Mỹ-Nhật tập trận tái chiếm đảo
Chính phủ Nhật hôm nay 11/6 cho biết Nhật và Mỹ đã khởi động cuộc tập trận chung nhằm luyện tập tái chiếm các đảo xa, trong bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh đang tiếp tục đối đầu trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Bộ trưởng Itsunori Onodera (phải) trong cuộc gặp với Tướng Martin Dempsey, Tham mưu trưởng liên quân Mỹ tại Tokyo trước khi diễn ra cuộc tập trận chung.
Bộ trưởng Nhật Itsunori Onodera, cho biết cuộc tập trận chung là nhằm “củng cố khả năng” của lực lượng Nhật. Trước đó, ông cũng nhấn mạnh cuộc tập trận mang tên “Dawn Blitz” (Tạm dịch Cuộc chiến chớp nhoáng vào bình minh) không nhằm vào Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên cả ba lực lượng của Nhật, gồm bộ binh, hải quân và không quân, cùng tham gia vào một cuộc tập trận trên đất Mỹ.
Video đang HOT
Theo báo chí Nhật, trong số khoảng 1.000 binh sỹ Nhật tham gia vào cuộc tập trận đổ bộ đa quốc gia này, phần lớn là binh sỹ trên 3 tàu khu trục của lực lượng hải quân nước này.
Canada, New Zealand và các nhà quan sát quân sự từ 7 nước khác cũng tham gia vào cuộc tập trận do Mỹ chủ trì ở California này. Cuộc tập trận kéo dài tới ngày 28/6, nhưng Nhật tham gia đến ngày 26/6.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh vẫn đang đối đầu trên chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, nơi liên tục có các cuộc “chạm trán” của tàu thuyền hai bên.
Mỹ liên tục khẳng định họ không đứng về phía bên nào trong vấn đề chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư, song quần đảo này nằm trong phạm vi bao phủ của một hiệp ước quân sự chung giữa Mỹ và Nhật.
Thủ tướng Shinzo Abe, nhân vật có quan điểm cứng rắn trong cách đối phó với Trung Quốc, đã tăng cường chi tiêu quân sự cho Nhật và giữ quan điểm không thỏa hiệp đối với Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Dantri
Trung Quốc lôi kéo Đài Loan bảo vệ "lợi ích dân tộc"
Trung Quốc đại lục hôm qua đã đánh tiếng gọi Đài Loan cùng bảo vệ "lợi ích dân tộc" ở biển Hoa Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua cho rằng Đại lục và Đài Loan cần có nỗ lực chung trong việc bảo vệ toàn diện lợi ích dân tộc, bao gồm cả vấn đề quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) đang tranh chấp với Nhật Bản ở Hoa Đông.
"Đảo Điếu Ngư và các đảo lân cận là phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ xa xưa. Người dân hai bờ Eo biển Đài Loan phải có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ lợi ích toàn diện của dân tộc Trung Hoa", ông Hồng Lỗi phát biểu tại cuộc họp báo thường ngày.
Ông Hồng Lỗi khẳng định Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền đối với Điếu Ngư và quyền lợi hợp pháp tại biển Hoa Đông.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi chính phủ Nhật Bản bác đề xuất của người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu về việc sẽ tiến hành đối thoại 3 bên giữa Trung Quốc Đại lục, Đài Loan và Nhật Bản về tranh chấp ở biển Hoa Đông và cùng phát triển tài nguyên ở vùng biển này.
"Quần đảo Senkaku là một phần lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản. Tokyo không chấp nhận những bình luận như vậy dựa trên tuyên bố chủ quyền của Đài Bắc. Chẳng có tranh chấp lãnh thổ nào cần phải giải quyết liên quan tới Senkaku", Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định.
Quần đảo Senkaku hiện đang nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản nhưng cả Trung Quốc Đại lục và Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền. Đại lục gọi quần đảo này là Điếu Ngư, trong khi Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài.
Theo Dantri
Báo Nhật: Hiểm họa lớn nhất là Trung Quốc Từ nhiều góc độ khác nhau, tờ Sankei Shimbun kết luận nguy cơ xâm hại lớn nhất chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia Nhật Bản là Trung Quốc. Trong thực tiễn hoạt động chính trị đối ngoại, các quan hệ quốc tế đối với các nước khác thường được chia thành hai nhóm quan hệ, nhóm các nước thù địch...