Mỹ phóng thiết bị bay không người lái X-37B vào quỹ đạo
X-37B còn có tên gọi là Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo (OTV), giống với phiên bản nhỏ hơn của tàu vũ trụ không người lái trong chương trình vũ trụ Mỹ đã ngừng hoạt động vào năm 2011.
(Nguồn: orlandosentinel)
Ngày 17/5, Không quân Mỹ đã phóng thành công thiết bị bay không người lái X-37B vào quỹ đạo để thực hiện sứ mệnh bí mật thứ 6 trên vũ trụ.
X-37B còn có tên gọi là Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo (OTV), giống với phiên bản nhỏ hơn của tàu vũ trụ không người lái trong chương trình vũ trụ Mỹ đã ngừng hoạt động vào năm 2011.
Theo Không quân Mỹ, thiết bị bay đã được phóng bằng tên lửa Atlas V từ mũi Canaveral ở bang Florida.
Video đang HOT
Dự kiến, thiết bị sẽ hoạt động trên quỹ đạo trong vài tháng và thực hiện hàng loạt thí nghiệm từ xa. Trên mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper gửi lời chúc mừng sứ mệnh thứ 6 của X-37B.
Đầu tháng này, Bộ trưởng Không quân Mỹ Barbara Barrett xác nhận X-37B sẽ triển khai một vệ tinh nghiên cứu nhỏ có tên gọi FalconSat-8 để thực hiện các nghiên cứu bổ sung.
Ông nhấn mạnh X-37B sẽ thực hiện nhiều nghiên cứu hơn bất kỳ sứ mệnh nào trước đó.
Các thí nghiệm này bao gồm kiểm tra tác động của phóng xạ đối với hạt giống và các nguyên liệu khác, chuyển đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng vi sóng tần số vô tuyến có thể truyền xuống mặt đất.
Thiết bị bay không người lái X-37B do Tập đoàn Boeing của Mỹ phát triển. Từ năm 2010, thiết bị này đã thực hiện nhiều chuyến bay vào vũ trụ để thực hiện các thí nghiệm trên quỹ đạo phục vụ Không quân Mỹ.
X-37B có chiều dài 9m, với sải cánh rộng 4,5m. Tàu được thiết kế để hoạt động ở độ cao 200-750km. Nó có thể được sử dụng để đưa hàng hóa trọng lượng nhỏ vào không gian, trinh sát hoặc phá hủy các vệ tinh.
Lầu Năm Góc đã công bố bức ảnh về X-37B, song tiết lộ rất ít về nhiệm vụ và năng lực của tàu.
Chuyến bay gần đây nhất của X-37B kết thúc vào tháng 10/2019, sau 780 ngày trên quỹ đạo. Đây cũng là chuyến bay dài nhất của X-37B, nâng tổng thời gian hoạt động trên quỹ đạo của tàu lên 2.865 ngày./.
Tàu ngầm không người lái của Nga lập kỷ lục ấn tượng
Tàu ngầm mini không người lái hoàn toàn tự động của Nga đã lặn xuống vị trí sâu nhất của Thái Bình Dương
Một tàu ngầm mini không người lái của Nga đã lặn xuống độ sâu hơn 10 km, chạm tới đáy của Rãnh đại dương Mariana, điểm sâu nhất trên Thái Bình Dương. Và hoạt động tại đây 3 giờ để đo đạc bản đồ, lấy mẫu...
Con tàu này còn thực hiện một việc vô cùng ý nghĩa khi cắm xuống lòng biển một vật kỷ niệm chào mừng "Ngày chiến thắng" V-Day, kỷ niệm 75 năm chiến thắng Đức quốc xã, ngày 9/5, có hình giống chiếc phao dưới vực sâu.
Theo Quỹ Phát triển các Dự án Nghiên cứu Tiên tiến - cơ quan nghiên cứu Quốc phòng của Nga chịu trách nhiệm chế tạo tàu ngầm mini trên cho biết, con tàu đã lặn xuống điểm sâu nhất là 10.028m.
Theo thiết kế, tàu ngầm không người lái của Nga có thể tiến sâu hơn nếu nó vươn tới Challenger Deep, điểm sâu nhất của Rãnh Mariana, cách mặt biển khoảng 11 km. Tuy nhiên, nhóm nhà nghiên cứu của Nga đã lựa chọn một vị trí để con tàu có nhiều không gian hoạt động hơn.
Trên thế giới chỉ có một số ít tàu lặn không người lái là có thể xuống tới độ sâu này bao gồm: Tàu Kaiko và ABISMO của Nhật Bản, Haidou-1 của Trung Quốc hay tàu Nereus của Mỹ.
Tuy nhiên, tàu ngầm của Nga vẫn được đánh giá ấn tượng và nổi bật bởi nó không phải là phương tiện điều khiển từ xa truyền thống (ROV), mà là tàu ngầm không người lái nước sâu hoàn toàn tự động.
Hệ thống điều khiển trung tâm dùng thuật toán trí tuệ nhân tạo để phát hiện và tránh các chướng ngại vật và cơ động trong các không gian bị hạn chế. Nó có thể được ghép nối với một trạm nước sâu và chúng có thể liên lạc trực tuyến với một tàu mặt nước thông qua kênh thủy âm.
Con tàu được đặt tên "Vityaz" là một từ tiếng Nga cổ (Chiến binh), theo tên một con tàu của đội tàu nghiên cứu hải dương học của Liên Xô trước đây, từng đo độ sâu của rãnh Mariana vào năm 1957.
Máy bay tối mật của Mỹ sẽ làm gì trên quỹ đạo? Không quân Mỹ lần đầu tiên chia sẻ lịch trình của máy bay vũ trụ X-37B trước chuyến bay lên quỹ đạo quanh Trái Đất vào giữa tháng này. Mô phỏng máy bay X-37B hoạt động trên quỹ đạo. (Ảnh: AFP). Theo dự kiến, máy bay X-37B sẽ cất cánh từ căn cứ không quân Cape Canaveral ở Florida, Mỹ, trên lưng tên...