Mỹ muốn ‘bóp nghẹt’ Huawei
Chính phủ Mỹ vừa thông báo họ sẽ thắt chặt hơn nữa các hạn chế đối với Huawei, mặc dù trước đó đã ban hành nhiều lệnh cấm thương mại.
Huawei ngày càng khó thở sau một loạt lệnh cấm từ chính phủ Mỹ
Theo Neowin, vào tháng 5, chính phủ Mỹ sửa đổi các quy định liên quan đến lệnh cấm Huawei nhằm ngăn các công ty sản xuất sử dụng “công nghệ Mỹ” có thể tạo chip cho Huawei. Kết quả là, TSMC đã không thể tham gia sản xuất chip Kirin cho Huawei.
Chưa dừng lại ở đó, chính phủ Mỹ cũng thêm 38 chi nhánh của Huawei trên 21 quốc gia vào danh sách đen của mình. Điều này nâng tổng số chi nhánh bị cấm lên 152 kể từ khi lệnh cấm ban đầu được công bố vào tháng 5.2019. Sau đó, Huawei thông qua các đối tác bên thứ ba để cung cấp chip cho sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, động thái mới nhất từ chính phủ Mỹ được đánh giá là một bước chấm dứt các biện pháp né tránh như vậy của Huawei. Cụ thể, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết: “Quy định mới nêu rõ rằng bất kỳ việc sử dụng phần mềm Mỹ hoặc thiết bị chế tạo nào của Mỹ đều bị cấm và cần phải có giấy phép”. Còn Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lưu ý Huawei đã liên tục cố gắng trốn tránh các hạn chế áp đặt vào công ty, vì vậy các hạn chế mới sẽ có hiệu lực ngay lập tức để điều đó không còn xảy ra.
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ cũng thông qua một quy tắc mới, trong đó yêu cầu các công ty phải có giấy phép đặc biệt khi một công ty bị cấm như Huawei hoạt động “với tư cách là người mua, người nhận hàng trung gian, người nhận hàng cuối cùng hoặc người dùng cuối”.
Bộ Thương mại cũng xác nhận giấy phép chung tạm thời được cấp cho Huawei hết hạn vào tuần trước sẽ không được gia hạn. Giấy phép này cho phép Huawei cập nhật các thiết bị Android hiện có và hỗ trợ thiết bị của các nhà mạng khu vực nông thôn sử dụng. Tuy nhiên, sẽ có một ủy quyền được cung cấp cho các khách hàng của Huawei để họ có thể tiếp tục duy trì tính bảo mật và độ tin cậy trên thiết bị hiện có.
Mỹ lại muốn siết chặt Huawei
Hiện tại, các sản phẩm sản xuất ở nước ngoài với ít hơn 25% công nghệ Mỹ vẫn được phép bán cho Huawei. Bộ Thương mại Mỹ đang đề xuất hạ ngưỡng này xuống dưới 10%.
SCMP đưa tin Bộ Thương mại Mỹ đang xem xét việc đưa ra nhiều hạn chế hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của các công ty Mỹ với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei. Đại diện các cơ quan sẽ có cuộc họp vào tuần tới để thảo luận về vấn đề này.
Đề xuất này được đệ trình từ đầu tháng 1. Theo đó, nó sẽ khiến các đối tác của Huawei tại Mỹ khó cung cấp linh kiện hơn cho công ty. Trước đây, nhiều công ty Mỹ đã tìm cách giao dịch với Huawei thông qua các công ty con của họ ở nước ngoài.
Đề xuất mới từ Bộ Thương mại Mỹ sẽ hạ ngưỡng giá trị trên một sản phẩm sản xuất tại nước ngoài có thể bán cho Huawei.
Để thu hẹp kẽ hở đó, Bộ Thương mại Mỹ đề xuất hạ ngưỡng giá trị công nghệ trên một sản phẩm được sản xuất tại một cơ sở ở nước ngoài có thể bán cho Huawei. Hiện tại, các sản phẩm sản xuất ở nước ngoài với ít hơn 25% công nghệ Mỹ vẫn được phép bán cho Huawei. Ngưỡng mới sẽ là dưới 10%.
Ngay khi đề xuất này được công bố, Lầu Năm Góc đã tỏ ra lo ngại rằng nó sẽ phá hủy chuỗi cung ứng của Huawei. Đồng thời, nó cũng có thể ảnh hưởng xấu sự phát triển công nghệ của Mỹ, bởi sự sụt giảm về doanh thu có thể khiến các công ty Mỹ chi ít tiền hơn cho các hoạt động nghiên cứu.
Trong một cuộc phỏng vấn tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Wilbur Ross, Bộ trưởng Thương mại Mỹ nói rằng Huawei đã khuyến khích các nhà cung ứng tại Mỹ vượt qua rào cản của luật pháp liên bang.
"Việc kiểm soát xuất khẩu cũng như các biện pháp khác mà chúng tôi thực hiện nhằm đảm bảo các công nghệ của Mỹ được bảo vệ", Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phỏng Mỹ cho biết.
Donald Morrissey, Giám đốc các vấn đề chính phủ của Huawei tại Mỹ cho rằng các quy tắc mới sẽ mang lại rủi ro đáng kể cho Mỹ. "Những hạn chế chặt chẽ hơn với Huawei có thể dẫn tới tác động tiêu cực đến các công ty Mỹ. Họ có thể mất đi khách hàng và đối tác lớn nhất giúp họ phát triển các công nghệ mới", Morrissey nói.
SCMP cho biết một cuộc tranh luận lớn đang diễn ra bên trong các cơ quan chính phủ. Một số ý kiến bảo vệ quan điểm cần phải ngăn chặn sự phát triển của Huawei. Trong khi đó, một số ý kiến khác lại tin rằng việc loại trừ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc là điều không nên và ủng hộ sự hợp tác trở lại.
Hiện tại, các cơ quan tại Mỹ đang tranh luận về việc có nên tiếp tục hạn chế kinh doanh với Huawei bởi điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến các công ty Mỹ.
Giữa tháng 5/2019, hãng đã bị đưa vào danh sách đen của Mỹ, bị hạn chế giao dịch cũng như sử dụng công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ. Đồng thời, Mỹ cũng cáo buộc công ty có "mối quan hệ mật thiết với chính phủ và bộ máy quân sự Trung Quốc".
Bên cạnh những cáo buộc về việc vi phạm lệnh trừng phạt với Iran, chính quyền liên bang cũng cho rằng gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã cố gắng đánh cắp bí mật thương mại từ T-Mobile.
Chưa dừng lại ở đó, Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia đồng minh không sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông 5G của Huawei cung cấp với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Trong khi đó, Huawei liên tục phủ nhận mọi cáo buộc từ phía Mỹ và cho rằng đó là những cáo buộc không có căn cứ.
Theo Zing
Các đòn trừng phạt của Mỹ đang từ từ bóp nghẹt smartphone Huawei như thế nào? Sau khi mất thị trường quốc tế vì không có ứng dụng Google, Huawei có thể mất nốt cả thị trường trong nước khi không còn chip Kirin nữa. Các báo cáo phân tích thị trường cho thấy, trong Quý 2 vừa qua, Huawei đã vươn lên trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, vượt qua Samsung và Apple bằng...