Mỹ phá băng trộm cắp công nghệ cao lớn nhất lịch sử
Cảnh sát thành phố New York,Mỹ ngày hôm qua (7/10) cho biết, họ đã phá vỡ một mạng lưới tội phạm công nghệ cao thuộc dạng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ chuyên làm giả thẻ tín dụng để mua thiết bị điện tử tại các siêu thị rồi bán lại cho người nước ngoài.
Vụ trộm thẻ tín dụng thuộc dạng lớn nhất nước Mỹ
Bằng cách nghe lén các cuộc điện đàm, chiến dịch điều tra kéo dài 2 năm mang tên “Operation Swiper” đã phá vỡ và truy tố 111 kẻ phạm tội thuộc 5 tổ chức tội phạm ở Queens, New York – địa hạt đa sắc tộc lớn nhất nước Mỹ, nơi người dân nói 138 ngôn ngữ khác nhau và có tới một nửa sinh ra ở nước ngoài.
Đông đảo khách du lịch đang dạo phố tại Quảng trường Thời Đại tại New York.
“Các kế hoạch và trí tưởng tượng của những tên trộm này thật đáng kinh ngạc”, Raymond Kelly – Cảnh sát trưởng thành phố New York nhận xét trong một cuộc họp báo.
Video đang HOT
“Các băng nhóm tội phạm ngày càng tinh vi hơn và những tên trộm có một kiến thức đáng kinh ngạc về sử dụng công nghệ cao”, Kelly nói.
Kelly cho biết, kết quả điều tra đã tiết lộ những băng nhóm tội phạm này có mối liên hệ với các tổ chức lớn hơn ở châu Phi, châu Âu, Trung Đông và Đông Á. Chúng thực hiện các phi vụ trộm cắp ở nhiều trung tâm mua sắm trên toàn quốc, trong đó “ông trùm” sẽ theo dõi “khách mua hàng” thực hiện công việc từ các khách sạn 5 sao, trên những chiếc xe sang trọng và phi cơ riêng.
Cảnh sát đã bắt giữ 650.000 USD tiền mặt. Các sản phẩm máy tính Apple trị giá hàng chục nghìn USD, các thiết bị máy tính trị giá 850.00 USD đánh cắp từ Tòa nhà Citigroup ở Queens, 7 chiếc súng ngắn và một xe tải chất đầy thiết bị điện tử, máy tính, đồng hồ và thiết bị đánh cắp thẻ tín dụng.
Công nghệ đánh cắp bằng thẻ tín dụng giả
Ban đầu, trùm của mỗi băng tội phạm nhận được các thẻ tín dụng rỗng từ các nhà cung cấp ở Nga, Libya, Lebanon và Trung Quốc.
Sau đó, những ông trùm băng đảng này sẽ “thuê” nhân viên làm nhiệm vụ quẹt thẻ như bồi bàn, thu ngân siêu thị, lễ tân khách sạn… đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của khách hàng. Thông tin này sau đó lại được chuyển cho “một nhà sản xuất” để nhập dữ liệu vào những chiếc thẻ tín dụng rỗng mang thương hiệu nổi tiếng như Visas, MasterCards, Discover và American Express.
Sau khi hoàn tất chu trình công nghệ làm thẻ giả, những tên trộm đội lốt “khách mua hàng” trong các băng nhóm tội phạm này sẽ sử dụng thẻ tín dụng và giấy tờ giả đường hoàng tới các trung tâm mua sắm như Nordstrom’s, Macy’s, Gucci và Best Buy để mua hàng rồi bán lại những mặt hàng này, phần lớn là cho người nước ngoài.
Cho tới nay, Gregory Antonsen – Phó đội trưởng của Đội đặc nhiệm chống tội phạm có tổ chức của Sở cảnh sát New York cho biết, những tên trộm chủ yếu dành thời gian mua những sản phẩm máy tính của hãng Apple.
“Về cơ bản, đây là vụ án Apple”, Antonsen nói, “Apple là một hạng mục lớn và rất dễ bán”.
Một phần của vấn đề, theo Antonsen, đặc biệt đối với khách du lịch tới Mỹ là, không giống như ở nước ngoài, các công ty thẻ tín dụng ở Mỹ không cài các vi chip đặc biệt để việc quẹt thẻ khó khăn hơn.
“Ở châu Âu, những thẻ tín dụng đều có chip máy tính”, Antonsen nói. “Khi đưa qua một máy quẹt thẻ tín dụng ở châu Âu, dải điện từ phía sau sẽ báo cho máy nhận dạng chip này. Nếu thẻ không có chip, thì máy sẽ báo không thể quẹt được và do vậy loại bỏ rất nhiều hành vi lừa đảo kiểu này”.
Tuy nhiên, Antonsen cho biết, các nhà chức trách đã vận động các công ty thẻ tín dụng sử dụng chip trong thẻ của họ.
Theo thông tin từ cảnh sát New Jork thì 86 trong số 111 tên bị truy tố hiện đã bị giam giữ, số còn lại, 25 tên, đang bị truy nã.
Những cá nhân bị truy tố sẽ bị buộc rất nhiều tội từ đánh cắp thông tin cá nhân, làm giả thẻ tín dụng tới tội ăn trộm.
Theo Bee.net.vn
Anh kêu gọi thắt chặt luật an ninh mạng toàn cầu
Bộ Nội vụ Anh mới đây đã bày tỏ mong muốn thắt chặt các luật liên quan đến tội phạm công nghệ cao.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Phát biểu tại một sự kiện ở London, Bộ trưởng An ninh và tội phạm hình sự Anh James Brokenshire cho rằng tội phạm trên mạng Internet là loại tội phạm xuyên quốc gia vì vậy các thể chế quốc tế cũng như chính quyền tất cả các quốc gia cần đạt được một thỏa thuận chung liên quan đến các hình phạt đối với loại hình tội phạm này.
Bộ trưởng Brokenshire nói: "Tội phạm công nghệ cao là một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi sự quan tâm của cả thế giới."
Hiện tại Châu Âu đã có một thỏa thuận chung lên quan đến tội phạm công nghệ cao, song Bộ trưởng Brokenshire cho rằng những thỏa thuận như vậy cần được mở rộng để các quốc gia như Nga hay Trung Quốc cùng tham gia ký kết.
"Chúng ta cần nhận ra rằng chúng ta cần một khuôn khổ pháp lý phù hợp và việc các bên phải cùng nhau hợp tác là chìa khóa cho vấn đề," ông Brokenshire cho biết thêm.
Với nhũng vụ tấn công của tin tặc nhằm vào các tổ chức lớn, tội phạm công nghệ cao thực sự là vấn đề cần được cả thế giới quan tâm thích đáng./.
Theo TTXVN
Hãy chủ động đề phòng virus trên smartphone Nhiều người dùng vẫn lầm tưởng chỉ có PC mới nhiễm virus. Tuy nhiên sự thật lại không đơn giản như vậy. Smartphone ngày nay đã trở nên khá quen thuộc nhiều người dùng và nó cũng là là nơi chứa đựng rất nhiều những thông tin cá nhân: địa chỉ email, ảnh, danh bạ, những ứng dụng Facebook và Twitter.... Sự tích...