Mỹ nỗ lực giải quyết bất đồng giữa Saudi Arabia và Qatar
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cố gắng với Saudi Arabia và UAE để mở không phận của 2 nước này cho hàng không Qatar.
Mỹ nỗ lực hòa giải vùng Vịnh. Ảnh: Reuters
Theo các nguồn tin, cuộc khủng hoảng ngoại giao liên tục trong khu vực vùng Vịnh trong 4 năm qua đang ngăn cản việc Mỹ gây áp lực cho Iran, trong đó có lệnh cấm máy bay của Qatar bay vào không phận của các nước Arab láng giềng.
Điều này khiến Qatar sử dụng không phận Iran và một nguồn tài chính lớn chuyển cho Iran trong khi Mỹ muốn ngăn chặn hoàn toàn. Chính vì vậy chính quyền Mỹ đã nỗ lực hòa giải để chấm dứt một phần cuộc khủng hoảng vùng Vịnh trong đó có vấn đề không phận giữa Qatar và các nước láng giềng Arab. Theo Công ty Hàng không Iran, tỷ lệ các chuyến bay trên không phận Iran của hãng hàng không Qatar tăng từ 100 đến 150 chuyến mỗi ngày sau khi thay đổi đường bay qua không phận Iran.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh bùng phát năm 2017 khi Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar với cáo buộc Qatar ủng hộ các nhóm cực đoan và can thiệp nội bộ các nước trong khu vực. Tuy nhiên, Qatar đã nói rằng các biện pháp này là không chính đáng và dựa trên các cáo buộc không có cơ sở.
Các nước Hồi giáo hé lộ cách đối phó với lệnh trừng phạt của Mỹ
Đầu tuần qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã kêu gọi cộng đồng Hồi giáo hiệp lực và đưa ra các biện pháp để thoát khỏi sự thống trị của hệ thống tài chính Mỹ và đồng USD.
Đài Sputnik đưa tin Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết đất nước ông, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar có thể sử dụng dinar - đồng tiền vàng thời trung cổ của Iran - cũng như trao đổi hàng hóa như một hàng rào để chống lại các lệnh trừng phạt kinh tế.
Phát biểu tại Kuala Lumpur Summit hôm 21/12, ông Mahathir nói: "Với việc thế giới đang chứng kiến các đất nước đưa ra quyết định đơn phương để áp đặt trừng phạt, Malaysia cùng các quốc gia khác cần ghi nhớ rằng bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể bị trừng phạt".
Thủ tướng Malaysia rõ ràng đã nhắc tới sự kiện Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Qatar năm 2017 liên quan đến các cáo buộc đất nước này hỗ trợ khủng bố, cũng như các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran mà Mỹ áp đặt sau rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch hành động chung toàn diện ký (JCPOA) năm 2015.
Ông Mahathir Mohamad nói thêm: "Tôi đề xuất nối lại ý tưởng sử dụng đồng dinar vàng và trao đổi hàng hóa giữa các nước. Chúng tôi đang nghiêm túc xem xét vấn đề này, đồng thời hy vọng có thể tìm được một cơ chế để triển khai hiệu quả".
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Malaysia được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Rouhani phát biểu tại Kuala Lumpur Summit rằng "thế giới Hồi giáo nên áp dụng các biện pháp để tự giải thoát khỏi sự thống tri của hệ thống tài chính Mỹ cùng đồng đô la Mỹ". Ông Rouhani gợi ý các nước Hồi giáo lớn có thể ủng hộ lẫn nhau bằng cách ký kết những thỏa thuận hợp tác ngân hàng mới và lập ra các cơ chế tài chính mới. Trước đó, ông cam kết Iran sẽ vượt qua các lệnh cấm vận của Mỹ bằng mọi giá.
Giữa tháng 9, Ngân hàng Trung ương Iran (CBI) cho biết Tehran đang lên kế hoạch vượt qua cấm vận kinh tế của Mỹ bằng cách chuyển hoàn toàn từ đồng USD sang tiền tệ quốc gia trong giao dịch cũng như từ bỏ Dịch vụ viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT).
Iran đang vật lộn với nhiều khó khăn do các biện pháp trừng phạt của Mỹ, làm tê liệt nền kinh tế nước Cộng hòa Hồi giáo này. Ngoài ra, Iran cũng phải đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối giá xăng dầu tăng cao.
Quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã rơi vào khủng hoảng từ tháng 5/2018 - thời điểm Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran với các cường quốc. Sau đó, Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia vùng Vịnh này nhằm ngăn chặn hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, yêu cầu Iran đàm phán về một thỏa thuận mới. Tuy nhiên, Tehran kiên quyết lập trường chỉ đàm phán khi Washington tham gia trở lại JCPOA và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Nhà Trắng cũng đe dọa trừng phạt bất kỳ thực thể nào giao thương với Iran, kể cả các nước thành viên Liên minh châu Âu.
Để đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ, ngày 8/12, Tổng thống Rouhani đã trình dự thảo ngân sách tài khóa 2020 lên Quốc hội, đồng thời chỉ rõ ngân sách này được soạn thảo để đối phó với các biện pháp trừng phạt của Mỹ bằng cách hạn chế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ.
Dự thảo ngân sách tài khóa 2020 (bắt đầu từ ngày 20/3/2020) ước tính vào khoảng 4.845 tỷ rial (khoảng 36 tỷ USD theo tỉ giá thị trường tự do). Nhà lãnh đạo Iran cho biết dự thảo ngân sách này được đề ra là nhằm hỗ trợ người dân Iran vượt qua khó khăn.
Theo Xuân Chi/Báo Tin tức
Qatar: Đàm phán với Saudi Arabia đã phá vỡ thế bế tắc Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani tiết lộ những bất đồng trong đàm phán với Saudi Arabia đã được tháo bỏ và hai nước sẽ bắt đầu nối lại liên lạc. Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani. (Nguồn: News1) Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani ngày 15/12 tuyên bố, cuộc đàm phán mới đây đã phá vỡ thế bế tắc...