Mỹ sẵn sàng thỏa hiệp với Nga liên quan đến thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
Mỹ tuyên bố sẽ duy trì hoạt động xuất khẩu lương thực của Nga nếu thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine được hồi sinh.
Nga cho biết sẵn sàng khôi phục thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen nếu các rào cản đối với hàng hóa của họ được dỡ bỏ. Ảnh:Reuters
Hãng tin Reuters mới đây dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Washington sẽ làm “bất cứ điều gì cần thiết” để đảm bảo Nga có thể tự do xuất khẩu lương thực nếu có sự hồi sinh của thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine an toàn qua Biển Đen.
Tháng trước, Nga đã từ bỏ thỏa thuận được kí kết vào tháng 7/2022 do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu sau cuộc xung đột ở Ukraine. Ukraine và Nga đều là những nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu.
“Tất nhiên, trong trường hợp quay trở lại thỏa thuận (ngũ cốc ở Biển Đen), chúng tôi sẽ tiếp tục làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo rằng các bên có thể xuất khẩu thực phẩm và sản ph ẩm thực phẩm của họ một cách tự do và an toàn, trong đó có cả Nga”, ông Blinken nói với các phóng viên tại Liên hợp quốc.
“Chúng tôi muốn thấy các loại thực phẩm đó có mặt trên thị trường thế giới. Chúng tôi muốn tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ giá thấp hơn”, Ngoại trưởng Mỹ sau khi chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về tình trạng mất an ninh lương thực do xung đột gây ra.
Video đang HOT
Để thuyết phục Nga đồng ý với thỏa thuận Biển Đen, một hiệp ước khác cũng đã được ký kết vào tháng 7/2022, theo đó các quan chức Liên hợp quốc nhất trí giúp Nga xuất khẩu lương thực và phân bón sang thị trường nước ngoài.
Trong khi xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga không phải chịu lệnh trừng phạt từ phương Tây sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Moskva cho biết các hạn chế về thanh toán, hậu cần và bảo hiểm đã cản trở các chuyến hàng ra nước ngoài của họ.
Trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an trên, Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyanskiy cáo buộc các nước phương Tây “không sẵn lòng” giúp thực hiện hiệp ước của Liên hợp quốc với Moskva.
Phó Đại sứ Nga nêu rõ: “Các nước phương Tây cần tập trung vào việc đảm bảo rằng ngũ cốc và phân bón của Nga có thể đến các nước có nhu cầu mà không gặp trở ngại”, nhấn mạnh rằng Nga chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường lúa mì toàn cầu so với Ukraine và là nhà xuất khẩu phân bón chủ chốt.
Tuy nhiên, ông Blinken nói với các phóng viên rằng xuất khẩu lương thực của Nga đã vượt quá mức trước khi xung đột nổ ra.
“Phải nói rằng, liên quan đến bất kỳ vấn đề nào xảy ra với những lĩnh vực như vận chuyển và bảo hiểm, chúng tôi đã thực hiện các bước để giải quyết chúng trong suốt quá trình của sáng kiến hỗ trợ Biển Đen”, ông Blinken nói, lưu ý điều này bao gồm việc gửi công văn cho các ngân hàng “để đảm bảo với họ rằng việc xử lý các giao dịch này là được phép và họ sẽ không vi phạm lệnh trừng phạt của chúng tôi”.
Ngân hàng Mỹ JPMorgan đã xử lý một số khoản thanh toán xuất khẩu ngũ cốc của Nga với sự đảm bảo từ Washington.
Về phần mình, Liên hợp quốc lập luận rằng thỏa thuận Biển Đen có lợi cho tất cả mọi người vì đã giúp hạ giá 23% so với mức cao kỷ lục trong những tuần sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Sau khi Moskva từ bỏ thỏa thuận, các cuộc tấn công vào các cảng và cơ sở hạ tầng ngũ cốc của Ukraine trên Biển Đen và sông Danube đã khiến giá ngũ cốc toàn cầu tăng vọt.
Nga cho biết họ có thể khôi phục thỏa thuận Biển Đen nếu yêu cầu cải thiện hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của họ được đáp ứng. “Nếu tất cả các vấn đề mà chúng tôi công khai nêu ra… được loại bỏ, chúng tôi sẽ sẵn sàng một lần nữa tham gia vào sáng kiến Biển Đen”, ông Polyanskiy nhắc lại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây cũng thông báo với các nhà lãnh đạo châu Phi rằng Moskva sẵn sàng thay thế Ukraine xuất khẩu ngũ cốc sang châu Phi trên cả cơ sở thương mại và viện trợ để thực hiện những gì ông nói là vai trò quan trọng của Nga trong an ninh lương thực toàn cầu.
Nga chưa thấy có cơ sở gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây cho biết Nga đang xem xét rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen nếu những rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của nước này không được khắc phục.
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine tới ngoài khơi bờ biển thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Hiện không có cơ sở để gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen vì phần thỏa thuận liên quan đến xuất khẩu của Nga không được thực hiện. Đây là tuyên bố của người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov ngày 5/7.
Ông Peskov nhấn mạnh: "Cho đến nay phần trong thỏa thuận đề cập đến các cam kết đối với xuất khẩu của Nga không được thực hiện. Do đó, hiện không có cơ sở để gia hạn thỏa thuận này."
Quan chức trên cho biết Nga chưa chính thức thông báo về quyết định đối với thỏa thuận và sẽ "đưa ra vào thời điểm thích hợp". Hiện vẫn còn thời gian để thực hiện phần thỏa thuận liên quan đến xuất khẩu của Nga.
Tháng 7/2022, Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho thỏa thuận ngũ cốc mang tên Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine-các nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.
Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và Liên hợp quốc đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen.
Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn và theo lần gia hạn mới đây nhất vào ngày 18/5, thỏa thuận sẽ hết hiệu lực vào ngày 17/7 tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây cho biết Nga đang xem xét rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen nếu những rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của nước này không được khắc phục.
Điện Kremlin cảnh báo rủi ro an ninh khi thực hiện thỏa thuận ngũ cốc không có Nga Ý định tiếp tục thực hiện thỏa thuận ngũ cốc mà không có sự tham gia của Nga sẽ đem lại nhiều rủi ro. Đây là tuyên bố của người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov khi bình luận về đề xuất của Ukraine với Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine bất chấp việc Nga dừng tham...