Mỹ phẩm của phụ nữ Việt ngày xưa
Cùng tìm hiểu những bài thuốc và phương pháp làm đẹp độc đáo được lưu truyền của phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
Thị trường mỹ phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của chị em phụ nữ. Ngày nay, bước chân ra ngoài phố hoặc đi dạo trong những trung tâm lớn, chúng ra có thể dễ dàng mua được bất kỳ loại mỹ phẩm cần thiết nào. Các hãng mỹ phẩm lớn hàng năm tung ra thị trường không biết bao nhiêu sản phẩm đáp ứng cho đủ mọi nhu cầu từ chăm sóc tóc, da cho đến cả nhũ hoa, vùng kín. Vậy ngày xưa khi chưa được tiếp cận với công nghệ sản xuất mỹ phẩm hiện đại như vậy giờ, phụ nữ Việt dùng gì để làm đẹp?
Mẫu quảng cáo xà bông Cô Ba
Đối với thế hệ 8X, 9X, khi nhắc đến xà bông Cô Ba có thể họ sẽ không biết được đây là sản phẩm gì. Nhưng đối với thế hệ các bà, các mẹ, thì cục xà bông Cô Ba quả là một món quà quý giá. Người sáng lập ra hãng xà bông này là ông Trương Văn Bền, người dám đương đầu với các thế lực kinh tế ngoại bang để thành lập nên một nhãn hiệu mỹ phẩm thuần Việt trong điều kiện sản xuất và công nghệ còn rất nhiều khó khăn.
Ông Trương Văn Bền sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề thủ công. Năm 25 tuổi, ông lập nhà máy ép dầu dừa, công việc làm ăn phát đạt. Về sau, ông còn lập nhà máy xay lúa, cộng tác với Viện Nghiên cứu nông nghiệp Đông Dương khai thác và tái tạo rừng thông ở Đồng Nai Thượng. Năm 31 tuổi, ông lập một đồn điền cao su cỡ nhỏ ở Thủ Đức, sau đó mấy năm, ông mở rộng kinh doanh bằng cách lập công ty khai khẩn ruộng ở Đồng Tháp Mười.
Hộp xà bông đơn giản, nhưng nấu bằng dầu dừa, một nguyên liệu đậm chất Việt Nam từ những rừng dừa bạt ngàn đồng bằng sông Cửu Long. Ngày ấy, thị trường và công nghệ đều do người Pháp và Hoa nắm giữ. Để duy trì được nguồn dầu ổn định, ông Bền đã tổ chức các hợp tác xã trồng dừa ở miền Tây và tự tay nấu từ những bánh xà bông đầu tiên. Xà bông Cô Ba dần được phụ nữ ở khắp Việt Nam tin dùng. Hình ảnh cô Ba trên hộp là vợ của ông Bền cùng tên thân mật của bà. Bà cũng mang nét đẹp đặc trưng cho phụ nữ Việt Nam với tóc đen dày búi cao, áo dài đen đeo chuỗi vòng cổ.
Ngày nay, tuy thị trường của xà bông Cô Ba không còn lớn như trước, nhưng nhiều người Việt Nam đặc biệt là những người Sài Gòn yêu thích hoài cổ vẫn tìm mua nó như một món mỹ phẩm tượng trưng cho thế hệ phụ nữ Việt Nam giản dị và anh hùng.
2. Phấn nụ
Video đang HOT
Xứ Huế mộng mơ ngoài chiếc áo dài màu tím biếc còn có một thứ mỹ phẩm mà nhiều thế hệ phụ nữ Huế ưa chuộng đó là phấn nụ. Phấn nụ có xuất xứ từ giai cấp vua chúa ở Huế ngày xưa. Các cung phi, hoàng hậu, mỹ nữ ở trong cung coi phấn nụ là thứ “bí kíp gia truyền” giúp họ có được làn da mềm mại trắng trẻo.
Phấn nụ có từ thời nhà Nguyễn, theo tương truyền chỉ có rất ít những cung phi nắm được công thức sản xuất phấn nụ. Thành phần chính của phấn nụ là cao lanh cùng 10 loại thuốc bắc quý hiếm. Tuy nhiên tên gọi và tỷ lệ của 10 loại thuốc này chỉ có những người “cha truyền con nối” trong nghề làm phấn nụ mới hiểu rõ.
Một thành phần đặc biệt khác trong phấn nụ đó là những giọt nước mưa ở Huế. Ngày xưa người ta tin rằng những giọt nước mưa trong sạch ấy là món quà quý từ trời, giúp phụ nữ có được sắc đẹp như mong muốn. Tuy đó chỉ là vấn đề duy tâm, nhưng sự tự nhiên, lành tính và các vị thuốc trong phấn nụ giúp da trở nên khỏe đẹp hơn. Phấn nụ có thể dùng cho cả mặt và toàn thân. Bên cạnh đó, phấn nụ không chứa các hóa chất độc hại cho da vì thế sự kích ứng gần như không có. Nhược điểm của phấn nụ là nó chỉ có 2 màu hồng và trắng, không được đa dạng như các loại mỹ phẩm hiện đại nhưng phấn nụ vẫn được nhiều phụ nữ đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi ưa thích.
3. Nghệ hạ thổ
Nếu hai loại mỹ phẩm trên được sử dụng bởi mọi phụ nữ thì nghệ hạ thổ là một phương thuốc bí truyền đặc biệt dành riêng cho bà đẻ. Nghệ hạ thổ cũng có nguồn gốc từ Huế, và được lưu truyền từ đời này qua đời khác tương tự phấn nụ, nghệ hạ thổ được làm bằng cách ngâm nghệ trắng với rượu rồi chôn xuống đất 3 tháng 10 ngày.
Phụ nữ sau sinh da thường bị xạm, xuống sắc, và xuất hiện những vết thâm. Vì thế các bà mẹ ở Huế đã dùng nghệ dạ thổ xay nhuyễn trộn với lòng đỏ trứng gà và đắp lên mặt. Sau khi kiên trì dùng trong 3 tháng, da dẻ sẽ trở nên trắng hồng, mịn màng. Ngoài ra việc massage nghệ hạ thổ khắp toàn thân còn giúp bụng nhanh săn chắc, lấy lại vóc dáng ban đầu.
Ngày nay, nghệ hạ thổ vẫn còn được nhiều phụ nữ tin dùng về một phương pháp làm đẹp sau sinh rất hiệu quả.
Theo phunuvagiadinh
Gel nha đam: cách làm và công dụng
Cây nha đam (một số nơi còn gọi là lô hội) là vị thuốc, thực phẩm rất hữu ích từ lâu đã được sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Gel nha đam có rất nhiều công dụng trong làm đẹp, đặc biệt đối với da và tóc.
Nhiều người sử dụng nha đam để điều trị những vết bỏng nhẹ hoặc đơn giản là cắt một bẹ nha đam lấy phần nhớt lá bôi lên da để dưỡng da. Mặc dù phương pháp này cũng có hiệu quả nhưng nó làm lãng phí rất nhiều chất gel có giá trị bên trong lá. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm gel nha đam rất đơn giản, tiết kiệm, có thể sử dụng cho nhiều mục đích làm đẹp hằng ngày.
Bước 1:
Chọn những bẹ lá nha đam to, khỏe, không bị sâu, kiến ăn. Tốt nhất là nên chọn những bẹ lá ở dưới cùng của cây và chúng khá to và lấy được nhiều thịt. Để thu hoạch, hãy dùng dao sắc cắt bẹ lá từ gốc. Chỉ có những cây nha đam trưởng thành mới có bẹ lá lớn gần mặt đất, không nên cắt ở những cây còn quá non và nhỏ vì chúng có nhiều nhựa nhưng ít gel.
Bước 2:
Sau khi cắt lá rời khỏi cây, hãy để bẹ nha đam dựng đứng, hơi nghiêng sao cho mặt cắt nằm ở dưới trong 10-15 phút để nhựa nha đam chảy hết khỏi lá.
Bước 3:
Rửa sơ bẹ nha đam. Đặt nha đam lên một chiếc thớt phẳng và dùng dao sắc cắt bỏ hai rìa lá có gai. Bạn nên cẩn thận vì những chiếc gai này có thể rất sắc, đặc biệt là nha đam già.
Bước 4:
Dùng dao nhỏ, phẳng gọt phần vỏ xanh của nha đam ra khỏi thịt lá. Chú ý gọt cẩn thận để không bỏ phí thịt nha đam cũng như không để sót vỏ.
Bước 5:
Cắt nhỏ phần gel nha đam màu trắng, lấy cả phần nhớt của lá, cho tất cả vào máy xay sinh tố xay nhuyễn mịn. Khi hỗn hợp đã đồng đều, cho gel nha đam ra một chiếc hũ có nắp đậy kín (tốt nhất nên chọn hũ thủy tinh) và bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần. Để tăng thêm thời gian bảo quản của gel nha đam, bạn có thể cho vào một viên thuốc Vitamin C (Mua viên con nhộng Vitamin C tại các hiệu thuốc sau đó lấy phần bột bên trong trộn đều vào gel nha đam).
Công dụng của gel nha đam
Giảm ngứa: Thoa trực tiếp gel nha đam lên vết dị ứng hoặc côn trùng cắn để da bớt ngứa.
Giảm bỏng nắng: Thoa gel nha đam lên vùng da bị cháy nắng, hoặc sử dụng để điều trị vết bỏng nhẹ khi nấu ăn. Gel nha đam cũng có thể dùng thay cho bọt cạo râu, cạo lông, có tác dụng làm cho da đỡ đỏ, rát sau cạo.
Dùng thay dầu xả: Trộn gel nha đam với một chút tinh dầu hương thảo và vài giọt dầu vitamin E, thoa lên tóc sau khi gội đầu rồi xả lại với nước sạch. Tóc sẽ mềm và da đầu sẽ hết ngứa.
Tạo kiểu tóc: Gel nha đam có thể dùng thay cho gel tạo nếp tóc giúp tóc bạn luôn bồng bềnh, giữ nếp lâu và không chứa hóa chất độc hại.
Nước rửa tay khô: Bạn có thể dùng gel nha đam thoa đều hai tay giúp diệt khuẩn và khử mùi đồng thời giữ độ ẩm cho da tay.
Dưỡng ẩm: Da hấp thụ gel nha đam nhanh chóng và không bị nhờn. Bạn có thể dùng gel nha đam thoa một lớp mỏng lên toàn bộ khuôn mặt sau khi rửa mặt hoặc dùng như một oại mặt nạ ngủ qua đêm để có làn da luôn mềm mại.
Theophunuvagiadinh
7 bí quyết xinh đẹp từ... phòng tắm Thay đổi một vài thói quen khi tắm gội, bạn sẽ đẹp hơn rất nhiều. 1. Dùng dầu xả trước khi gội đầu Gội rồi xả là quy trình quen thuộc với bất cứ ai, thậm chí được hướng dẫn rất rõ ràng trên vỏ sản phẩm chăm sóc tóc. Thế nhưng, đôi khi, bạn hoàn toàn có thể đảo ngược thứ tự...