Mỹ nói Campuchia không cho thăm toàn bộ căn cứ nghi liên quan Trung Quốc
Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh cho biết tùy viên quốc phòng nước này không được cho phép tiếp cận toàn bộ căn cứ quân sự của Campuchia.
Căn cứ hải quân Ream ở Campuchia (Ảnh: EPA).
“Trong chuyến thăm ngắn ngủi, các quan chức quân sự Campuchia đã từ chối cho phép tùy viên quốc phòng (Mỹ) tiếp cận đầy đủ căn cứ hải quân”, Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia cho biết trong thông cáo ngày 11/6.
Tùy viên quốc phòng của Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia Marcus M. Ferrara đã tới thăm căn cứ hải quân Ream vào ngày 10/6.
“Khi biết rõ rằng sẽ không được cho phép tiếp cận toàn bộ căn cứ, Đại tá Ferrara đã kết thúc chuyến thăm và yêu cầu các quan chức quân sự Campuchia lên lịch lại chuyến thăm và cho phép tiếp cận đầy đủ trong thời gian sớm nhất”, tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ cho biết thêm.
Video đang HOT
Đại sứ quán Mỹ khẳng định các chuyến thăm thường xuyên của các tùy viên quốc phòng Mỹ và các nước khác tới căn cứ sẽ hải quân Ream sẽ là một bước quan trọng nhằm hướng tới sự minh bạch và tin cậy lẫn nhau.
Ouk Seyha, chỉ huy của căn cứ hải quân Ream, từ chối bình luận khi được hỏi về chuyến thăm của tùy viên quốc phòng Mỹ. Chhum Socheat, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Campuchia, cũng không đưa ra bình luận về vụ việc.
Lầu Năm Góc từng bày tỏ quan ngại về thông tin các cơ sở do Mỹ tài trợ ở căn cứ hải quân Ream đã bị phá hủy. Washington đề nghị phía Campuchia giải thích cho việc phá dỡ này, cho rằng quyết định của Campuchia có thể liên quan tới kế hoạch cho phép Trung Quốc triển khai quân đội tới đây.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman ngày 1/6 đã đến Campuchia, bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc và việc xây dựng các cơ sở ở căn cứ hải quân Ream.
Bà Sherman cảnh báo, một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Campuchia sẽ đe dọa an ninh khu vực và ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa Mỹ và Campuchia. Bà cũng yêu cầu phía Campuchia giải thích rõ về việc phá bỏ các tòa nhà do Mỹ tài trợ ở căn cứ Ream.
Sau cuộc gặp với Thứ trưởng Sherman, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đồng ý để đại sứ quán Mỹ thực hiện các chuyến thăm thường xuyên tới căn cứ Ream và tùy viên quốc phòng Mỹ đã được mời đến căn cứ trong tuần này.
Thủ tướng Hun Sen nhiều lần bác tin Campuchia cho phép Trung Quốc sử dụng cảng của nước này cho mục đích quân sự, cũng như triển khai khí tài quân sự trên lãnh thổ Campuchia. Ông Hun Sen cho biết tàu chiến từ mọi quốc gia, bao gồm Mỹ, đều có thể neo đậu tại căn cứ Ream.
Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh ngày 2/6 xác nhận Trung Quốc đã giúp Campuchia hiện đại hóa và mở rộng căn cứ hải quân Ream. Tuy nhiên, ông Tea Banh khẳng định Campuchia sẽ sử dụng cơ sở này cho sự phát triển của quốc gia và cảng sẽ không bị kiểm soát bởi Trung Quốc.
Trung Quốc đã trở thành một đồng minh kinh tế, chính trị ngày càng quan trọng của Campuchia. Trung Quốc là nước viện trợ phát triển hàng đầu cho Campuchia với việc đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở quốc gia Đông Nam Á. Khi đại dịch Covid-19 càn quét, Trung Quốc cũng viện trợ vắc xin cho Campuchia.
Mỹ lo ngại hiện diện Trung Quốc trong căn cứ Campuchia
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại việc Campuchia phá công trình do Washington tài trợ tại căn cứ Ream và hiện diện quân sự Trung Quốc ở đây.
"Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về hiện diện quân sự và việc xây dựng các công trình của Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream trên Vịnh Thái Lan", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thông cáo báo chí ngày 1/6, đề cập đến chuyến thăm Campuchia của bà Sherman.
Thứ trưởng Sherman hôm nay dẫn đầu phái đoàn Mỹ tới Phnom Penh và gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen để thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương. Trong cuộc gặp, bà Sherman nhấn mạnh cam kết của Mỹ với Campuchia, cho hay Washington đã cung cấp hơn 3 tỷ USD hỗ trợ Phnom Penh phát triển và các lợi ích thương mại hào phóng của Mỹ đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Campuchia.
Binh sĩ Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Sihanoukville. Ảnh: Reuters .
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đề nghị Campuchia làm rõ về việc giới chức nước này phá dỡ hai tòa nhà do Mỹ tài trợ xây dựng tại căn cứ Ream mà không đưa ra thông báo hay lời giải thích nào. Bà cũng cho rằng việc để Trung Quốc sở hữu một căn cứ quân sự tại Campuchia "sẽ làm suy yếu chủ quyền, đe dọa an ninh khu vực và tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ - Campuchia".
Mỹ kêu gọi giới lãnh đạo Campuchia duy trì "chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng, vì lợi ích cao nhất của nhân dân Campuchia", theo thông cáo được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố sau cuộc gặp giữa bà Sherman và Thủ tướng Hun Sen.
Trong báo cáo công bố ngày 21/5 và cập nhật một tuần sau đó, tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) phát hiện trên ảnh vệ tinh hai tòa nhà được xây dựng cấp tốc tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia.
Các tòa nhà này là sở chỉ huy chiến thuật của Ủy ban An ninh Hàng hải Quốc gia được Mỹ tài trợ xây dựng ở căn cứ Ream. Tuy nhiên, giới chức Campuchia năm 2020 san phẳng công trình này, lấy chỗ xây hai tòa nhà mới được xây cấp tốc, làm dấy lên lo ngại Trung Quốc có thể hưởng lợi từ hoạt động nâng cấp căn cứ hải quân Ream.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 1/6 phản pháo những cáo buộc rằng dự án tại Ream được đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành trước chuyến thăm của bà Sherman, tạo tình thế "chuyện đã rồi" chặn mọi nỗ lực đảo ngược từ Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cũng phủ nhận những cáo buộc trên, nhấn mạnh quốc gia này có quyền chọn lựa nguồn viện trợ phát triển và dự án không tạo ra ràng buộc với Bắc Kinh.
Thêm bất thường ở căn cứ hải quân Campuchia phía nam Biển Đông Trong khi chính quyền Campuchia nhiều lần bác bỏ thông tin về thỏa thuận cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân Ream, cơ quan nghiên cứu Mỹ mới đây công bố thêm hình ảnh về diễn tiến bất thường tại căn cứ này. Hai tòa nhà mới được xây dựng ở Ream trong tháng 5.2021 (hình vệ tinh chụp ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thủ tướng Ba Lan dự báo những ngày khó khăn sau đàm phán Nga - Ukraine

Điện thoại Android sắp có tính năng thông minh giống iOS

Tại sao Tổng thống Trump liên tục ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia?

Mưa lớn gây thiệt hại tại miền Nam Trung Quốc

Iran kêu gọi giải quyết bất đồng thông qua đối thoại - Mỹ vạch 'giới hạn đỏ'

Trung Quốc yêu cầu quan chức kiềm chế chi tiêu cho rượu và thuốc lá

Mỹ điều tra vụ tàu buồm Mexico đâm vào cầu Brooklyn

Hàn Quốc và các nước học được 'mẹo' gì từ thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh?

EU kêu gọi khép lại 'chương Brexit', thúc đẩy hợp tác an ninh với Anh

Israel tiếp tục triển khai chiến dịch ở Gaza - Ai Cập hối thúc các bên lập tức ngừng bắn

Màn tranh luận nảy lửa giữa hai ứng viên tổng thống Hàn Quốc

Kinh tế Trung Quốc vẫn vững trước bão thuế quan, sản xuất công nghiệp tăng vượt dự báo
Có thể bạn quan tâm

Phan Đình Tùng: Từng muốn làm linh mục, thủng màng nhĩ, giờ ra sao?
Sao việt
17:51:53 19/05/2025
Hoa hậu Thiên Ân diện váy đính hoa, được khen khi trở lại sàn catwalk
Phong cách sao
17:46:05 19/05/2025
Sau biến cố bệnh tật, vợ chồng ở Gia Lai biến nhà cũ thành điểm săn mây đẹp mê
Netizen
17:39:50 19/05/2025
Nhạc sĩ Anh Quân: "Mỹ Anh là một nghệ sĩ khác biệt và hoàn toàn tự lập"
Nhạc việt
17:13:33 19/05/2025
Nam NSƯT leo rào diễn 20 show một ngày, đưa hết tiền cho vợ mua bất động sản và kết quả
Tv show
17:04:54 19/05/2025
Kang Dong Won mở ra trào lưu "mỹ nam đẹp hơn hoa", thắng đời 126.000 tỷ là ai?
Sao châu á
17:04:48 19/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối thanh mát, dễ ăn
Ẩm thực
16:40:21 19/05/2025
Werenoi qua đời đột ngột ở tuổi 31, nguyên nhân bất ngờ khiến fan sửng sốt!
Sao âu mỹ
15:28:03 19/05/2025
Phim mới của Jo Bo Ah Lee Jae Wook gây tranh cãi vẫn 'gây bão' Netflix
Phim châu á
15:05:58 19/05/2025
Không cần tháo lồng, tôi vẫn lau sạch quạt máy chỉ với một mẹo đơn giản và 1 thìa bột có sẵn trong bếp
Sáng tạo
15:00:20 19/05/2025