Mỹ phóng tên lửa diệt hạm từ xe không người lái
Thủy quân lục chiến Mỹ và hãng Raytheon phối hợp thử nghiệm xe phóng tên lửa diệt hạm điều khiển từ xa có thể tác chiến ở Thái Bình Dương.
Cuộc thử nghiệm Hệ thống Ngăn chặn Chiến hạm Viễn chinh Hải quân – Thủy quân lục chiến (NMESIS) được tiến hành hồi tháng 11/2020 tại Point Mugu, bang California, nhưng hình ảnh của tổ hợp này mới được hãng Raytheon công bố ngày 28/4.
Tổ hợp NMESIS, đặt trên Xe tải Điều khiển từ xa của Đơn vị Mặt đất thuộc Lực lượng viễn chinh (ROGUE), phóng Tên lửa Tấn công Đường biển (NSM) nhằm vào mục tiêu giả định. Raytheon và thủy quân lục chiến Mỹ không công bố thêm chi tiết về cuộc thử nghiệm.
Tổ hợp NMESIS trên xe tải điều khiển từ xa ROGUE phóng tên lửa trong cuộc thử nghiệm tại Point Mugu, bang California, tháng 11/2020. Ảnh: Raytheon .
Hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ đang phát triển tổ hợp tên lửa diệt hạm trên đất liền phục vụ khái niệm Tác chiến Căn cứ Tiền phương Viễn chinh (EABO). Theo khái niệm này, thủy quân lục chiến Mỹ sẽ di chuyển giữa các căn cứ viễn chinh trên các đảo hoặc vùng duyên hải trong khu vực như Thái Bình Dương, đồng thời phối hợp với các hạm đội hải quân hoạt động tại vùng biển gần đó.
Trung tướng Eric Smith, phó tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ phụ trách phát triển và tích hợp chiến đấu, từng nói về kế hoạch thử tên lửa diệt hạm NSM đặt trên thiết giáp mang tên Phương tiện Chiến thuật Hạng nhẹ (JLTV), giải pháp ngắn hạn để thủy quân lục chiến Mỹ có năng lực chống hạm.
Video đang HOT
Tướng Smith cho biết thủy quân lục chiến có thể cân nhắc sử dụng Tên lửa Hành trình Phóng từ mặt đất (GLCM) với tầm bắn 2.500 km, có thể phóng từ bệ đặt trên xe tải điều khiển từ xa ROGUE, nhằm tập kích các mục tiêu ở xa hơn.
“Chúng tôi là lực lượng tác chiến ven biển hiện diện ở Thái Bình Dương, cụ thể là chuỗi đảo đầu tiên, do đó chúng tôi có thể sử dụng tên lửa chống hạm và phối hợp cùng lục quân Mỹ với Tổ hợp Pháo phản lực Cơ động cao (HIMARS)”, Smith nói hồi tháng 3/2020. “Bất cứ lực lượng nào tác chiến ven biển cũng cần hệ thống vũ khí có thể đe dọa chiến hạm đối phương”.
Vị trí chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai. Đồ họa: Cofda .
“Chuỗi đảo thứ nhất” là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực bên trong vành đai nối từ quần đảo Kuril qua Nhật Bản, đảo Okinawa, đảo Đài Loan và tới Philippines. “Chuỗi đảo thứ hai” bắt đầu từ quân cảng Yokosuka ở Nhật đến Indonesia, với trung tâm là đảo Guam của Mỹ.
Thủy quân lục chiến Mỹ lần đầu công khai hiện diện ở Đài Loan kể từ năm 1979
Đài Loan ngày 9.11 xác nhận với truyền thông rằng thủy quân lục chiến Mỹ đã tới hòn đảo, bắt đầu tham gia huấn luyện binh sĩ Đài Loan trong 4 tuần, đánh dấu lần đầu tiên Mỹ công khai đưa lính thủy đánh bộ đến Đài Loan kể từ năm 1979.
Thủy quân lục chiến Mỹ.
Kể từ ngày 9.1, Marine Raiders, đơn vị đặc nhiệm của Thủy quân lục chiến Mỹ, sẽ bắt đầu huấn luyện lính thủy đánh bộ Đài Loan. Nội dung huấn luyện bao gồm xâm nhập chớp nhoáng bằng tàu cao tốc. Cuộc diễn tập diễn ra ở căn cứ Tsoying, Cao Hùng, Đài Loan, theo Taiwan News.
Đây là lần đầu tiên binh sĩ Đài Loan tham gia huấn luyện với binh sĩ nước ngoài kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Các hoạt động trao đổi và huấn luyện quân bị hoãn lại cách đây 8 tháng.
Bộ Tư lệnh hải quân Đài Loan tuyên bố sự kiện này là "hoạt động trao đổi quân sự Mỹ-Đài Loan bình thường". Đài Loan mong muốn thông qua cuộc trao đổi quân sự này, binh sĩ nước này có thể cải thiện đáng kể năng lực chiến đấu.
Thủy quân lục chiến Mỹ trong một cuộc tập trận.
Lính thủy đánh bộ Mỹ đặt chân đến Đài Loan đã trải quá quá trình cách ly kéo dài 2 tuần tại khách sạn, trước khi bắt đầu huấn luyện.
"Để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, hoạt động hợp tác và trao đổi quân sự giữa Đài Loan và Mỹ đang diễn ra bình thường", Đài Loan cho biết, không tiết lộ thêm chi tiết nội dung cuộc trao đổi quân sự.
Đây là lần đầu tiên thủy quân lục chiến Mỹ công khai hiện diện ở Đài Loan sau 40 năm. Năm 1979, Mỹ chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để công nhận Trung Quốc.
Thủy quân lục chiến Mỹ được điều đến Đài Loan là các binh sĩ đặc nhiệm tinh nhuệ, thuộc đơn vị Marine Raiders. Trong quá khứ, Mỹ cũng từng đưa các binh sĩ thuộc lực lượng này đến Đài Loan tham gia diễn tập, nhưng không công khai và không mang phù hiệu.
Thủy quân lục chiến Mỹ huấn luyện trên tàu bơm hơi.
Thủy quân lục chiến Mỹ được kì vọng sẽ cải thiện năng lực tác chiến đổ bộ của Đài Loan. Hồi tháng 7, trong khi binh sĩ Đài Loan diễn tập đổ bộ bằng tàu cao tốc ở ngoài thành phố Cao Hùng, 2 trong số 8 tàu cao tốc bị lật, dẫn đến 3 người chết và 1 người bị thương. Sự việc đặt dấu hỏi rằng liệu Đài Loan có tổ chức lại các cuộc diễn tập tương tự hay không.
Hải quân Đài Loan đã dành 28,8 triệu USD để nâng cao năng lực chiến đấu và chống khủng bố của thủy quân lục chiến, được bổ sung thêm nhiều khí tài quân sự.
Mỗi tiểu đoàn của trung đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ bao gồm 4 đại đội và mỗi đại đội có hơn 100 binh sĩ với khả năng hoạt động đặc biệt. Trung đoàn lính thủy đánh bộ có nhiệm vụ trinh sát và tham gia tác chiến đổ bộ hạng nhẹ, thông qua nhiều loại tàu, đặc biệt là xuồng cao su.
Một cuộc chiến Mỹ-Trung ở Thái Bình Dương sẽ diễn ra thế nào? Chiến tranh Mỹ - Trung sẽ như thế nào? Đó là câu hỏi nhiều người đặt ra, khi hai cường quốc hàng đầu thế giới này liên tục đối đầu nhau trên nhiều lĩnh vực. Thủy quân lục chiến Mỹ đương nhiên cũng muốn biết kết quả và họ đã tìm cách để có câu trả lời. Trực thăng V-22 Osprey của thủy...