Mỹ nằm ở đâu trong “Giấc mộng Châu Á Thái Bình Dương” của Trung Quốc?
Ngoài thuật ngữ nổi tiếng “Giấc mộng Trung Hoa”, ông Tập Cận Bình còn nhắc đến “Giấc mộng châu Á – Thái Bình Dương” trong bài phát biểu vào cuối tuần này tại Hội nghị CEO của APEC. “Giấc mộng châu Á – Thái Bình Dương” là ý tưởng mới nhất của Trung Quốc khi nói về cộng đồng châu Á đoàn kết, trong đó Trung Quốc giữ vai trò trung tâm còn Mỹ gần như vắng mặt.
“Giấc mộng châu Á – Thái Bình Dương” của ông Tập Cận Bình là sự kết hợp giữa những yếu tố đã có từ trước, trong đó có Hội nghị các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 5 vừa qua. Điểm chung đầu tiên giữa hai ý tưởng “Giấc mộng Trung Hoa” và “Giấc mộng châu Á – Thái Bình Dương” của ông Tập Cận Bình là sự nhắc nhở đến khái niệm “châu Á của người châu á”. Tại CICA, ông Tập Cận Bình đã nêu rõ, khái niệm “châu Á – Thái Bình Dương” có nghĩa là những vấn đề của châu Á sẽ do chính bản thân châu Á giải quyết chứ không phải những nước bên ngoài (ngầm hiểu là Mỹ). Trong bài phát biểu ở APEC, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến ý tưởng chia sẻ số phận chung của các nước châu Á. Đây được xem là nền tảng của đề xuất “giấc mộng châu Á – Thái Bình Dương”.
Đáng chú ý, “Giấc mộng châu Á – Thái Bình Dương” của ông Tập Cận Bình có liên quan đến yếu tố kinh tế. Theo định nghĩa của ông Tập, giấc mộng này liên quan đến việc phải đẩy mạnh phát triển kinh tế hơn nữa. Ý ông nhắc đến các hiệp định thương mại tự do và các khả năng đầu tư. Do vậy, thúc đẩy vòng thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP), Vành đai Kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển là những mục tiêu cần tiếp tục phấn đấu.
Cuối tuần qua, ông Tập Cận Bình tuyên bố thành lập Quỹ Con đường tơ lụa trị giá 40 tỷ USD, sẽ được dùng để phát triển cơ sở hạ tầng và thực hiện các dự án Con đường Tơ lụa của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình nêu rõ, kinh phí là trở ngại chính đối với tinh thần đoàn kết và sự phát triển của châu Á. Ông Tập Cận Bình cho hay, Trung Quốc hy vọng Quỹ Con đường tơ lụa của mình có thể “phá vỡ nút thắt cổ chai trong việc kết nối ở châu Á”. Quỹ Con đường tơ lụa cộng với Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á phát triển đã đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm trong các sáng kiến nhằm góp phần thúc đẩy các nước châu Á cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng sức mạnh cho mạng lưới thương mại toàn cầu. Hơn nữa, trong bối cảnh Trung Quốc đang giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế các nước châu Á và thế giới, những dự án do Trung Quốc đề ra chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Bắc Kinh với các nước đối tác.
Video đang HOT
Khi nói về tương lai phát triển của châu Á, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng, Trung Quốc là lực lượng thúc đẩy các nền kinh tế khu vực. Thực vậy, Trung Quốc đã là nhà lãnh đạo kinh tế ở khu vực; Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và ASEAN. Các sáng kiến mới của Trung Quốc, kể cả “giấc mộng châu Á – Thái Bình Dương” cho thấy, Trung Quốc muốn chuyển vai trò lãnh đạo kinh tế của mình thành vai trò lãnh đạo chiến lược rõ ràng hơn. Bắc Kinh muốn phát triển và thúc đẩy một tầm nhìn xa hơn cho tương lai châu Á, chuyển sức mạnh kinh thế thành những sức mạnh lớn hơn. Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh CEO nằm trong khuôn khổ APEC, ông Tập Cận Bình đã nói rằng, Trung Quốc chào đón các nước cùng đi trên con tàu phát triển của Trung Quốc. Ngụ ý đằng sau câu nói này rõ ràng là lời cảnh báo, những nước nào không “lên tàu” cùng Trung Quốc sẽ bị tụt hậu.
Quang cảnh Hội nghị Quan chức cấp cao APEC lần thứ 22. (Ảnh: Thu Yến Đức/TTXVN)
Câu nói của ông Tập Cận Bình cũng là cách ám chỉ thú vị dành cho Mỹ, nước nghi ngờ nhiều nhất về những tham vọng ở khu vực của Trung Quốc và cũng là quốc gia đang cố gắng ngăn cản các dự án như AIIB và FTAAP. Mỹ cảnh giác với tầm nhìn của Trung Quốc ở khu vực một phần đơn giản vì vai trò lãnh đạo của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Một cách tự nhiên, điều này có nghĩa, tầm ảnh hưởng của Mỹ ngày càng giảm sút. Ví dụ như, Mỹ không có vị trí nào trong các sáng kiến Con đường Tơ lụa của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc nhấn mạnh đến ý tưởng “Châu Á của người châu Á” lại đang thách thức các lợi ích của Mỹ (và đồng minh của Mỹ). Mỹ xem bản thân mình là người mang đến sự ổn định cho khu vực thông qua những cam kết liên minh và việc thực thi những tiêu chuẩn toàn cầu. Khi Bắc Kinh nhấn mạnh châu Á – Thái Bình Dương như là một “câu lạc bộ chỉ dành cho người châu Á”, thì điều đó khiến các nhà chiến lược ở Washington thực sự rất quan ngại. Các nhà phân tích Trung Quốc không ngừng lập luận rằng, Trung Quốc không muốn trở thành một nước bá quyền ở khu vực nhưng ít nhất Trung Quốc muốn Mỹ không can thiệp vào tình hình ở khu vực.
Trung Quốc nêu rõ, những dự định mới của nước này, đặc biệt là những dự án kinh tế sẵn sàng đón chào các nước tham gia. Nhưng việc mua bán phải theo các phương thức chấp nhận các điều kiện do Trung Quốc đề ra cũng như chấp nhận vai trò lãnh đạo của Trung Quốc, đặc biệt là các lợi ích quốc gia mà Trung Quốc tự thừa nhận (kể cả tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông). Đó là điều những cường quốc khu vực như Ấn Độ còn do dự chưa công nhận. Đối với Washington, nhượng lại vai trò lãnh đạo cho Trung Quốc vẫn là một đề xuất không thể chấp nhận được. Hiện tại Mỹ không có vị trí nào trong “Giấc mộng Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy vậy, Mỹ sẽ có một vị trí xứng đáng khi Mỹ thay đổi cách suy nghĩ và hành động ở khu vực.
Theo Vietbao
Xác ướp "Quỷ con" bí ẩn ở Nhật
Xác ướp của một sinh vật kỳ dị bị cho là "Quỷ con" từng được lưu giữ tại đền Rakanji ở Nhật Bản.
Yamaguchi Bintaro
Yamaguchi Bintaro (sinh 1966 tại tỉnh Tokushima) là một nhà văn, doanh nhân ưa thích nghiên cứu những sinh vật kỳ dị, các hiện tượng bí ẩn ở Nhật Bản. Văn phòng của Yamaguchi hiện lưu trữ nhiều hiện vật kỳ lạ, trong đó đáng chú ý là bức ảnh xác ướp "Quỷ con".
Bức ảnh xác ướp "Quỷ con" hiện được lưu trữ trong văn phòng của Yamaguchi Bintaro
Đây là một sinh vật kỳ dị có tứ chi với móng vuốt dài, miệng rộng ngoác tới mang tai, trên trán mọc hai cái sừng nhỏ. Xác ướp này có chiều dài khoảng 30cm, vì kích thước tí hon nên người ta cho rằng đây là xác ướp của một con quỷ sơ sinh. Tuy nhiên, không ai biết chính xác sinh vật đáng sợ này có nguồn gốc từ đâu và tại sao nó lại được ướp xác.
Tương truyền, xác ướp "Quỷ con" đã được bảo quản tại đền Rakanji tại Yabakei, tỉnh Oita. Trong đền có lưu giữ quyển "Quỷ ký" ghi chép nguồn gốc của xác ướp quái dị này. Đáng tiếc là trận hỏa hoạn năm 1943 đã thiêu rụi xác ướp "Quỷ con" và nhiều tư liệu quý giá trong đó có quyển "Quỷ ký".
Có lời đồn xác ướp "Quỷ con" được phát hiện ở đảo Kagoshima nhưng ngoài ra không còn thông tin nào khác. Vì tất cả tư liệu đều đã mất chỉ còn lại bức ảnh xác ướp nên cho đến nay bí ẩn này vẫn chưa được giải đáp.
Theo VNE