Mỹ nhân cổ trang xinh như mộng: Phạm Băng Băng chưa phải số 1
Cùng đọ sắc các phiên bản những mỹ nhân tuyệt sắc của màn ảnh phim cổ trang Hoa ngữ như Võ Tắc Thiên, Tiểu Long Nữ, Chu Chỉ Nhược, Đát Kỷ
Chân Mật
Mới đây bộ phim Liên minh quân sự do tài tử Ngô Tú Ba đóng vai chính đang gây chú ý bởi diễn xuất tinh tế của nam chính cũng như vẻ đẹp và phong thái của người đẹp Chu Chỉ Hề trong vai Chân Mật (thứ hai từ trái sang). Thực tế vai Chân Mật từng được nhiều sao nữ nức tiếng xinh đẹp thể hiện qua nhiều bộ phim.
Cô vốn là vợ của Tào Cách và được hậu thế cải biên thành nhân vật chính trong tác phẩm Lạc Thần phú của Tào Trực với nhiều truyền thuyết lay động lòng người. Trên màn ảnh nhân vật này từng xuất hiện trong phim Truyền kỳ Đồng Tước vương triều Lạc Thần do Lã Tú Lăng (ảnh đầu bên trái) thể hiện, do Thái Thiếu Phân đóng trong bộ phim kinh điển Lạc Thần của TVB và trong phiên bản Tân Lạc Thần gần đây do người đẹp Lý Y Hiểu thể hiện.
Dưới đây là các phiên bản dàn mỹ nhân phim cổ trang qua các thời kỳ, nhân vật nào khiến bạn ấn tượng và tâm đắc nhất?
Phan Kim Liên
Hàng trên từ trái qua phải qua trái, hàng dưới từ phải qua trái: Phiên bản Phan Kim Liên lẳng lơ của Dương Tư Mẫn trong Kim Bình Mai, Phan Kim Liên đẹp nhất màn ảnh của Vương Tổ Hiền trong Phan Kim Liên: Tiền thế kim sinh, của Lê Tư trong Thủy Hử vô gian đạo, Can Đình Đình trong Tân Thủy Hử, Vương Tư Ý trong Thủy Hử (1986) và lẳng lơ khêu gợi của Ôn Bích Hà trong Hận Tỏa Kim Bình.
Điêu Thuyền
Lâm Đại trong phim Điêu Thuyền phiên bản 1958, Trần Hồng trong Tam Quốc diễn nghĩa bản 1994, Trần Hảo trong Tam Quốc bản 2010, Cổ Lực Na Trát trong Võ thần Triệu Tử Long, Phan Nghinh Tử trong Điêu Thuyền (1988) và Lợi Trí trong Điêu Thuyền (1987).
Dương Quý Phi
Vì vai diễn này khiến nhiều sao nữ buộc phải tăng cân cho phù hợp với hình tượng mỹ nhân thời Đường. Có thể kể đến Phùng Bảo Ngọc trong Dương Quý Phi do Đài Loan sản xuất năm 1986, Lâm Phương Binh trong Đường Minh Hoàng(1990), Phạm Băng Băng trong Dương Quý Phi (2013), Hướng Hải Lam trong Dương Quý Phi phiên bản do TVB sản xuất năm 2000, Vương Lộ Dao trong Đại Đường ca phi (2003) và Chu Khiết trong phiên bản điện ảnh Dương Quý Phi (1992).
Đát Kỷ
Năm 1990 nữ diễn viên gạo cội Phó Nghệ Vỹ vào vai Đát Kỷ trong Bảng phong thần, tạo hình của cô được coi là kinh điển. Năm 2006 “nàng Kim Tỏa” Phạm Băng Băng cũng thể hiện thành công vai diễn này trong Bảng phong thần: Phượng minh kỳ sơn.
Năm 2014 “tình địch” Phạm Băng Băng là Trương Hinh Dư mang đến tạo hình Đát Kỷ gây tranh cãi vì quá diêm dúa trong Phong thần anh hùng bảng. Mới đây nhất Vương Lệ Không với tạo hình Đát Kỷ cũng khiến nhiều khán giả không mấy hài lòng trong bộ phim Phong thần. Trước đó Lâm Tâm Như mang đến hình ảnh hồ yêu nữ vô cùng xinh đẹp trong Phong thần bảng: Võ Vương phạt Trụ và Ôn Bích Hà tiếp tục tạo dấu ấn với Đát Kỷ khêu gợi trong Phong thần bảng doTVB sản xuất năm 2001.
Tiểu Kiều
Năm 1985đài Atv của Hong Kong sản xuất bộ phim truyền hình Chu Cát Lượng có sự xuất hiện của nhân vật Tiểu Kiều được giao cho nữ diễn viên xinh đẹp Mễ Tuyết thể hiện. Phiên bản Tam Quốc diễn nghĩa (1994) do Hà Tình đóng và khiến bao người xem mê mẩn.
Trong khi phiên bản của Lâm Chí Linh trong Xích bích (2008) cũng nhận được ý kiến ngợi khen của người hâm mộ. Năm 2010 Huỳnh Dịch vào vai Tiểu Kiều trong phim Chiếc hộp ánh trăng, Triệu Khả trong Tam Quốc (2010) và Nhạc Linh trong Tam Quốc anh hùng truyền kỳ: Quan Công (1995) do Đài Loan sản xuất.
Video đang HOT
Võ Tắc Thiên
Năm 1985 phía Đài Loan sản xuất bộ phim truyền hình Nhất đại nữ hoàng với vai Võ Tắc Thiên từ trẻ đến già được nữ diễn viên Phan Nghinh Tử thể hiện đầy thành công, ở bà toát lên vẻ quyền uy và thần thái kiêu sa của một vị vua bà khét tiếng lịch sử.
Năm 1995 ở đại lục cũng ra mắt bộ phim Võ Tắc Thiên do nữ diễn viên tên tuổi Lưu Hiểu Khánh thể hiện và cũng trở thành một phiên bản nhận được nhiều lời ngợi khen của công chúng. Phiên bản của Phạm Băng Băng trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ (2014) lại là một thành công khác của “nữ hoàng thị phi” khi tạo nên hình tượng một nữ chúa có nhiều điểm khác biệt so với các phiên bản trước.
Năm 2013 Lưu Gia Linh thể hiện một hình tượng lạ mắt về ngoại hình của Võ Tắc Thiên trong bom tấn Địch Nhân Kiệt: Thần đô long vương. Phiên bản của Giả Tịnh Văn trong Trí tôn hồng nhan (2004) lại khá mờ nhạt. Trong khi nữ diễn viên gạo cội Quy Á Lôi trong Đại Minh cung từ lại được đánh giá cao ở diễn xuất lẫn thần thái mà bà thổi vào nhân vật.
Lâm Đại Ngọc
Năm 1977 Trương Ngải Gia thủ vai “em Lâm” trong bộ phim điện ảnh Kim Ngọc Nương duyên Hồng Lâu Mộng. Năm 1987 Trần Hiểu Húc mang đến hình ảnh Lâm Đại Ngọc như bước ra từ nguyên tác trong bản truyền hình Hồng Lâu Mộng.
Tưởng Mộng Tiệp với tạo hình gây tranh cãi của nghệ thuật kinh kịch trong phiên bản Tân Hồng Lâu Mộng (2010). Năm 1996 Đài Loan sản xuất phiên bản Hồng Lâu Mộng do Trương Ngọc Yến thủ vai “em Lâm”. Ngoài ra Đào Huệ Mẫn cũng gây ấn tượng trong bộ phim Hồng Lâu Mộng (1989) và Mao Thuấn Quân lại là một thành công khách trong phiên bản năm 1977.
Nữ vương Tây Lương nữ quốc
Lã Hữu Huệ trong Tây Du Ký do TVB sản xuất năm 1996, Chu Lâm trong Tây Du Ký 1986, Triệu Lệ Dĩnh trong Tây Du Ký: Nữ nhi quốc, Vương Lực Khả trong Tây Du Ký (2010), Thư Sướng trong phiên bản 2011 và Hồ Tịnh trong Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không (2002).
Quách Tương
Năm 1986 Tăng Hoa Tình góp mặt trong Ỷ thiên đồ long ký do TVB sản xuất năm 1986, Lý Khởi Hồng trong Thần điêu đại hiệp (1995), Dương Mịch trong phiên bản 2006, Trương Tuyết Nghinh phiên bản 2014), Lâm Tương Bình phiên bản 1998 và Thái Quân Như trong phiên bản Thần điêu đại hiệp do Đài Loan sản xuất năm 1998.
Tiểu Long Nữ
Năm 1983 TVB sản xuất Thần điêu đại hiệp với vai “Thần tiên tỷ tỷ” do Trần Ngọc Liên đóng. Lý Nhược Đồng trong phiên bản 1995 cũng do TVB sản xuất và trở thành phiên bản kinh điển. Năm 2006 Lưu Diệc Phi tiếp tục tạo tiếng vang lớn trong phiên bản 2006.
Trong khi Trần Nghiên Hy bị “ném đá tơi tả” với bản Tân Thần điêu đại hiệp (2014). Quan Chi Lâm trong Cửu nhị thần điêu đại hiệp: Mê tâm tình trường kiếm (1992) và Phạm Văn Phương trong phiên bản của Singapore sản xuất năm 1998.
Theo Danviet
Chuyện "con ông cháu cha" và uẩn khúc tuyển diễn viên cho Hồng Lâu Mộng
Không ít các diễn viên trong đoàn phim "Hồng Lâu Mộng" là nhờ các mối quan hệ thân quen gửi gắm.
Bộ phim Hồng Lâu Mộng đã trở thành một trong tứ đại danh tác truyền hình kinh điển bên cạnh Tây Du Ký, Thủy Hử và Tam Quốc. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm bộ phim lần đầu được phát sóng, tuyến bài Hậu trường ít người biết về Hồng Lâu Mộng sẽ mang đến cho khán giả những bí mật đầy thú vị.
Tuyển diễn viên "dính" không ít "con ông cháu cha"
Vấn đề tuyển diễn viên của đoàn Hồng Lâu Mộng cũng có nhiều uẩn khúc và gây nhiều tranh cãi dù những chuyện "thâm cung bí sử" đến giờ mới được công khai rộng rãi.
"Cậu Giả" là người khó tìm diễn viên nhất đoàn.
Như đã biết nhân vật Giả Bảo Ngọc là người khiến đoàn phim đau đầu nhất vì tìm mãi không ra trong khi các nhân vật khác đều đã xong xuôi và bắt đầu theo lớp đào tạo trước khi bấm máy.
Được biết Âu Dương Phấn Cường là người được "chốt" cho vai cậu Giả, anh được chính người đồng hương quê Tứ Xuyên là nữ diễn viên Đặng Tiệp (vai Vương Hy Phượng) giới thiệu.
Mối quen biết giữa Đặng Tiệp (áo trắng) và Âu Dương Phấn Cường.
Cả hai thời hiện tại.
Theo đó cuộc gặp gỡ giữa đạo diễn Vương Phù Lâm và Âu Dương Phấn Cường chính là nhờ mẩu giấy nhỏ giới thiệu của Đặng gửi cho đạo nam diễn viên trẻ trước đó.
"Âu Dương: đạo diễn Vương Phù Lâm từ đoàn phim truyền hình Hồng Lâu Mộng muốn gặp cậu. Sáng mai đúng 7h cậu đến Khách sạn Cẩm Hồng, chúng tôi sẽ đợi cậu sẵn ngoài cửa", nội dung mẩu giấy viết tay Đặng Tiệp gửi cho Âu Dương.
Không ít diễn viên trong đoàn cũng thuộc diện "con ông cháu cha" được gửi gắm
Ngoài trường hợp có người quen biết giới thiệu như của Âu Dương, đoàn phim Hồng Lâu Mộng cũng không ít các diễn viên được coi là "con ông cháu cha" gửi gắm theo diện "quen thân".
Ví dụ "Tích Xuân" Hồ Trạch Hồng chính là học trò của nữ diễn viên Vương Văn Quyên, "Tình Văn" Trương Tịnh Lâm do cố nghệ sĩ Kinh kịch nổi tiếng Trương Quân Thu giới thiệu.
Tiêu chuẩn của đoàn phim vẫn phải là trẻ đẹp và linh lợi.
Mặc dù vậy, phần lớn diễn viên vẫn được đoàn đôn đáo tìm từ khắp các tỉnh thành của Trung Quốc với ba tiêu chuẩn: Thứ nhất tuổi đời trẻ; Thứ hai là phải giống người ở Đại Quan viên và Thứ ba là phải có sự linh lợi, hoạt bát.
Trong đó tiêu chuẩn đầu tiên vẫn là ngoại hình đẹp, nhưng phần nhiều có hoàn cảnh gia đình phức tạp và học vấn không được cao.
Vẫn có những diễn viên vào theo "đường chính ngạch" tuyển chọn gắt gao.
Vì vậy dù Vương Phù Lâm tuyển chọn được đội ngũ những nam thanh nữ đẹp tựa ngọc khắc nhưng khi hỏi 10 người thì đến 9 chưa từng đọc qua nguyên tác mà chỉ xem từ sân khấu Việt kịch và truyện tranh liên hoàn.
Thành tích học thất huyền cầm của "em Lâm"
Như vậy lớp đào tạo cho các diễn viên đoàn phim Hồng Lâu Mộng khai giảng tại vườn Minh Viên vào tháng 4.1984. Các diễn viên lên lớp được yêu cầu mặc trang phục cổ trang và sống theo quy cách vương giả, quý tộc từ nguyên tác.
Sau khi khóa học trên kết thúc, các diễn viên tiếp tục di chuyển đến Công viên Sơn Tây Bát Đại (Bắc Kinh) cho khóa học thứ hai.
Một ngày luyện tập của đoàn làm phim Hồng Lâu Mộng diễn ra như sau: Sáng sớm tập thể dục, sau đó sẽ nghe các chuyên gia về Hồng học giảng bài về những câu chuyện và nhân vật trong Hồng Lâu Mộng.
Buổi chiều tất cả diễn viên cùng tham gia lớp diễn xuất, luyện tập các phân đoạn và phải viết cảm nghĩ về nhân vật, buổi tối là thời gian luyện "cầm kỳ thi họa". Đây vừa là cơ hội luyện tập vừa là thời gian giải trí cho các diễn viên trẻ.
Trong phim có cảnh Đại Ngọc đánh đàn, vì lo Hiểu Húc không thực hiện được nên Phấn Cường khuyên cô nên nhờ diễn viên đóng thế.
Hiểu Húc lắc đầu và ngày hôm sau cô đến học viện âm nhạc quốc gia tìm thầy dạy chơi bài Cao sơn lưu thủy.
Thầy giáo nhạc đưa cho Hiểu Húc cây thất huyền cầm và yêu cầu cô đánh thử cho ông nghe một bài. Đáp lại người đẹp thừa nhận cô chưa từng chơi đàn.
Thầy giáo ngạc nhiên và cho biết: "Tôi học 4 năm mới chơi được như ngày nay, cô không có căn bản mà đòi chơi bản Lưu thủy? Không được đâu!", thầy giáo từ chối.
Tuy vậy Hiểu Húc van nài nên thầy đành chơi một đoạn để Hiểu Húc học theo. Ấy vậy nhưng người đẹp không muốn chỉ bắt chước theo và muốn xem bản nhạc khiến thầy giáo lắc đầu vì cho rằng Hiểu Húc không biết đọc bản nhạc.
May mắn cô đã được học trong thời gian ở Đại Quan viên. Rút cục sau 2 ngày cùng thầy khổ luyện Hiểu Húc cũng có thể chơi đàn khá thuần thục.
Ngày thứ ba bắt đầu quay cảnh Đại Ngọc gẩy đàn. Máy cát-sét phát bàiCao sơn lưu thủy, Hiểu Húc nghe và đánh đàn theo khiến đạo diễn tấm tắc ngợi khen:
"Giỏi!", ông gật đầu ngợi khen: "Không ngờ Hiểu Húc còn là sinh viên xuất sắc của Học viện âm nhạc nữa cơ đấy".
Thậm chí 30 năm sau Vương Phù Lâm vẫn nhắc đến cô diễn viên với lòng đầy tự hào: "Đây mới thực sự là người biết yêu vai diễn của mình".
Trần Hiểu Húc chơi đàn thất huyền cầm trong Hồng Lâu Mộng.
Kinh phí luôn là vấn đề nan giải khiến phát sinh nhiều chuyện dở khóc dở cười cho đoàn phim Hồng Lâu Mộng khi chỉ được đài Trung ương cấp cho 5 triệu NDT (hơn 16 tỉ đồng). Cùng theo dõi phần tiếp theo vào sáng mai, Thứ Sáu ngày 30/6 tại mục Giải trí - Phim!
Theo Danviet
Thì ra đây là chiêu trò giúp 2 đại mỹ nhân được nhận vai trong phim 22 tỷ Trần Hiểu Húc nhờ nghiên cứu kỹ tác phẩm lẫn nhân vật, trong khi Đặng Tiệp nhờ quan hệ giúp họ được giao đóng những vai nặng ký của "Hồng Lâu Mộng" Bộ phim Hồng Lâu Mộng đã trở thành một trong tứ đại danh tác truyền hình kinh điển bên cạnh Tây Du Ký, Thủy Hử và Tam Quốc. Nhân dịp kỷ...