Mỹ, Nga lại “chiến”
Sau Iran, Mỹ lại tiếp tục gây sốc với thị trường tài chính toàn cầu khi tuyên bố sẽ áp dụng trừng phạt kinh tế lên Nga.
Nguồn ảnh: Silk Road Gazette
Lệnh trừng phạt sẽ hạn chế về xuất khẩu sang Nga hàng hóa và công nghệ Mỹ được cho là nhạy cảm với an ninh quốc gia. Lệnh trừng phạt này tạm thời không được áp dụng với các hoạt động thám hiểm không gian và viện trợ nước ngoài của Mỹ.
Ngay lập tức nước Nga thức dậy với thông tin đồng Ruble đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm so với đồng Euro và đồng USD, cùng với làn sóng bán tháo các tài sản rủi ro do lo ngại việc trừng phạt này sẽ còn kéo dài và lặp đi lặp lại.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Moscow, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định: “Nga đã nhiều lần cảnh báo, chính sách ép buộc là vô giá trị và phản tác dụng. Phía Nga sẽ bắt đầu xem xét các biện pháp đáp trả cho những động thái không thân thiện của Mỹ. Bằng cách này, Mỹ đã làm trầm trọng hơn các mối quan hệ song phương, khiến những mối quan hệ này trở về con số O. Thay vì tìm kiếm giải pháp để cải thiện quan hệ, như đã làm tại Hội nghị thượng đỉnh tại Helsinki, chính quyền Mỹ đã thực hiện mọi nỗ lực khiến tình hình trở nên khó khăn hơn”.
Cờ Nga và Mỹ tại sân bay quốc tế Vnukovo ở Moscow, Nga, hôm 11.4.2017. Ảnh: Reuters.
Theo hãng tin Reuters, các nhà đầu tư lo ngại rằng Moscow đang rơi vào một vòng xoáy trừng phạt không bao giờ có hồi kết của phương Tây. “Có một sự hoảng loạn của giới đầu tư trong nước trên thị trường ngoại hối Nga”, công ty BCS Brokerage nói trong một báo cáo. “Có những lúc số người muốn bán đồng Rúp tăng cao đến nỗi thị trường không có đủ thanh khoản”.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện chưa đưa ra tuyên bố nào về những diễn biến mới nhất trong quan hệ Mỹ-Nga. Lệnh trừng phạt mới được Mỹ công bố chỉ vài tuần sau cuộc gặp thượng đỉnh gây tranh cãi giữa ông Trump với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở Helsinki, Phần Lan. Trong cuộc gặp đó, ông Trump tỏ ra ủng hộ tuyên bố của ông Putin rằng Nga không hề can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Trong khi đó, các cơ quan tình báo Mỹ từ lâu đồng quan điểm rằng cuộc bầu cử 2016 có sự can thiệp của Nga. Những gì mà ông Trump thể hiện trong cuộc gặp ông Putin đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của cả đồng minh và đối thủ của ông ở Mỹ.
Giới quan sát nói rằng cuộc gặp thượng đỉnh đó đang thôi thúc Quốc hội Mỹ đẩy nhanh một dự luật trừng phạt Nga nhằm ngăn sự can thiệp và các vụ tấn công mạng từ Nga trong tương lai.
Theo nhipcaudautu
"Cuộc chiến bất đối xứng: Vì Mỹ, Iran sẵn sáp đáp trả mạnh?
"Mỹ đang quan ngại về các cuộc tấn công mạng của Iran có thể khởi động bất kỳ lúc nào", các chuyên gia tình báo và an ninh mạng cho biết.
Thách thức một cuộc tấn công mạng của Iran nhằm vào Mỹ
Lo lắng về mối đe dọa tấn công mạng liên tục gia tăng từ tháng Năm kể từ khi Tổng thống Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 giữa Mỹ và các siêu cường khác. Washington liên tục tăng cường các trừng phạt vào Tehran trong thời gian gần đây. Các chuyên gia cho biết, mối đe dọa sẽ nhằm vào Washington khi chính thức vào ngày 7/8 Mỹ tái cấm vận kinh tế vào Iran.
"Trong khi chúng tôi chưa có bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào, chúng tôi đã nhìn thấy các căng thẳng liên quan đến thách thức của Iran trong vài tuần qua", Priscilla Moriuchi, giám đốc một bộ phận của công ty Recorded Future cho biết.
Công ty có trụ sở tại Massachusetts đã dự đoán hồi tháng Năm rằng, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân sẽ kích động phản ứng mạnh mẽ từ chính phủ Iran trong khoảng từ 2-4 tuần sau đó.
Các cơ quan tình báo Mỹ cho biết, bên cạnh Nga, Trung Quốc và Triều Tiên, Iran là một trong các mối đe dọa tấn công mạng nước ngoài lớn nhất đối với Washington. Làn sóng tấn công mà chính quyền Mỹ đã từng cáo buộc sự liên quan của Iran tại các ngân hàng vào năm 2012-2014, gây thiệt hại lên tới hàng triệu đôla.
Iran bác bỏ các liên quan về mục đích tấn công mạng và cho rằng chính Mỹ là nguyên nhân nhằm vào nước này.
"Mỹ liên tục là quốc gia thực hiện các cuộc tấn công mạng nhưng lại cho rằng các nước khác là mối đe dọa trực tiếp cho vấn đề an ninh mạng của họ", ông Alireza Miryousefi - người phát ngôn của phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc cho biết.
"Cuộc chiến bất đối xứng"
Tướng Qassem Soleimani - Tư lệnh trưởng lực lượng Quds bày tỏ lo ngại về khả năng "cuộc chiến bất đối xứng" - ám chỉ về cuộc chiến tranh phi truyền thông, bao gồm chiến tranh mạng.
Chính quyền Tổng thống Trump cho biết, việc tiếp tục các trừng phạt vào Iran nhằm ngăn chặn các động thái khiêu khích của nước này.
Các trừng phạt tiếp tục khởi động lại vào ngày 7/8 nhắm tới việc buôn bán ô tô và kim loại của Iran, bao gồm cả vàng. Mỹ cũng đã cấm nhập khẩu các sản phẩm của Iran như thảm và quả hồ trăn, đồng thời thu hồi các giấy phép cho phép Iran mua máy bay của Mỹ và châu Âu. Iran đã mua lại năm máy bay thương mại châu Âu mới ngay ngày 5/8 trước khi việc bán hàng bị cắt đứt.
Một chuyên gia cho rằng, khả năng Tehran sẽ tiến hành một cuộc tấn công mạng nhằm phản ứng.
"Tôi cho rằng, đây là cơ hội tốt mà Iran sẽ sử dụng, có thể không phải là một cuộc tấn công mạnh mẽ đến mức chia rẽ quan hệ với châu Âu. Tuy nhiên, tôi không cho rằng, Iran nghĩ sẽ phải mất nhiều chi phí để làm điều này. Và, đây là một cách tốt để Tehran thể hiện thái độ của họ đối với các trừng phạt Mỹ", chuyên gia này cho biết.
Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats bác bỏ bình luận ngày 7/8 về khả năng Iran sẽ đáp trả các trừng phạt của Mỹ bằng một cuộc tấn công mạng. Khi Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân thì Cục điều tra an ninh Mỹ (FBI) đã cảnh báo rằng tin tặc Iran có khả năng sử dụng một loạt các hoạt động tấn công mạng máy tính.
Accenture Security, một công ty tư vấn toàn cầu cảnh báo rằng, các trừng phạt mới có khả năng thúc đẩy Iran tăng cường các hoạt động đe dọa trong trường hợp Tehran không giữ được cam kết hạt nhân với châu Âu.
Ông Josh Ray, giám đốc điều hành của Accenture Security cho biết, hiện không nhìn thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Iran sẵn sàng cho một cuộc tấn công mạng. Tuy nhiên, Iran có khả năng làm điều này và sẽ thực hiện theo sự phản kháng đáp trả.
"Đây là mối đe dọa liên quan đến hoạt động gián điệp. Các tổ chức cần phải có biện pháp đối phó với mối đe dọa này. Họ cần phải nghĩ tới mức độ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp", ông Ray nói.
Andrei Bystritsky, một chuyên gia của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai cho biết: "Các biện pháp trừng phạt có hiệu lực từ ngày 7/8 chỉ có thể khiến Iran ngày càng miễn cưỡng thực hiện bất kỳ nhượng bộ nào ở Trung Đông".
"Các biện pháp trừng phạt có thể thực sự hiệu quả chỉ khi chúng được nhận được sự ủng hộ trên toàn cầu", ông Bystritsky lưu ý và nói thêm rằng, trong vụ việc này, Trung Quốc "không có kế hoạch ngừng mua dầu của Iran và châu Âu cũng không có kế hoạch rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015".
Các nước châu Âu cho biết, họ vẫn cam kết thực hiện thỏa thuận JCPOA và coi đây là cách chắc chắn nhất để bảo vệ an ninh quốc gia của mình.
Một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên cho biết, Mỹ đang nhắm đến sự thay đổi chế độ (của Iran-pv) như là mục tiêu cuối cùng của loạt trừng phạt này.
Theo toquoc
Mỹ gây áp lực ép các đồng minh siết thòng lọng vào cổ Iran Chính quyền Donald Trump đang ra sức ép các đồng minh phải chấm dứt việc nhập khẩu dầu mỏ của Iran trước hạn chót ngày 4.11 mà không cho phép bất cứ ngoại lệ nào. Tổng thống Mỹ Donald Trump rõ ràng muốn xử rắn với Iran Thepo SCMP, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên tiết lộ, Mỹ muốn tất...