Mỹ phái 300 cố vấn quân sự tới Iraq
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 19/6 đã cam kết sẽ có hành động quân sự “chính xác” nếu cần thiết, để ngăn ngừa các phần tử Hồi giáo cực đoan dòng Sunni tại Iraq, và đề xuất cử 300 cố vấn quân sự tới đây để hỗ trợ huấn luyện.
Tổng thống Mỹ Obama đã điều thêm 300 cố vấn quân sự tới Iraq
Dù vậy, ông Obama quả quyết Mỹ sẽ không điều binh sỹ trở lại Iraq, đồng thời cảnh báo thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki rằng việc thúc đẩy tinh thần sắc tộc chỉ đem lại thảm họa.
Ông Obama đã đưa ra quyết định trên sau một cuộc họp với các cố vấn an ninh quốc gia cấp cao, để thảo luận cách thức phản ứng trước những bước tiến nhanh chóng của phong trào nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận đông (ISIL). Đến nay các tay súng Hồi giáo đã chiếm giữ nhiều thành phố chủ chốt và đe dọa sẽ tiến về Baghdad.
Thành phố lớn nhất ở miền Bắc Iraq là Mosul đã rơi vào tay các phần tử nổi loạn, khiến hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.
Ông Obama khẳng định “các lực lượng Mỹ sẽ không quay trở lại chiến đấu tại Iraq”. “Nhưng chúng ta sẽ hỗ trợ Iraq bởi họ đang đối đầu với những kẻ khủng bố đe dọa người dân, de dọa khu vực, cũng như các lợi ích của Mỹ tại đây”.
Ông Obama cho biết đã tăng cường năng lực theo dõi và tình báo tại Iraq trong khi cân nhắc hành động quân sự tại đây.
“Sắp tới chúng ta sẽ chuẩn bị thực hiện các hành động quân sự chính xác và đã được hoạch định, nếu chúng ta thấy tình hình trên thực địa đòi hỏi việc đó”, ông chủ Nhà Trắng tuyên bố.
Video đang HOT
Washington đã điều động một tàu sân bay tới vùng Vịnh và cũng đang cân nhắc việc dùng máy bay không người lái tấn công các phiến quân ISIL.
Các quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ, các lực lượng đặc nhiệm đang được điều tới để tư vấn cho các lực lượng Iraq, cũng có thể được sử dụng trong các cuộc không kích nếu cần.
Hoạt động triển khai này sẽ diễn ra “rất sớm”, vị quan chức này nói.
Các quan chức quân sự cũng xác nhận Mỹ sẵn sàng triển khai các chiến đấu cơ F-18 và các chuyến bay do thám không người lái tới Iraq.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Phiến quân Hồi giáo tuyên bố đã thảm sát 1700 binh sỹ Iraq
Những phiến quân Hồi giao cực đoan dòng Sunni tại miền Bắc Iraq tuyên bố đã hành quyết khoảng 1700 binh sỹ chính phủ, giữa lúc Mỹ và các nước khác vẫn chưa có quyết định về cách thức can thiệp vào tình hình tại đây.
Các phiến quân Hồi giáo đang chiếm nhiều thành phố tại phía Bắc Iraq
Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc, bà Navi Pillay, khẳng định các vụ giết người hàng loạt "hầu như chắc chắn đã gây ra tội ác chiến tranh".
Tuyên bố trên được bà Pillay đưa ra trong bối cảnh các tay súng do tổ chức nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông đã chiếm được thành phố chiến lược Tal Afar.
An ninh tại thủ đô Baghdad được thắt chặt sau khi các phần tử nổi dậy dọa sẽ hành quân về thủ đô.
Theo những thông tin mới nhất, một trực thăng quân đội đã bị bắn hạ trong các cuộc đụng độ dữ dội gần thành phố Fallujah, nằm cách Baghdad chỉ 70km về phía Tây.
Tổng thống Mỹ Obama cho biết nước này sẽ triển khai 275 binh sỹ tới Iraq để bảo vệ các lợi ích của Mỹ tại đây.
Một trong những lý do khiến Tal Afar có vài trò quan trọng với chính phủ Iraq đó là đây là tiền đồn duy nhất của nước này tại tỉnh Nineveh, vốn đã rơi vào tay các phiến quân Sunni từ những tuần trước, sau khi quân đội sụp đổ.
Địa điểm này cũng có tầm quan trọng chiến lược, bởi nơi này án ngữ tuyến đường cao tốc chính, từ thành phố Mosul tới biên giới với Syria.
Bên cạnh đó, Tal Afar còn quan trọng vì những lý do khác. Hầu hết các khu vực mà các phiến quân Hồi giáo dòng Sunni tràn qua hồi tuần trước chủ yếu là nơi người Hồi giáo dòng Sunni sinh sống. Tuy nhiên Tal Afar lại có một cộng đồng đông đảo người Hồi giáo dòng Shia. Và có lẽ cũng vì lí do này mà nơi đây cầm cự được lâu hơn so với các thị trấn bị chiếm trước đó.
Theo một số nhà quan sát Iran - quốc gia tự xem mình là người bảo hộ cho người Hồi giáo dòng Shia - sẽ không được phép để cho Tal Afar sụp đổ. Và sớm hay muộn, thị trấn này sẽ phản công, đặc biệt là sau những tội ác diễn ra sau giao tranh.
Hãng tin AP dẫn lời các quan chức quân đội Iraq cho biết 500 binh sỹ tinh nhuệ cùng các tình nguyện viên đã được máy bay chở tới Tal Afar, để chuẩn bị cho chiến dịch phản công tái chiếm thành phố này.
Trong những bức ảnh được đăng tải trên mạng, các phiến quân Hồi giáo ISIS dường như đã sát hại hàng chục binh sỹ quanh thành phố Tikrit, quê nhà của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein.
Những đăng tải trên trang Twitter được cho là của ISIS khẳng định có tổng cộng 1700 binh sỹ đã bị hành quyết.
Đến nay, các bức ảnh cũng như tuyên bố trên chưa thể được kiểm chứng độc lập.
"Tuyên bố này thật đáng sơ, và một sự khắc họa chân thức và cơn khát máu mà những kẻ khủng bố này bộc lộ", người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Uy tín của Tổng thống Mỹ Obama ở mức thấp chưa từng có Kết quả thăm dò dư luận mới nhất cho biết uy tín của Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đã sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi lên cầm quyền nhiệm kỳ đầu năm 2009. Uy tín của ông Obama hiện ở mức thấp nhất kể từ khi ông này trở thành Tổng thống Mỹ. (Ảnh: TTXVN) Kết quả thăm dò...