Bên bờ vực thảm họa, Ukraine đã thay đổi tình thế ra sao từ đầu năm 2024?
Ukraine đã bắt đầu năm 2024 với tình trạng bên bờ vực thảm họa nhưng rất nhiều thứ đã thay đổi sau đó.
Sau khi chật vật trước tình trạng thiếu đạn dược, vào tháng 2/2024, Mỹ đã thông qua gói hỗ trợ quân sự trị giá 60 tỷ USD cho Ukraine sau nhiều tháng bất đồng chính trị và sự cản trở của đảng Cộng hòa.
Phương Tây đã cho phép Kiev sử dụng một số hệ thống tên lửa mà họ cung cấp để tấ.n côn.g vào các mục tiêu nằm trong lãnh thổ Nga, giúp nước này có cơ hội tốt hơn để tự vệ trước các cuộc tấ.n côn.g sắp tới của Nga.
Ảnh minh họa: Reuters
Kiev cũng giành lại thế chủ động bằng cuộc đột kích bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga hồi tháng 8, ngay cả khi đang mất dần vị thế ở miền Đông.
Ukraine vẫn đang mắc kẹt trong cuộc giao tranh trên bộ với quân đội Nga và mối nguy hiểm lớn nhất là áp lực này sẽ làm sụp đổ một phần tuyến phòng thủ của Kiev ở phía Đông.
“Những gì Ukraine đã làm trong tháng qua, bắt đầu từ Kursk, sẽ không thể xoay chuyển cuộc xung đột bằng bất cứ cách nào. Nhưng điều đó chắc chắn đã thay đổi cuộc xung đột”, Abishur Prakash, người sáng lập The Geopolitical Business – một công ty tư vấn chiến lược nhận định với Business Insider.
Nhận được tiêm kích F-16 và các vũ khí chờ đợi từ lâu
Những trì hoãn trong việc nhận được vũ khí phương Tây đã khiến Ukraine thất vọng. Hồi tháng 5/2024, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết phương Tây luôn cung cấp vũ khí chậm hơn 1 năm so với thời điểm Kiev cần chúng.
Video đang HOT
“Mọi quyết định được đưa ra cho chúng tôi đều muộn hơn khoảng 1 năm”, ông Zelensky nói với Reuters. Tuy nhiên, một số vũ khí phương Tây được chờ đợi từ lâu đã bắt đầu đến tay Ukraine, trong số đó có tên lửa ATACMS đến hồi tháng 4 và tiêm kích F-16 đến vào tháng trước.
Mới đây, ngày 10/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, tuần này, Washington sẽ thảo luận về khả năng cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấ.n côn.g sâu vào trong lãnh thổ Nga. Kiev từ lâu đã hối thúc các nước phương Tây, trong đó có Mỹ cho phép nước này tấ.n côn.g sâu các mục tiêu bên trong nước Nga, sử dụng các vũ khí như tên lửa tầm xa ATACMS. Mỹ cho đến nay vẫn ngăn cản Ukraine làm điều đó do lo ngại leo thang xung đột với Nga.
Theo ông Mark Temnycky, một học giả tại Trung tâm Á – Âu thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, các tiêm kích F-16 không ngay lập tức trao cho Ukraine ưu thế trên không trong cuộc xung đột – điều mà cả hai bên đều chưa làm được, nhưng chúng sẽ tăng cường khả năng Ukraine bắ.n hạ tên lửa và UAV từ trên không.
“Bên cạnh các khả năng quân sự của những tiêm kích này, việc chuyển giao các tiêm kích trên sẽ thúc đẩy tinh thần chiến đấu của các binh lính Ukraine“, chuyên gia này nhận định.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều là tin tốt cho Ukraine khi Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis gần đây cho biết một số trang thiết bị quân sự quan trọng được cam kết hỗ trợ sẽ chưa thể đến tay Kiev tới tận năm 2027.
Tăng cường tấ.n côn.g vào nước Nga
Ngay từ đầu chiến dịch quân sự của Nga, các nước phương Tây, trong đó có Mỹ đã cấm Ukraine sử dụng các vũ khí tiên tiến mà họ cung cấp để tấ.n côn.g các mục tiêu bên trong nước Nga như các căn cứ không quân và tuyến tiếp tế.
Một chỉ huy Ukraine hoạt động ở khu vực Kharkov gần biên giới Nga nhận định với The Times of London hồi tháng 5 rằng đơn vị của ông đã quan sát được Nga tập hợp lực lượng quay mô lớn nhưng phải chờ quân đội Nga vượt qua biên giới vào Ukraine mới có thể tấ.n côn.g họ.
Phương Tây đã dỡ bỏ một số hạn chế hồi tháng 5/2024, cho phép Ukraine tấ.n côn.g quân đội Nga đang tăng cường lực lượng ở biên giới. Tuy nhiên, Kiev vẫn chưa được phép sử dụng vũ khí phương Tây để tiến hành các cuộc tấ.n côn.g sâu vào trong nước Nga, bất chấp những lời kêu gọi từ Tổng thống Volodymyr Zelensky.
Theo một bản đồ do Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) công bố vào tháng trước, có 245 mục tiêu quân sự ở Nga nằm trong tầm bắ.n của tên lửa ATACMS mà hiện Ukraine đã sở hữu.
Thách thức lớn nhất trong năm nay là Ukraine đã thay đổi động lực cuộc xung đột bằng cách tiến hành cuộc đột kích vào khu vực Kursk của Nga. Chỉ trong 2 tuần, bắt đầu từ 6/8, Ukraine cho biết các lực lượng của nước này đã chiếm số vùng lãnh thổ ở Kursk nhiều hơn các vùng lãnh thổ Moscow chiếm được ở Ukraine từ đầu năm 2024. Theo chuyên gia quốc phòng Mark Cancian tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, những điều Ukraine làm cho thấy nước này có thể dịch chuyển cuộc tấ.n côn.g. Theo ông, điều này là rất quan trọng “sau 8 tháng phòng thủ và cuộc phản công thất bại vào năm ngoái”. Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định, “Ukraine vẫn đang trong tình thế cam go”.
Chiến lược chiến thắng
Theo một cập nhật từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), cuộc đột kích vào Kursk không thể thay đổi tính toán chiến lược của Điện Kremlin. Theo đó, Nga tin rằng họ có thể chiếm các vùng lãnh thổ của Ukraine thông qua các cuộc tiến công từ từ và hoàn thành các mục tiêu của mình trong cuộc xung đột tiêu hao.
Về phần mình, Kiev hy vọng cuộc đột kích trên sẽ giúp nước này giành chiến thắng.
Trong cuộc họp báo ở Kiev vào tháng trước, Tổng thống Zelensky nói rằng Kursk là bước đầu tiên trong kế hoạch chiến thắng 4 phần mà ông sẽ trình Tổng thống Joe Biden vào tháng này. Những phần khác bao gồm vị thế chiến lược của Ukraine trong cấu trúc an ninh thế giới và một loạt biện pháp ngoại giao cũng như kinh tế nhằm gây sức ép để Nga chấm dứt xung đột.
Các quan chức Ukraine dường như tập trung vào việc giữ các vùng lãnh thổ mà họ đang kiểm soát và chiếm thêm các khu vực khác nhằm tác động đến tiến trình xung đột hoặc các cuộc đàm phán trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều khả năng, cuộc giao tranh ở Kursk không thể thay đổi tình thế khó khăn của Ukraine ở chiến trường Donbass.
Ukraine “đang mất các vùng lãnh thổ” và có nguy cơ bị Nga xuyên thủng phòng tuyến. Benjamin Friedman, giám đốc chính sách tại tổ chức nghiên cứu Defense Priorities, nói với Business Insider.
“Họ cần nhân lực hơn hết thảy”, chuyên gia này cho hay.
Tuần trước, Michael Kofman, học giả cấp cao tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế và Rob Lee, thành viên chính sách cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, đã viết trong Foreign Affairs rằng, cuộc tấ.n côn.g vào Kursk “đã thay đổi câu chuyện u ám trước đây, ít nhất là trong thời điểm hiện tại về xu hướng tiêu cực của cuộc xung đột”. Nhưng họ cũng cho rằng: “Kiev phải quyết định sẽ làm gì với thắng lợi ban đầu của mình”.
“Kiev phải lựa chọn giữa việc giữ những gì mình đang có hay đầu tư nhiều nguồn lực khan hiếm hơn vào chiến dịch này để buộc Nga phải nỗ lực đối phó”.
Tuy nhiên, hai nhà quan sát nhận định điều này đi kèm với rủi ro.
Trong trường hợp xấu nhất, Ukraine có thể mất đi những vùng lãnh thổ đáng kể ở phía Đông và không giữ được lãnh thổ ở Kursk, vốn có thể được sử dụng làm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán hòa bình. Cuối cùng, Ukraine có thể phải đưa ra một số quyết định lớn về các nguồn lực sẵn có của mình.
Ông Prakash, người sáng lập The Geopolitical Business, đã đặt câu hỏi một cách thẳng thắn về các bước tiếp theo của Kiev khi “điều gì sẽ xảy ra nếu lực lượng Ukraine ở Kursk bị đẩy lùi, và điều gì sẽ xảy ra nếu Nga bắt đầu tiến hành một cuộc tấ.n côn.g lớn vào miền Đông Ukraine?”
Mỹ tiếp tục cảnh báo Triều Tiên về việc ủng hộ Nga trong cuộc chiến ở Ukraine
Ngày 3/9, Mỹ đã nhắc lại rằng sẽ tiếp tục nỗ lực buộc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về việc ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, khi Mỹ vẫn còn lo ngại rằng các giao dịch vũ khí giữa Bình Nhưỡng và Moskva có thể kéo dài cuộc chiến ở Ukraine.
Ông Matthew Miller. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Yonhap, ông Matthew Miller, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, đã phát biểu như vậy khi trả lời câu hỏi về tác động khi Triều Tiên ủng hộ Nga.
Ông Miller nói: "Chúng tôi đã thấy tác động đối với Ukraine khi Triều Tiên ủng hộ cuộc chiến đó, thông qua việc chuyển các vũ khí mà đã xuất hiện trên chiến trường. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động để buộc Nga chịu trách nhiệm về những hành động tại Ukraine và buộc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về ủng hộ Nga".
Triều Tiên chưa bình luận gì về phát biểu mới nhất của ông Miller nói trên.
Trước đây, Mỹ cũng đã cáo buộc Triều Tiên cung cấp cho Nga tên lửa đạn đạo, đạn dược, vật liệu liên quan và các thiết bị khác để sử dụng tại Ukraine. Tuy nhiên, Triều Tiên và Nga đã bác bỏ các cáo buộc này.
Ngày 17/5, bà Kim Yo-jong, Phó chủ nhiệm Ủy ban trung ương đảng Lao động Triều Tiên, bác bỏ thông tin Bình Nhưỡng bán vũ khí cho Nga. Bà Kim Yo-jong khẳng định thông tin về thỏa thuận vũ khí giữa Triều Tiên và Nga xuất phát từ định kiến và hư cấu. Bà gọi đây là giả thuyết vô lý nhất và không đáng đán.h giá hay giải thích.
Về phần mình, Nga cũng cáo buộc việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ không thay đổi kết cục và chỉ làm kéo dài thêm cuộc chiến này.
Ông Medvedev: Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã thay đổi nhận thức về chiến thuật chiến đấu Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã đảo ngược nhận thức về chiến thuật chiến đấu và thay đổi toàn bộ khoa học quân sự. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS Theo hãng thông tấn TASS, ông Medvedev, người cũng là...