Mỹ nên coi chừng, TQ sẽ sớm dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo
Các nghiên cứu về AI của Trung Quốc không thường được trích dẫn trong các bài báo khoa học, khiến người ta chưa hiểu hết về sức mạnh trong lĩnh vực này họ.
Theo nghiên cứu từ công ty thống kê Elsevier, với tốc độ hiện tại, Trung Quốc sẽ vượt mặt châu Âu về số lượng bài báo nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trong vòng 4 năm tới.
Số lượng bài nghiên cứu trí tuệ nhân tạo được công bố của Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ từ những năm 2004. Tham vọng trở thành cường quốc trong lĩnh vực AI của nước này cũng được hậu thuẫn bởi các chính sách từ cấp nhà nước.
Tuy nhiên, ngành trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc chỉ phát triển rực rỡ ở lĩnh vực nhận dạng hình ảnh, các mảng khác như nhận dạng giọng nói hay thấu hiểu ngôn ngữ tự nhiên lại không quá tập trung.
Dù vậy, nước này vẫn là cái nôi của các công ty AI được đầu tư nhiều nhất thế giới. Hồi đầu tuần này, công ty Face nhận 500 triệu USD đầu tư để trở thành thương hiệu trị giá 3,5 tỷ USD.
Tân Hoa Xã giới thiệu bản tin đầu tiên trên thế giới thực hiện bằng AI.
Một trong những sự kiện AI đáng chú ý của Trung Quốc là vào ngày 8/11, Tân Hoa Xã giới thiệu bản tin đầu tiên trên thế giới thực hiện bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo. Bản tin này được hãng thông tấn đăng tải nhân Hội nghị Internet toàn cầu tổ chức lần thứ 5 tại Chiết Giang, Trung Quốc.
Video đang HOT
Video tin tức sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, được dẫn bởi một người đàn ông “ảo” có giọng nói, gương mặt, cử chỉ như người thật. MC ảo này tự học những chuyển động, cử chỉ từ các chương trình trước đó.
Thậm chí “anh ta” có thể đọc văn bản tin tức như một MC chuyên nghiệp với giọng của Zhang Zhao, người dẫn chương trình thật của Tân Hoa Xã.
Các báo cáo về xu hướng Internet và của viện Future Today Insitute cho thấy biểu đồ tăng trưởng AI cao vút của Trung Quốc. Nhiều nhân vật tiếng tăm trong ngành như tiến sĩ Kai-Fu Lee và cựu COO của Baidu Qi Lu cũng dự đoán quốc gia tỷ dân sẽ dẫn đầu thế giới về AI trong tương lai gần.
Tuy nhiên, dù số lượng bài báo khoa học được công bố nhiều, các nghiên cứu về AI của Trung Quốc lại không thường được trích dẫn. Đây có thể chỉ là hiện tượng cục bộ, như là xu hướng nghiên cứu đang được nhiều người theo đuổi tại đây, chứ không hẳn là ngành AI toàn cầu đã phát triển mạnh mẽ hơn.
Số lượng bài báo khoa học về AI trong từng mảng cụ thể.
Số lượng bài báo khoa học công bố về AI toàn cầu tăng 12,9% trong 5 năm qua. Theo trang lưu trữ Arxiv, các bài báo về những lĩnh vực trọng yếu của AI như xử lý ngôn ngữ tự nhiên và thị giác máy tính đã tăng tới 37% trong 5 năm gần nhất.
Ấn Độ hiện đứng thứ 3 thế giới trong mảng nghiên cứu này, sau Mỹ và Trung Quốc. Đức và Nhật lần lượt xếp thứ 5 và 6, trong khi Iran thứ 9, ngang hàng với các quốc gia như Pháp và Canada.
Xét trên khu vực, châu Âu vẫn dẫn đầu thế giới về hoạt động nghiên cứu khoa học có liên quan tới AI. Các hạng mục nghiên cứu có tốc độ tăng trưởng cao nhất là máy học, lý luận xác suất, thị giác máy tính và mạng neural nhân tạo.
Báo cáo thường niên của State of European Tech công bố vào năm ngoái bởi công ty đầu tư mạo hiểm Atomico kêu gọi sự hợp tác nhiều hơn về công nghệ và nghiên cứu tại châu Âu để cạnh tranh với Trung Quốc và Mỹ.
Theo Báo Mới
37% chuyên gia công nghệ lo ngại AI sẽ khiến nhân loại "kém cỏi" hơn vào năm 2030
Gần một nửa các chuyên gia công nghệ, lập trình viên,... tin rằng, trí tuệ nhân tạo sẽ lộ rõ mặt tiêu cực, khiến nhân loại trở nên "kém cỏi" hơn vào năm 2030.
Theo một khảo sát của hãng phân tích Pew Research, hơn 1/3 các chuyên gia về AI cho biết, họ lo ngại rằng trí tuệ nhân tạo có thể khiến con người trở nên kém cỏi hơn vào năm 2030. Mặc dù vậy, họ vẫn bày tỏ sự lạc quan với việc AI sẽ giúp cuộc sống của con người trở nên tốt hơn.
Pew Research đã tiến hành khảo sát trên 979 chuyên gia, nhà sáng tạo, lập trình viên, doanh nhân, những người lập chính sách, kinh doanh, nhà nghiên cứu,...với câu hỏi liệu họ có nghĩ rằng, những tiến bộ của công nghệ AI sẽ có ích đối với tất cả mọi người vào năm 2030? Nói cách khác, Pew muốn hỏi về quan điểm liệu AI có giúp ích, khai phá năng lực của con người hay sẽ khiến chúng ta mất tự chủ, phụ thuộc và trở nên kém cỏi hơn trước máy móc.
Kết quả cho thấy, 63% người được hỏi hy vọng rằng, AI sẽ giúp loài người tiếp tục tiến hóa trở nên thông minh hơn. Tuy nhiên cũng có 37% người nghĩ rằng, AI sẽ là nguyên nhân khiến chúng ta kém đi. Mặc dù vậy hầu hết các chuyên gia, bất kể lạc quan hay không đều cảm thấy lo ngại về những tác động lâu dài của AI đối với cuộc sống của con người.
Andrew Andrewaughaughlin, CEO Trung tâm tư duy đổi mới tại Yale chia sẻ: "2030 không còn là tương lai xa nữa. Tôi thấy rằng những đổi mới như Internet hay AI có lợi ích ngắn hạn rất lớn. Nhưng nó cũng kéo theo những mặt tiêu cực trong dài hạn và có lẽ phải mất hàng thập kỷ, chúng ta mới nhận ra được điều đó".
Nhiều chuyên gia được hỏi cho biết, mặt tích cực hay tiêu cực của ứng dụng AI sẽ phụ thuộc khá nhiều vào cách chúng được xây dựng và triển khai. Đa số những lợi ích của AI mà chúng ta hướng đến là giúp ích, tăng hiệu quả công việc, khả năng chuẩn đoán bệnh tật,...cho con người.
Trong số rất nhiều người lạc quan có Erik Brynjolfsson, giám đốc sáng kiến MIT về Kinh tế số chia sẻ: "Tôi thì nghĩ theo hướng này, chúng ta sẽ sử dụng nguồn lực AI để biến thế giới tốt đẹp hơn. Ví dụ, chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo, hạn chế bệnh tật, cung cấp một môi trường giáo dục tốt hơn cho tất cả mọi người trên hành tinh".
Brynjolfsson cũng nhấn mạnh, toàn bộ nhân loại sẽ cần chung tay kiểm soát những mặt tiêu cực của AI trước khi mọi thứ trở nên quá muộn. Ông cho rằng, trí tuệ nhân tạo và máy học có thể tạo ra sự phân cách giàu nghèo và khiến nhiều quốc gia, cá nhân tụt hậu nếu không theo kịp. Nguy hiểm hơn, AI còn tham gia vào cả việc do thám, chế tạo vũ khí hủy diệt. Đó là những mối lo mà các quốc gia đang tiến tới làm chủ công nghệ trí tuệ nhân tạo cần hết sức chú ý.
Một số chuyên gia còn bày tỏ lo ngại việc AI sẽ trở thành công cụ hỗ trợ cho những kẻ độc tài, chuyên quyền dễ dàng kiểm soát người khác.
Sự xuất hiện của AI cũng sẽ kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng khi nhiều công việc trước nay chỉ con người làm được đã bị máy móc thay thế. Nhưng rõ ràng đây không phải là vấn đề quá đáng lo nếu các nền kinh tế trên thế giới biết cách chuyển đổi mô hình phù hợp, mở rộng các ngành nghề công việc, đòi hỏi chất xám cao và khuyến khích mọi công dân trau dồi thêm kiến thức về công nghệ và AI.
Một thống kê từ trang Diffbot mới đây cho biết, hiện có 720 ngàn chuyên gia trong lĩnh vực máy học trên toàn thế giới. Con số này chưa bằng 1% dân số trên thế giới và đây là con số đáng báo động khi không có quá nhiều người hiểu biết về trí
Theo VnReview
Khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo: Startup cần làm chủ kiến thức, công nghệ PGS.TS Nguyễn Xuân Hoài cho rằng bản thân các startup muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cần có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức và công nghệ. Khởi nghiệp trong lĩnh vực AI chưa nhiều Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Tổng Thư kí tòa soạn báo Tiền Phong, trong vài năm trở lại đây, cụm từ...