Mỹ phục hoạt “Hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển”
Ngoài các phương tiện săn ngầm thông dụng như máy bay, tàu chiến, ngay từ thời “Chiến tranh lạnh”, Mỹ đã lập “ Hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển”.
Khái lược về hệ thống giám sát dưới đáy biển của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tác chiến chống ngầm luôn là vấn đề đau đầu đối với mọi cường quốc trên thế giới. Ngoài việc sử dụng phương thức tàu ngầm đối tàu ngầm, máy bay tuần tiễu chống ngầm cánh cố định, tàu hộ vệ chống ngầm (có trực thăng săn ngầm) ra, Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới phát minh ra phương thức chống ngầm thứ 5.
Các tàu ngầm càng hiện đại càng có khả năng lặn sâu hơn, độ ồn, độ rung chấn của chân vịt, động cơ càng thấp hơn, gây nhiều khó khăn cho các phương tiện trinh sát chống ngầm trên mặt nước. Bởi vậy, Mỹ đã nghiên cứu phát triển hệ thống giám sát dưới đáy biển để “bắt chết” cả những tàu ngầm dù là lặn sâu nhất hay là chạy êm nhất.
Ngay từ thời chiến tranh lạnh, cường quốc hải quân số 1 của thế giới đã phát triển một mạng lưới thu nhận âm thanh nhằm giám sát tàu ngầm từ dưới đáy biển, để ngăn chặn hạm đội tàu ngầm hạt nhân rất mạnh của Liên Xô. Mạng lưới này đã được triển khai ở cả Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trong thời kỳ “Chiến tranh lạnh”.
Mục đích của kế hoạch này là tìm tòi một phương thức phát hiện sớm, từ rất xa những tàu ngầm thông thường và hạt nhân của đối phương, sau đó hướng dẫn cho các phương tiện chống ngầm trên, hoặc là bắt nó nổi lên mặt nước hoặc tấn công tiêu diệt chúng.
Do đó, Mỹ đã xây dựng một hệ thống giám sát dưới đáy biển bằng sonar xung quanh các quốc gia “thù địch”. Hệ thống này bao gồm rất nhiều thiết bị cảm biến quang học được rải đều dưới đáy biển sâu, thềm lục địa, các luồng lạch xung yếu được kết nối chặt chẽ với nhau.
Hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển bổ sung sức mạnh cho các phương tiện săn ngầm thông dụng
Video đang HOT
Kế thừa những kinh nghiệm đã thu nhận được từ 2 cuộc chiến tranh thế giới, Mỹ đã xây dựng 3 hệ thống thiết bị, tương tự như kiểu xây dựng các chuỗi đảo hiện nay, nhằm giám sát toàn bộ lực lượng tàu ngầm ra, vào hoạt động ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ nhất là Hệ thống “Dragon”. Các thiết bị thuộc hệ thống này được rải bắt đầu từ khu vực quần đảo Kuril, qua quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Philippines đến Papua New Guinea (bao gồm cả Okinawa và trọn vẹn cả hai đầu của quần đảo Kuril). Hệ thống này cơ bản là nằm gọn trong thuộc “Chuỗi đảo thứ nhất”.
Hệ thống thứ 2 mang tên “Sea Spider” được xây dựng như sau: Phía tây, từ quần đảo Aleutian thuộc bang Alaska, sang phía đông đảo Sakhalin; phía nam, chạy xuống đến khu vực phía nam quần đảo Hawaii, bao phủ một khu vực rộng lớn gồm biển Bering và bờ biển phía tây Hoa Kỳ, có chiều dài khoảng 3000 hải lý (gần 5500km).
Thứ 3 là Hệ thống “Giant”, bắt đầu từ tọa độ 38 vĩ bắc, giữa Thái Bình Dương, phía tây chạy đến Nhật Bản; phía đông chạy đến 150 độ kinh tây, liên kết với hệ thống “Sea Spider”, bao phủ toàn bộ khu vực trung tâm Thái Bình Dương.
Được biết, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ đã từng triển khai rộng khắp một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới nước thuộc “hệ thống giám sát âm thanh” chuyên theo dõi các tàu ngầm Liên Xô. “Chiến tranh lạnh” kết thúc, Mỹ đã đóng một bộ phận nhưng vẫn để lại các hệ thống giám sát Trung Quốc.
Sơ đồ bố trí 3 hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương
Hải quân Liên Xô cũng từng có những thiết bị dạng này, được rải xuống đáy các khu vực biển gần lãnh hải của mình để ngăn chặn khả năng bị tàu ngầm Mỹ xâm nhập. Tuy nhiên, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chương trình này không rõ có còn được duy trì hay không.
Năm 1991, Mỹ đã giải mật những bí ẩn của “Thiết bị nghe trộm dưới nước” thuộc “Hệ thống giám sát âm thanh” và tuyên bố chuyển đổi mục đích hoạt động của hệ thống này sang hoạt động dân sự như là theo dõi các hoạt động đánh bắt hải sản phi pháp hoặc truy tìm dấu vết của cá voi…
Hiện nay, tuy số lượng các thiết bị cảm biến thuộc các hệ thống của Mỹ đã giảm xuống nhưng hệ thống tại Thái Bình Dương vẫn còn tương đối hoàn chỉnh. Hơn nữa, Bộ Quốc phòng Mỹ đang tái xây dựng và nỗ lực phát triển công nghệ theo dõi, giám sát mới, chuyên dụng để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.
Mỹ hợp tác với đồng minh “săn” tàu ngầm Trung Quốc
Trong kế hoạch phát triển các hệ thống săn ngầm của Cục quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ có một dự án phát triển mạng vệ tinh giám sát hải dương phiên bản mới, kết hợp với các thiết bị nghe trộm âm thanh dưới nước thế hệ mới.
Theo_Báo Đất Việt
Biển Đông: Trung Quốc rải hệ thống giám sát tàu ngầm
Trong cuộc diễn tập trên Biển Đông mới đây, Hải quân Trung Quốc đã rải thiết bị giám sát tàu ngầm dưới đáy biển. Và các tàu ngầm của Mỹ vừa ra khỏi căn cứ trên đảo Guam có thể bị phát hiện ngay...
Sau khi Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - Đô đốc Scott Swift, đích thân lên máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon bay trinh sát trên Biển Đông, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận lớn trên biển Đông từ ngày 22 đến 31-7.
Theo giới truyền thông Bắc Kinh, trong cuộc tập trận này, hải quân Trung Quốc đã tiến hành rải các thiết bị thu âm thanh dưới nước thuộc hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển, trong kế hoạch xây dựng "bức tường thành chống tàu ngầm Mỹ".
Hàng loạt trang mạng "Đông Phương", Thời báo Hoàn Cầu, Chinanews..., của Trung Quốc cũng tung ra một bức ảnh về hình mẫu "Mạng lưới quan trắc dưới đáy biển" Trung Quốc, ám chỉ việc Bắc Kinh đang xây dựng một mô hình hệ thống giám sát âm thanh dưới đáy biển.
Từ trước đến nay mới chỉ có Nga và Mỹ có đủ khả năng xây dựng được hệ thống giám sát âm thanh dưới đáy biển.
Có chuyên gia cho rằng, hệ thống này kết hợp với khả năng giám sát của máy bay tuần tiễu săn ngầm "Cao Tân-6" (GX-6) sẽ đưa khả năng trinh sát chống ngầm của Trung Quốc lên "một tầm cao mới", các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ vừa "lò dò" ra khỏi căn cứ trên đảo Guam đã bị phát hiện ngay lập tức.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ đã từng triển khai rộng khắp một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới nước thuộc hệ thống giám sát âm thanh chuyên theo dõi các tàu ngầm Liên Xô.
Hải quân Liên Xô cũng từng có những thiết bị dạng này, được rải xuống đáy các khu vực biển gần Liên Xô để ngăn chặn khả năng bị tàu ngầm Mỹ xâm nhập. Tuy nhiên, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chương trình này không rõ có còn được duy trì hay không.
Về phần Mỹ, tuy số lượng các thiết bị cảm biến đã giảm xuống nhưng hệ thống tại Thái Bình Dương vẫn còn tương đối hoàn chỉnh. Hơn nữa, Bộ Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực phát triển công nghệ theo dõi, giám sát mới, chuyên dụng để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.
Mô hình đồ họa hoạt động của hệ thống giám sát tàu ngầm dưới đáy biển (Đài Phượng Hoàng-Hồng Kông)
Trong kế hoạch phát triển các hệ thống săn ngầm của Cục quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ có một dự án phát triển mạng vệ tinh giám sát hải dương phiên bản mới, kết hợp với các thiết bị nghe trộm âm thanh dưới nước thế hệ mới.
Các thiết bị chặn thu âm thanh dạng Robot sẽ được triển khai tại tất cả các vùng nước nông và nước sâu trên đại dương, có khả năng phát hiện và theo dõi toàn bộ các loại tàu ngầm động cơ thông thường và động cơ hạt nhân của các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc đã phát triển được hệ thống các thiết bị giám sát âm thanh dưới đáy biển ít nhất cũng khiến hải quân nước này đủ khả năng giám sát mọi tàu ngầm trên biển Đông hay biển Hoa Đông.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Siêu UAV RQ-4B của NATO khiến Nga e ngại? Gần đây, công ty Northrop Grumman (Mỹ) đã chuyển giao cho khối quân sự NATO siêu UAV do thám RQ-4B Block 40 đầu tiên. Gần đây, công ty Northrop Grumman (Mỹ) đã chuyển giao cho khối quân sự NATO siêu UAV do thám RQ-4B Block 40 đầu tiên. UAV do thám RQ-4B Block 40 Globle Hawk được Tập đoàn Northrop Grumman chuyển giao...