Mỹ-Nhật-Hàn thảo luận về chuẩn bị Hội nghị Thượng đỉnh 3 bên
Việc tổ chức cuộc gặp cấp cao 3 nước liên quan đến việc Triều Tiên mới đây phóng 25 quả tên lửa tầm ngắn.
Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đang thảo luận về việc chuẩn bị tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh 3 bên trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về an ninh hạt nhân sẽ diễn ra tại La Hay, Hà Lan vào tuần tới.
Theo nhật báo “Nihon Keizai Shimbun” (Nhật Bản) số ra hôm 19/3, việc tổ chức cuộc gặp cấp cao 3 nước nhằm khẳng định sự hợp tác trong giải quyết các vấn đề liên quan CHDCND Triều Tiên, trong đó có việc Bình Nhưỡng mới đây phóng 25 quả tên lửa tầm ngắn.
Việc tổ chức cuộc gặp cấp cao 3 nước liên quan đến việc phóng 25 tên lửa tầm ngắn gần đây của Triều Tiên (Ảnh: AFP)
Cuộc gặp trên cũng là cơ hội để Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có cuộc gặp song phương lần đầu tiên. Cũng theo báo trên, hiện chưa rõ phía Hàn Quốc có chấp nhận tham dự cuộc gặp 3 bên hay không, vì Hàn Quốc cho rằng một cuộc gặp như thế sẽ không có ý nghĩa nếu giữa Hàn Quốc và Nhật Bản không đạt được tiến triển về vấn đề lịch sử. Hiện cả Mỹ và Nhật Bản đang thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm thúc đẩy Hàn Quốc tham dự cuộc gặp.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc xấu đi sau khi ông Abe hồi tháng 12/2013 đến thăm đền Yasukuni, nơi thờ các binh sỹ Nhật Bản tử trận trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Ngoài ra, hai bên cũng bất đồng về giải quyết vấn đề phụ nữ Hàn Quốc bị ép phục vụ binh sỹ Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Theo VOV
Video đang HOT
Căng thẳng cuộc đối đầu giữa lãnh đạo Mỹ, Trung
Chỉ một vài giờ sau các cuộc hội đàm vui vẻ với giới lãnh đạo Nhật Bản ở thủ đô Tokyo, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp mặt đối mặt đầy căng thẳng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề vùng phòng không mới đầy tranh cãi mà Bắc Kinh tuyên bố thành lập gần đây ở biển Hoa Đông.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden vui vẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Chuyến công du Châu Á của ông Biden lần này được cho là nhằm mục tiêu tìm kiếm cách thức hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới Mỹ-Trung. Tuy nhiên, chuyến thăm ngày hôm qua (4/12) của Phó Tổng thống Biden đến Bắc Kinh đã diễn ra trong không khí căng thẳng sau khi Trung Quốc gần đây bất ngờ thông báo lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Hành động của Bắc Kinh đã khiến căng thẳng khu vực leo thang. Mỹ cùng với các đồng minh gồm Nhật Bản, Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối gay gắt bước đi mới nhất của Trung Quốc.
Trong bối cảnh như vậy, khi ông Biden còn chưa đặt chân đến đất Bắc Kinh, báo chí Trung Quốc đã có bài viết răn đe ông này với nội dung, Phó Tổng thống Mỹ đừng trông mong sẽ làm dịu được căng thẳng trong khu vực nếu tiếp tục đưa ra "những nhận xét một chiều, sai lầm". Báo chí Trung Quốc cáo buộc Mỹ bênh vực, đứng về phía Nhật Bản trong cuộc tranh cãi về vấn đề vùng phòng không
Cuộc gặp sau đó giữa ông Biden với giới chức Trung Quốc được cho là diễn ra khá căng thẳng và ảm đạm chứ không sôi động và vui vẻ như ở Tokyo .
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Một quan chức Mỹ cho biết, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về mọi lĩnh vực trong quan hệ song phương trong cuộc gặp kéo dài 5,5 giờ đồng hồ.
Đề cập đến vùng phòng không, "Phó Tổng thống Mỹ đã nói chi tiết và rõ ràng về lập trường của chúng tôi. Ông ấy đã thể hiện rằng chúng tôi không thừa nhận vùng phòng không của Trung Quốc và rằng chúng tôi quan ngại sâu sắc về vấn đề này", vị quan chức giấu tên của Mỹ cho hay. Phó Tổng thống Biden cũng đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng: "Chúng tôi trông chờ Trung Quốc có những bước đi làm dịu căng thẳng".
Đáp lại, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nói rõ quan điểm của Trung Quốc về vùng phòng không và những tranh chấp trong khu vực.
Các nhà ngoại giao và giới phân tích tin rằng, chính quyền Mỹ không thể yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ vùng phòng không mà nước này vừa thành lập. Thay vào đó, Mỹ chỉ có thể làm rõ xem liệu Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào với máy bay nước ngoài bay vào vùng phòng không mà không tuân theo các quy định của Trung Quốc.
Mỹ, Trung tránh nói về mâu thuẫn
Sau các cuộc gặp gỡ, hội đàm ở thủ đô Bắc Kinh, Phó Tổng thống Mỹ Biden với vẻ mặt được cho là khá buồn rầu thông báo tại cuộc họp báo rằng, quan hệ Trung-Mỹ có ảnh hưởng lớn đến tiến trình của thế kỷ 21 và và triển vọng hợp tác giữa hai nước là không có giới hạn.
"Sự chân thành sẽ tạo ra niềm tin. Niềm tin là nền tảng cho những thay đổi thực sự - những thay đổi mang tính xây dựng", ông Biden đã nói như vậy.
Trong khi đó, phát biểu công khai tại cuộc họp báo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi lợi ích của mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Mỹ đồng thời nói về sự thay đổi "sâu sắc và phức tạp" ở Châu Á cũng như toàn cầu. Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh, "những điểm nóng của khu vực vẫn tiếp tục nóng lên và thế giới nhìn chung không phẳng lặng. Vì thế, củng cố hợp tác và tăng cường đối thoại là lựa chọn đúng đắn duy nhất cho hai nước.
Vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc gây căng thẳng trong khu vực bởi nó bao trùm cả những khu vực gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Vùng lãnh thổ Đài Loan và khu vực được Mỹ xem là thuộc quốc tế. Vùng phòng không của Trung Quốc còn bao gồm cả bầu trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - khu vực đang nằm trong tranh chấp quyết liệt giữa Bắc Kinh và Tokyo ..
Nhiều quốc gia trong đó có Mỹ đã lập các vùng phòng không kéo dài từ đường bờ biển của họ để bảo vệ không phận trước máy bay của kẻ thù. Tuy nhiên, vùng phòng không của Trung Quốc có điều bất thường là nó mở rộng ra bên ngoài và không giống như Mỹ, Trung Quốc đòi hỏi máy bay nước ngoài bay qua vùng phòng không phải thông báo trước cho họ.
Những phát biểu của ông Biden ở Bắc Kinh được đưa ra sau khi ông này đến Nhật Bản và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về vùng phòng không của Trung Quốc, nói rằng "động thái đó gây căng thẳng trong khu vực và làm gia tăng nguy cơ xảy ra các sự cố ngoài ý muốn cũng như những tính toán sai lầm".
Chuyến thăm với mục đích ban đầu là nhằm vào vấn đề kinh tế của ông Biden đã bị chuyển thành một chuyến đi có sứ mạng giải tỏa căng thẳng trong khu vực vì vùng phòng không của Trung Quốc.
Cả Phó Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều tránh đưa ra những phát biểu công khai về những nội dung chi tiết mà họ bàn thảo trong cuộc gặp ngày hôm qua, đặc biệt là những vấn đề gây mâu thuẫn như vùng phòng không và tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Đối ngược với sự thận trọng của hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung, tờ China Daily của Trung Quốc lại tiếp tục có bài viết thẳng thừng cáo buộc Washington "nhắm mắt làm ngơ trước những hành động khiêu khích của Nhật Bản", gọi đó là nguyên nhân gốc rễ gây ra sự căng thẳng. Tờ China Daily cho rằng, "Mỹ đang đổ lỗi lầm cho Trung Quốc về việc đơn phương tìm cách thay đổi thế nguyên trạng ở biển Hoa Đông".
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Thủ tướng Anh chơi bóng bàn với các học sinh Trung Quốc Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua đã tới thăm một ngôi trường tiểu học ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, và chơi bóng bàn với các em nhỏ, trong khuôn khổ chuyến công du Trung Quốc kéo dài 3 ngày. Thủ tướng Anh trò chuyện với các học sinh tại một lớp học của trường tiểu học Longjiang ở Thành Đô ngày...