Mỹ, NATO đang khơi dậy chiến tranh lạnh chứ không phải Nga
Hai nhà bình luận chính trị Mỹ nhận định rằng chính Mỹ chứ không phải Nga mới là kẻ khiêu khích ở Ukraine, khơi dậy cuộc chiến tranh lạnh và thêm rằng các đồng minh châu Âu đã và đang đe dọa nước Nga trong nhiều năm – bản tin của PressTV loan tải.
Ông Obama bị các nhà phân tích chính trị Mỹ cáo buộc là đang gây bất ổn ở Syria và Ukraine
“Mỹ đã chi 5 tỉ USD để lập nên cái gọi là chính quyền dân chủ dẫn đến cuộc đảo chính ở Kiev hồi tháng 2″ – Joe Iosbaker, lãnh đạo Ủy ban phản chiến của LHQ trả lời Press TV.
“Đã từ lâu Mỹ và NATO đã có những hành động khiêu khích ở châu Âu. Trong 20 năm qua, NATO đã thu nhận nhiều quốc gia vào liên minh quân sự của mình. Họ đang cố gắng đe dọa và khống chế nước Nga” – ông thêm.
Trước đó, vào đầu tuần Ngũ Giác đài đã đe dọa Nga bằng cách tái triển khai hỏa tiễn hành trình mang đầu đạn hạt nhân tại châu Âu, buộc tội Moscow đã vi phạm 2 thỏa ước về kiểm soát vũ khí.
Mỹ cũng kết tội Nga đổi thêm dầu vào ngọn lửa khủng hoảng ở miền đông Ukraine, dẫn đến những hoạt động quân sự của chính quyền Kiev từ tháng 4 để dập tắt cuộc “nổi loạn” tại đây. Điện Kremlin bác bỏ tất cả các cáo buộc.
Video đang HOT
PressTV cũng dẫn lời nhận định của nhà phân tích Joe Iosbaker lưu ý rằng chính quyền Mỹ không phải là “một chính quyền yêu hòa bình” (peace-loving government) như họ thường nói mà thực chất là một “chính quyền gây chiến” (war-making government).
“Chính phủ Mỹ cứ làm bộ rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một nền dân chủ đệ nhất thế giới và nước Mỹ đang nỗ lực để chống lại những hành động khiêu khích của các quốc gia khác” – Iosbaker nói.
Trong một bài viết khác,US reigniting Cold War with Russia: Analyst – Nước Mỹ đang khơi lại cuộc chiến tranh lạnh, nhà phân tích Daniel Faraci nói với PressTV rằng nội các của ông Barack Obama đang khơi lại những âu lo về một cuộc chiến tranh lạnh với Nga.
Ông Daniel Faraci – giám đốc một trung tâm tư vấn chính trị tại Washington, nhận định rằng tổng thống Mỹ, quốc hội và NATO đang làm gia tăng những căng thẳng vốn có từ thời Liên Xô cũ bằng cách thúc đẩy những xung đột xảy ra ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
“Có những nỗ lực khởi đầu từ tổng thống Obama để làm bất ổn Ukraine, Syria và khơi mào một cuộc chiến tranh lạnh với Nga” – ông nói.
“Có một chiến dịch bẩn hòng gây hiểu lầm đối với công chúng Mỹ và quốc hội để tiếp tục xuất khẩu vũ khí đến các khu vực đang xảy ra xung đột” – nhà phân tích nhìn nhận.
Ông cũng nhấn mạnh rằng chính sách gây hấn của Mỹ đã dẫn đến số người bị thiệt mạng lên đến một con số lớn và gây căng thẳng trong các mối quan hệ quốc tế. “Nó đang khiến nhiều sinh mạng bị mất đi và sự căng thẳng đang leo thang”.
Nói về vấn đề Ukraine, ông nhận định rằng những thách thức mà nền kinh tế và chính trị của nước này đang phải đối phó chính là xuất phát từ cuộc “đảo chính” chống lại chính quyền của ông Viktor Yanukovych do Moscow hậu thuẫn vào tháng 2.
Ông cho biết cuộc cấm vận do Mỹ cầm đầu chống lại Nga xoay quanh vấn đề Ukraine về lâu dài sẽ gây tổn thương đến nhân dân Mỹ và các nền kinh tế châu Âu. Cũng chính vì lệnh trừng phạt mà dẫn đến việc Nga đã tìm cách gia tăng hợp tác với Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo Một Thế Giới
2 bô lão Mỹ dâng 8 kế sách giúp dẹp yên căng thẳng Mỹ Nga
Vì khủng hoảng Ukraine khiến nước Mỹ đau đầu vì họ không biết có nên leo thang với Nga hay không. Càng leo thang, Mỹ càng cảm thấy bất an khi họ có quá nhiều vấn đề phải lo. Hai bô lão trong chính trường Mỹ là cựu ngoại trưởng Henry Kissinger và cựu cố vấn an ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski đã đề xuất các bước để dẹp yên căng thẳng.
Nga Mỹ đang rất căng thẳng
- Ông Kissinger đề nghị việc cho Nga tiếp quản Crimea một cách hợp pháp nếu chiến thắng thông qua một cuộc trưng cầu dân ý lại với sự góp mặt của các quan sát viên quốc tế. Đây là bước tiên quyết việc dẹp yên căng thẳng giữa các bên.
Sau đó, ông và Brzezinski còn đề ra các bước tiếp theo như sau:
- Sau khi trưng cầu dân ý ở Crimea, Nga sẽ đồng ý triệt thoái quân tình nguyện ở miền đông Ukraine một cách thật sự (hiện phương Tây cho rằng Nga duy trì quân ở miền đông Ukraine trong khi Nga bác bỏ) và không hậu thuẫn cho phe ly khai dưới bất kỳ hình thức nào.
- Sau khi có Crimea hay không, Nga sẽ cam kết vĩnh viễn việc duy trì an ninh lãnh thổ của Ukraine, như đã hứa trong Biên bản ghi nhớ năm 1994 tại Budapest bao gồm phi hạt nhân hóa của Ukraine và các nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ.
- Ukraine và Mỹ sẽ đồng ý rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO, dù là hiện tại hay trong tương lai.
- Một cấu trúc an ninh châu Âu mới, xây dựng dựa trên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu sẽ được thành lập với tầm nhìn hướng tới việc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia châu Âu. Hiệp hội này đòi hỏi Moscow quan hệ đối tác bình đẳng và hiệp hội có thể bao gồm các thành viên NATO và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
- NATO vẫn duy trì số thành viên hiện tại. Nhưng vì các thỏa thuận an ninh mới, NATO tránh mở rộng thêm và chỉ nên đóng vai phụ trong an ninh châu Âu, tái tập trung vào các nhiệm vụ bên ngoài châu Âu.
- Liên minh châu Âu sẽ làm việc với Nga khi thực hiện bất kỳ mối quan hệ Ukraine trong tương lai, kể cả việc kết nạp làm thành viên EU, cũng như việc Ukraine tham gia vào dự án Liên minh Kinh tế Á-Âu của Nga.
- Giỡ bỏ lệnh trừng phạt với Nga từng bước dẫn đến hoàn toàn tùy theo tốc độ các cam kết của chương trình này được thực hiện.
Theo Một Thế Giới
EU, Nga và Ukraine nối lại đàm phán khí đốt vào đầu năm 2015 Cuộc khủng hoảng Ukraine một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu. Theo nguồn tin từ TASS, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu kiêm Cao uỷ về năng lượng, ông Maros Sefcovic, cho biết sau cuộc họp các bộ trưởng năng lượng EU, Ủy ban châu Âu đã...