lẻ là không đủ để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh cường độ cao. Đây chính là lý do cần có sự hợp tác chặt chẽ và chiến lược giữa các quốc gia thành viên.
Có thể nói sự hợp tác này cho thấy EU đang quyết tâm xây dựng một hệ thống phòng thủ độc lập và mạnh mẽ. Không chỉ là vấn đề quân sự, đây còn là chiến lược phát triển công nghệ và kinh tế của một châu lục đang tìm kiếm sự tự chủ chiến lược. Châu Âu đang chứng minh rằng sức mạnh không chỉ nằm ở việc chuẩn bị cho chiến tranh, mà còn ở khả năng hợp tác và đổi mới công nghệ.
Nga cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến tại Ukraine Ngày 20/11, Nga đã cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến ở Ukraine thông qua việc tăng cường cung cấp vũ khí cho Kiev trước thời điểm Tổng thống đắc Trump nhậm chức. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải). Ảnh: NY Post/TTXVN Theo đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết chính...