Israel có hệ thống phòng không nào để đối phó Iran?
Israel đã nâng cấp mạnh mẽ hệ thống phòng không đa tầng của nước này trong những năm gần đây để đối phó với những mối đe dọa trong khu vực.
Israel đang trong tình trạng cảnh giác cao độ trước nguy cơ bị Iran tấn công. Tình huống này xảy ra sau khi Israel được cho là đã không kích vào tòa nhà ngoại giao sát đại sứ quán Iran tại Damascus (Syria) hôm 1.4 khiến nhiều người thiệt mạng, trong đó có các chỉ huy quân sự cấp cao. Iran đã tuyên bố sẽ trả đũa và nhấn mạnh không đại sứ quán nào của Israel an toàn.
Lưới phòng không đa tầng
Trong khoảng 15 năm qua, Israel đã nâng cấp năng lực phòng không với việc bổ sung những hệ thống mới có thể ngăn chặn tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 2.400 km, theo Bloomberg.
Israel có hệ thống phòng không nào để đối phó Iran?
Hệ thống phòng không hoạt động nhiều nhất và nổi tiếng nhất của quân đội Israel là Iron Dome ( Vòm Sắt). Từ năm 2011, hệ thống này đã ngăn chặn hàng ngàn quả rốc két do các nhóm vũ trang người Palestine tại Dải Gaza phóng sang.
Hệ thống Iron Dome tại thành phố Sredot của Israel khai hỏa để ngăn chặn rốc két từ Gaza hồi tháng 5.2023. Ảnh AFP
Được thiết kế để ngăn chặn tên lửa, máy bay không người lái (UAV) ở tầm ngắn, từ 4-70 km, quân đội Israel tuyên bố Iron Dome có tỷ lệ đánh chặn thành công lên đến 90%.
Hệ thống Iron Dome sử dụng tên lửa đánh chặn Tamir được trang bị ngòi nổ cận đích, nghĩa là đầu đạn phát nổ khi tiến gần mục tiêu. Tuy nhiên, tên lửa cũng có thể tấn công trực tiếp nhờ độ chính xác rất cao. Mỗi quả Tamir có giá 40.000 – 100.000 USD.
Hệ thống Iron Dome đánh chặn rốc két từ Gaza phóng sang hồi tháng 5.2023. Ảnh AFP
Năm 2017, Israel triển khai hệ thống tầm trung gọi là David’ Sling (Ná bắn đá của David), mỗi tổ hợp có một giàn phóng chứa đến 12 quả tên lửa. Hệ thống do hãng Rafael Defense Industries của Israel và Raytheon của Mỹ đồng phát triển, được thiết kế để ngăn chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, UAV.
Tên lửa đánh chặn Stunner của hệ thống David’s Sling diệt mục tiêu bằng cách đâm thẳng vào nó.
Hệ thống David’s Sling trong một lần thử nghiệm. ảnh CƠ QUAN PHÒNG THỦ TÊN LỬA MỸ
Tầm hoạt động của tên lửa Stunner được cho là từ 241-321 km dù hầu hết các vụ đánh chặn diễn ra ở khoảng cách gần hơn, đặc biệt là đối với các rốc két thường không có hệ thống dẫn đường. Mỗi quả Stunner có giá khoảng 1 triệu USD.
Tầm bắn của David’s Sling giúp bao phủ khu vực Gaza và miền nam Li Băng, nơi lực lượng Hezbollah thân Iran liên tục thực hiện các đợt tấn công từ tháng 10.2023. Tháng 5 năm ngoái, David’s Sling được cho là đã bắn hạ các rốc két từ Gaza.
Tung tên lửa David’s Sling hạ hỏa tiễn Gaza, Israel dùng dao mổ trâu giết gà?
Ngoài ra, Israel còn sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow tiên tiến, gồm Arrow 2 và 3. Nhà phát triển cho rằng hệ thống này có thể ngăn chặn tên lửa ở khoảng cách đến 2.400 km và có thể diệt mục tiêu ngoài khí quyển.
Hệ thống Arrow 3. Ảnh AFP
Trong tháng này, quân đội Israel còn thông báo đã sử dụng phiên bản C-Dome của Iron Dome để ngăn chặn một UAV của Houthi. C-Dome là hệ thống được triển khai trên tàu chiến.
Ngoài ra, nước này cũng đang thử nghiệm hệ thống Iron Beam sử dụng laser để ngăn chặn mục tiêu ở khoảng cách gần. Hệ thống này có chi phí phóng rẻ hơn Iron Dome nhưng dự kiến chưa thể hoạt động trước giữa năm 2025.
Chưa rõ độ hiệu quả
Ngoài Iron Dome đã chứng minh năng lực, các hệ thống còn lại được triển khai gần đây hơn và chưa có dữ liệu về mức độ hiệu quả. Hồi tháng 11.2023, hệ thống Arrow 3 (do Israel Aerospace Industries và Boeing cùng phát triển) có màn thực chiến thành công đầu tiên khi bắn hạ một tên lửa của Houthi.
Quân đội Israel cũng thừa nhận lưới phòng không đa tầng có thể bị quá tải trước một đợt tấn công quy mô lớn, với nhiều tên lửa được phóng cùng lúc. Các UAV nhỏ của Hezbollah và Houthi được cho là đã có lần vượt qua được hệ thống phòng không của Israel từ tháng 10.2023.
Từ khi xung đột bùng phát tại Ukraine hồi năm 2022, một số nước châu Âu đã tăng cường năng lực phòng không bằng công nghệ của Israel. Đức đã đồng ý mua hệ thống Arrow 3 theo thỏa thuận trị giá 4 tỉ euro, lớn nhất trong lịch sử Israel. Phần Lan cũng mua hệ thống David’s Sling với giá 317 triệu euro. Ukraine muốn mua Iron Dome nhưng Israel không đồng ý vì lo ngại có thể bị rò rỉ công nghệ.
Israel tăng cường phòng không, huy động thêm binh sĩ chờ phản ứng của Iran
Quân đội Israel thông báo tăng cường năng lực phòng không, đồng thời huy động lực lượng dự bị để sẵn sàng ứng phó trong trường hợp Iran tung đòn trả đũa.
Times of Israel hôm nay (4/4) dẫn thông báo của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) xác nhận họ đã đặt các khẩu đội phòng không vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, trong khi huy động thêm lực lượng dự bị để ứng phó nguy cơ Iran trả đũa vụ việc tòa nhà lãnh sự Iran ở thủ đô Syria bị không kích hôm 1/4.
Hệ thống phòng không Iron Dome của Israel khai hỏa tên lửa. Ảnh: GettyImages
IDF không nêu số binh sĩ được huy động đợt này. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant ngày 3/4 tuyên bố IDF đang mở rộng "chiến dịch chống Hezbollah và những thực thể đe dọa đất nước Israel", khẳng định Tel Aviv có khả năng đối đầu mọi đối thủ ở Trung Đông.
Căng thẳng Israel-Iran leo thang nghiêm trọng sau khi Tehran cáo buộc Tel Aviv tập kích tòa nhà lãnh sự bên trong khu phức hợp đại sứ quán Iran ở thủ đô Damascus của Syria, khiến 7 thành viên Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) và 6 người Syria thiệt mạng.
Trong số nạn nhân ở Damascus có tướng Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy lực lượng tác chiến ở nước ngoài của đặc nhiệm Quds thuộc IRGC, cùng cấp phó là tướng Mohammad Hadi Haji Rahimi và tướng Hossein Aman Allahi, nhân vật có vai trò quan trọng trong hoạt động quân sự của Quds ở Trung Đông.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 2/4 tuyên bố vụ tập kích "vi phạm rõ ràng các quy định quốc tế và chắc chắn sẽ bị đáp trả". Trong khi đó, lãnh tụ tinh thần tối cao Ali Khamenei của Iran cảnh báo Tehran sẽ trừng phạt nghiêm khắc Israel vì vụ tập kích tòa lãnh sự.
Kênh 12 của Israel cho biết, Israel dự đoán Iran có thể sẽ phóng tên lửa trực tiếp từ lãnh thổ Iran vào Israel để thể hiện thái độ cứng rắn, thay vì trả đũa thông qua các nhóm dân quân ở Lebanon, Iraq và Yemen. Giới chức Iran chưa bình luận về các thông tin mà Israel đưa ra.
Theo giới quan sát, vụ không kích tòa nhà lãnh sự quán Iran ở Damascus đánh dấu thiệt hại đáng kể nhất của IRGC kể từ vụ không kích của Mỹ khiến chỉ huy cao nhất của lực lượng Quds là tướng Qassem Soleimani thiệt mạng năm 2020 ở Baghdad, Iraq.
Sau khi Mỹ hạ sát tướng Soleimani, Iran đã triển khai tên lửa đạn đạo tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq, khiến hơn 100 binh sĩ Mỹ bị chấn thương não. Bối cảnh căng thẳng liên quan đến chuỗi sự kiện này trở thành nguyên nhân dẫn đến việc một nhóm binh sĩ Iran bắn hạ máy bay chở khách PS752 của Hãng hàng không quốc tế Ukraine hôm 8/1/2020 gần Tehran, khiến 176 người thiệt mạng, vì tưởng nhầm là máy bay địch.
Iran đã nhắn Mỹ về cách thức tấn công trả đũa Israel? Iran được cho là đã gửi thông điệp đến Washington rằng họ sẽ tấn công trả đũa Israel theo cách tránh làm xung đột leo thang nghiêm trọng và cũng sẽ không hành động vội vàng, theo các nguồn tin Iran. Reuters ngày 11.4 dẫn các nguồn tin Iran cho biết thông điệp của Iran cho Mỹ đã được Ngoại trưởng Iran Hossein...