Mỹ – Nhật – Hàn tập trận hải quân chung để sẵn sàng đối phó Triều Tiên
Seoul cho hay Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc tập trận hải quân chung với sự tham gia của một tàu sân bay Mỹ, nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu trước các mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên.
Triều Tiên đã tăng tốc phát triển vũ khí trong thời gian qua, với động thái mới nhất là vụ thử tên lửa siêu thanh nhiên liệu rắn vào tuần trước. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un của nước này hôm 10.4 nói giờ là lúc phải chuẩn bị kỹ càng hơn cho chiến tranh hơn bao giờ hết vì tình hình địa chính trị không ổn định, theo Reuters.
“Các lực lượng tham gia đã tiến hành diễn tập tác chiến chống tàu ngầm để cải thiện phản ứng trước các mối đe dọa dưới nước của Triều Tiên, bao gồm tàu ngầm và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm”, Reuters trích dẫn tuyên bố của hải quân Hàn Quốc ngày 12.4.
Cuộc tập trận diễn ra trong hai ngày 11 và 12.4 tại vùng biển quốc tế giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Tham gia tập trận có tàu sân bay Theodore Roosevelt cùng các tàu khu trục Howard, Russell và Daniel Inouye của Mỹ, cũng như các tàu chiến từ hai nước đồng minh của Washington ở châu Á.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ (giữa), tàu khu trục Seoae Ryu Seong-ryong của Hàn Quốc (dưới) và tàu khu trục JS Ariake của Nhật Bản (trên) trong cuộc tập trận chung hôm 11.4
Video đang HOT
AFP
Hải quân Hàn Quốc cho biết cuộc tập trận nhằm nâng cao năng lực phối hợp để đối phó với các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Hoạt động diễn ra theo kế hoạch tập trận chung kéo dài nhiều năm được thiết lập sau hội nghị thượng đỉnh ba bên Mỹ – Hàn – Nhật năm ngoái.
Current Time0:00
/
Duration1:28
HD
Auto
Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Nhật cam kết củng cố liên minh quân sự
Hải quân ba nước cũng tiến hành các cuộc diễn tập can thiệp trên biển nhằm ngăn chặn hoạt động mà họ nói là Triều Tiên vận chuyển trái phép vũ khí hủy diệt hàng loạt, cũng như diễn tập tìm kiếm cứu nạn để giúp đỡ các tàu gặp nạn.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng cho hay các quan chức quốc phòng Hàn Quốc và Mỹ đã tổ chức đàm phán quốc phòng thường niên tại Washington DC hôm 11.4, tái khẳng định kế hoạch tổ chức diễn tập trên sa bàn mô phỏng tình huống Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, trong các cuộc tập trận vào mùa hè này.
Tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Trại David (Mỹ) hồi tháng 8.2023, lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng ý tổ chức các cuộc tập trận đa lĩnh vực hàng năm, chia sẻ thông tin theo thời gian thực về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và thiết lập đường dây nóng để liên lạc trong khủng hoảng.
Ông Trump ra điều kiện để đổi ý, ủng hộ viện trợ Ukraine
Cựu tổng thống Mỹ muốn cung cấp gói viện trợ cho Ukraine dưới dạng khoản nợ chứ không phải là quà tặng và cho rằng các đồng minh châu Âu cũng cần phải hỗ trợ Ukraine tương đương Mỹ.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại New York ngày 25/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh truyền hình RT, phát biểu trước các phóng viên ngày 12/4 cùng Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, ông Trump tuyên bố ông sẽ không phản đối Quốc hội Mỹ phê chuẩn thêm viện trợ cho Ukraine miễn là những khoản hỗ trợ đó được đưa ra dưới hình thức cho vay chứ không phải quà cho không. Ông cũng nhấn mạnh các đồng minh châu Âu phải có mức hỗ trợ tương tự như Washington dành cho Kiev.
Ông Trump gần như chắc chắn sẽ trở thành ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa sau loạt chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ và dự kiến đối đầu trực tiếp với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay. Lần đầu tiên ông đưa ra ý kiến chuyển viện trợ của Ukraine thành các khoản vay là vào hồi tháng 2. Từ đó đến nay, ông đã nhiều lần tuyên bố mình có thể chấm dứt xung đột giữa Kiev và Moskva trong vòng 24 giờ nếu tái đắc cử bằng cách buộc cả hai bên ngồi vào bàn đàm phán.
Gói viện trợ trị giá 60 tỷ USD cho Ukraine vẫn còn mắc kẹt tại Quốc hội Mỹ khi phần lớn các nhà lập pháp đảng Cộng hoà phản đối việc phê duyệt viện trợ. Hiện Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đang đứng trước sức ép và sẵn sàng để đưa dự luật viện trợ ra bỏ phiếu tại Hạ viện. Trong bối cảnh hạ nghị sĩ Taylor Greene cảnh báo triển khai một cuộc bỏ phiếu lật đổ Chủ tịch Hạ viện, ông Johnson đã tới gặp ông Trump trong ngày 12/4.
"Đây không phải là một tình huống dễ dàng đối với bất kỳ Chủ tịch Hạ viện nào. Tôi nghĩ ông ấy đang làm rất tốt", cựu Tổng thống Trump nói về đồng minh thân thiết của mình.
Ông Trump nói thêm rằng trong trường hợp viện trợ mới của Mỹ dành cho Ukraine được thông qua, châu Âu cũng phải tăng cường và cân bằng các khoản viện trợ.
Đề cập đến các căng thẳng địa chính trị trên thế giới, cựu Tổng thống Trump cảnh báo xung đột ở Ukraine và Israel có thể leo thang đáng kể ngay trước cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11.
Động thái đáng chú ý của Mỹ trong quan hệ liên Triều Các động thái gần đây của Mỹ đã dấy lên nghi vấn về khả năng thay đổi chính sách của Mỹ đối với khu vực bán đảo Triều Tiên, theo Yonhap ngày 10.4. Tập trận với Hàn Quốc Hàn Quốc và Mỹ đã tổ chức một cuộc tập trận tác chiến kết hợp trên biển để trau dồi kỹ năng ngăn chặn các...