Mỹ nói gì khi đồng minh tham gia ngân hàng Trung Quốc sáng lập?
Sau Anh, đến lượt các nước châu Âu như Pháp, Ý, Đức chấp thuận tham gia dự án Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu. Điều này ảnh hướng thế nào đến Mỹ?
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew lo ngại về AIIB – Ảnh: Reuters
Hôm 17.3, Mỹ kêu gọi các nước đồng minh châu Âu hãy “suy nghĩ kỹ trước khi ký vào thỏa thuận hợp tác dự án AIIB”, hãng tin Reuters cho biết. Động thái này diễn ra sau khi 3 nước Pháp, Ý và Đức đã theo chân nước Anh tham gia vào AIIB. Reuters cho rằng phía Mỹ xem chi tiết này là một thất bại trên bình diện ngoại giao, khi nhìn thấy các đồng minh theo chân đối thủ kinh tế lớn Trung Quốc.
Washington khẳng định “không tích cực khuyến khích các nước tham gia vào dự án này, nhưng đặt câu hỏi liệu AIIB có đủ các tiêu chuẩn về quản trị và biện pháp bảo vệ môi trường, xã hội hay không”, Reuters viết.
AIIB được thành lập với mục tiêu cung cấp vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu vực châu Á, theo đề xuất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 năm 2014 tổ chức ở Bắc Kinh.
Video đang HOT
Về mặt hình thức, AIIB sẽ hoạt động tương tự Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), theo đánh giá của tạp chíFinancial Times.
Điều này đồng nghĩa AIIB sẽ mở ra cơ hội cạnh tranh sức ảnh hưởng với WB hay đặc biệt là IMF, tổ chức do Mỹ dẫn đầu, kéo theo cuộc chiến địa chính trị dựa trên nền tảng tài chính giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới: Mỹ – Trung Quốc.
“Uy tín và ảnh hưởng quốc tế của chúng tôi đang bị đe dọa”, Financial Times dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew nói hôm 17.3.
Theo ông Lew, vấn đề Mỹ phải đối mặt nằm ở chỗ các vướng mắc về cải cách của Mỹ trong IMF. Cụ thể, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi vẫn đòi hỏi quyền có tiếng nói lớn hơn tại IMF, trong khi phía Mỹ lại chậm chạp ở khâu hợp tác phê chuẩn quyền biểu quyết của các thành viên.
“Không phải tự nhiên khi các nền kinh tế mới nổi bắt đầu tìm kiếm cơ hội ở những nơi khác. Họ đang thất vọng, thẳng thắn mà nói là vậy, Mỹ đã trì trệ trong việc tập hợp các ý kiến cải cách IMF”, Reuters dẫn lời ông Lew.
Đầu năm nay, Trung Quốc thông báo đã có 26 nền kinh tế nằm trong nhóm sáng lập AIIB, chủ yếu từ châu Á và Trung Đông.
Về phía Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi không bình luận gì về sự kiện 3 nước Đức, Pháp và Ý tham gia AIIB cũng như luận điểm trên của Mỹ. Tuy nhiên ông Hồng Lỗi lặp lại thông điệp của AIIB rằng sẽ luôn “cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm”, theo Reuters.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Ông chủ Wikileaks sắp rời nơi lánh nạn ở London
Người sáng lập trang Wikileaks Julian Assange cho biết ông sẽ sớm rời sứ quán Ecuador tại London, Anh quốc, nơi ông đã lánh nạn suốt 26 tháng qua nhằm tránh lệnh dẫn độ sang Thụy Điển.
Julian Assange nổi tiếng thế giới vào năm 2010, sau khi hé lộ hàng ngàn tài liệu mật của Mỹ trên trang web Wikileaks do ông sáng lập.
Ông chủ Wikileaks hiện đang bị truy nã để thẩm vấn về cáo buộc tấn công tình dục ở Thụy Điển. Nhưng người đàn ông 43 tuổi này phủ nhận cáo buộc và đã tị nạn ở sứ quán Ecuador tại London trong suốt hơn hai năm qua.
Julian Assange lo sợ có thể bị dẫn độ tới Mỹ và bị xét xử vì đã tung hàng ngàn tài liệu mật của nước này.
Cảnh sát ở Anh luôn túc trực ở bên ngoài sứ quán Ecuador tại London để bắt giữ Julian Assange bất kỳ khi nào ông bước chân ra khỏi sứ quán.
Theo BBC, hoạt động "canh chừng" này cho đến nay đã tiêu tốn hơn 6,4 triệu bảng Anh, hầu hết là chi cho lương của cảnh sát. Ngoài ra, 1,1 triệu bảng Anh đã được cho cho các chi phí thêm khác.
Trung Anh
Theo Dantri/ BBC
Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa cầu phước lành cho VietJet Đức Pháp Vương Gyalwa Dokhampa XII đã rời Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm Việt Nam, chủ trì các buổi truyền giảng Phật pháp tại TPHCM, Đà Nẵng và một số tỉnh thành trên cả nước. Đức Pháp Vương và Tăng đoàn Truyền thừa đã chọn bay cùng VietJet cho tất cả các chặng bay tại Việt Nam. Hãng vui mừng chào đón...