Mỹ – Nhật – Úc đồng loạt chỉ trích đường lưỡi bò trên Biển Đông
Bên lề APEC tại Indonesia, Ngoại trưởng ba nước Úc, Nhật Bản và Mỹ đã bày tỏ quan ngại về sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi đó tại Manila, các tướng lĩnh Mỹ đã kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế, còn Trợ lý Ngoại trưởng Philippines tại Malaysia gay gắt chỉ trích: Trung Quốc không có quyền trên Biển Đông vì “đường lưỡi bò” chỉ đơn thuần là một tuyên bố đơn phương.
Theo Kyodo News đưa tin, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cùng thể hiện sự lo ngại trước hoạt động ngày càng hung hăng của Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông. Họ cũng đưa ra cam kết cùng nỗ lực đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong buổi hội đàm với Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật. Ảnh: Strategist
Còn trong một tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp tại Bali, Indonesia bên lề hội nghị APEC, 3 vị Ngoại trưởng đã công khai phản đối mọi động thái cưỡng chế có thể thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Ngoại trưởng 3 nước Úc, Nhật, Mỹ bên lề APEC cho rằng thúc đẩy đàm phán COC là ưu tiên để xây dựng hòa bình trên Biển Đông khi Trung Quốc vẫn nhất quyết thể hiện quan điểm không nhân nhượng trong việc bảo vệ cái gọi là lợi ích cốt lõi của họ. Ảnh: AP
Trong khi đó, tại Hội thảo mang tên “Mỹ, Trung Quốc và ASEAN: Thực tại đang thay đổi ở Biển Đông” do Viện Quản lý châu Á (Philippines) tổ chức cùng ngày, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Walter Slocombe và nguyên Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương Dennis Blair đã cảnh báo nguy cơ xung đột trên khu vực. Global Post dẫn lời ông Walter Slocomb cho biết không một nước nào muốn đối đầu với Trung Quốc, các vấn đề bất đồng phải giải quyết bằng luật pháp quốc tế chứ không phải bằng vũ lực, đồng thời kêu gọi Mỹ-Philippines phải tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình. Còn ông Denniss Blair tuyên bố: “Bắc Kinh cần chơi đúng luật”.
Nguyên Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Walter Slocombe (bên phải) phát biểu tại thủ đô Manila (Philippines) ngày 4/10. Ảnh: AP
Cùng thời điểm, tại Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng lần thứ hai đã khai mạc tại Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 4/10, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Henry S. Bensurto khẳng định tôn trọng UNCLOS chính là cách duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Nhưng đáng tiếc, Trung Quốc đã bất chấp các luật pháp quốc tế để tự đưa ra tuyên bố chủ quyền bao trùm tới hơn 80% diện tích Biển Đông, lấn sâu vào lãnh thổ của các nước trong khu vực. “Những tuyên bố như vậy về chủ quyền lãnh thổ chỉ là tuyên bố chứ không thể đem lại đặc quyền, trừ phi được chứng minh thích đáng tại một diễn đàn phù hợp”, Inquirer dẫn lời ông Henry cho biết.
Theo Sống mới
Vụ kiện "lưỡi bò" bước vào giai đoạn nước rút
Vụ kiện do Philippines khởi xướng nhằm bác bỏ các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông đang bước vào giai đoạn nước rút với sự chuẩn bị ngày càng kỹ lưỡng của Manila. Cho dù kết quả là như thế nào thì cuộc chiến pháp lý này sẽ mang một giá trị về mặt chính trị và đạo đức không hề nhỏ.
Hãng tin Reuters cho hay, vụ kiện "đường lưỡi bò" đang tiến triển nhanh chóng. Theo đó, dù gặp phải một áp lực rất lớn từ Bắc Kinh, phía Manila vẫn dũng cảm đi nước cờ pháp lý trên Biển Đông. "Philippines đã đầu tư không nhỏ cho con đường pháp lý nhằm đảm bảo cho một kết quả có lợi nhất cho họ. Song, thách thức đối với Manila cũng rất lớn khi mà Bắc Kinh thậm chí còn chơi rắn hơn trong các tuyên bố chủ quyền trong thời gian gần đây", học giả Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore nhận định.
Philippines đang đứng trước ngưỡng cửa "bẻ gãy" đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông. Ảnh: ITLOS
Song, các quan chức Philippines khẳng định với Reuters rằng họ đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật biển của Liên Hợp Quốc bởi tiến trình đạt được COC là quá chậm, sẽ đe dọa tới chủ quyền của các nước trong khu vực. Trong một buổi phỏng vấn không được tiết lộ thời gian cụ thể trong tuần qua, Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết: "Manila sẽ làm rõ các yêu cầu và quyền lợi của các bên tranh chấp để mang lại lợi ích cho khu vực và thế giới".
Theo đó, nhóm phụ trách vụ kiện "lưỡi bò" phía Philippines cũng đang gấp rút hoàn thiện các bằng chứng và lập luận để chứng minh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là hoàn toàn không hợp lệ với UNCLOS.
Trước đó, Manila từng tiết lộ sẽ thêm các chứng cứ cho thấy Bắc Kinh đang bê tông hóa bãi cạn Scarborough vào hồ sơ vụ kiện sẽ được gửi lên ITLOS trước tháng 3/2014.
Dẫn đầu nhóm chuyên trách này là luật sư Raul Hernandez (thuộc công ty luật Foley and Hoag có trụ sở ở Washington, Mỹ). Ngoài ra còn có một số chuyên gia luật khác, bao gồm: Giáo sư Philippe Sands, Giáo sư Alan Boyle, và Giáo sư Bernard Oxman đến từ trường Đại học Luật Miami. Tất cả họ đều tỏ ra lạc quan về tiến trình của vụ kiện.
Trên Reuters, học giả Ian Storey đánh giá: "Một phán quyết có lợi cho Philippines sẽ giúp nước này tự tin hơn trong việc sử dụng các vùng biển thuộc chủ quyền của họ cũng như giúp các nhà thầu nước ngoài thoải mái hơn khi đầu tư vào khu vực". Nhưng quan trọng hơn cả, cho dù kết quả như thế nào, thì vụ kiện "lưỡi bò" sẽ tạo ra một ảnh hưởng không nhỏ về mặt chính trị cũng như tác động tới hình ảnh mà Trung Quốc xây dựng bấy lâu.
Theo AFP, phát biểu tại cuộc họp với những người đồng cấp ASEAN tại New York, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã hối thúc Trung Quốc và ASEAN giải quyết các tranh chấp càng nhanh càng tốt. Ông một lần nữa nhắc lại quan điểm của Washington về việc ủng hộ hòa bình, an ninh, tự do hàng hải theo đúng luật pháp quốc tế mà không đe dọa hay sử dụng vũ lực, cũng như nhanh chóng xây dựng COC.
Theo Sông mới
Tình hình Biển Đông: Uốn lưỡi bò trên đất Mỹ Khi Mỹ và Nhật Bản đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác với ASEAN thì Trung Quốc cũng có chuyến thăm tới Mỹ với nhiều mục đích. Ngoại trưởng Trung Quốc quảng cáo đường lưỡi bò Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa có chuyến công du 2 ngày tới Mỹ nhân chuyến đi dự phiên họp đại hội đồng Liên Hợp Quốc....