Mỹ mời Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam sang bàn chuyện Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ vừa mời Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam sang thăm để tham vấn về các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa gửi lời mời Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tới thăm Mỹ để ban về những hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông.
Lời mời được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trực tiếp nói với Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trong cuộc điện đàm ngày 20/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki vưa cho biết.
Ngoai trương My John Kerry đa mơi ngươi đông câp Viêt Nam Pham Binh Minh đên Washington đê “tham vân toan diên vê cac vân đê song phương va khu vưc trong khuôn khô môi quan hê đôi tac toan diên giưa hai nươc”, ngươi phat ngôn Bô Ngoai giao My Jen Psaki cho biết thêm.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
Trong cuộc điện đàm, 2 ngoại trưởng của Mỹ và Việt Nam đã trao đổi quan điểm về những sự kiện gần đây trên Biển Đông.
Video đang HOT
“Ông Kerry bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan trái phép cũng như triển khai nhiều tàu đến cản trở tàu của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”, bà Psaki cho hay.
Ông Kerry cũng kêu gọi Trung Quốc kiềm chế, thực hiện các bước để giảm căng thẳng tình hình cũng như đảm bảo an toàn cho các tàu thương mại trong khu vực và giải quyết tranh chấp thông qua các phương thức hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.
Về phần mình, trong cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực vì đây là hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đe dọa ổn định, an toàn trên biển, vi phạm Công ước Liên Hơp Quôc về Luật Biển 1982.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng thông báo cho ông Kerry về những diễn biến mới nhất liên quan đến việc Trung Quốc liên tục gia tăng số lượng tàu, cả về tàu bán vũ trang lẫn tàu vũ trang tới khu vực giàn khoan Hải Dương 981 khiến tình hình căng thẳng.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ghi nhận những tiến triển tích cực gần đây trong quan hệ song phương, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư; thông báo Việt Nam đã quyết định tham gia Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI), đồng thời nêu rõ Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Mỹ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ theo tinh thần quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Theo KTO
Trung Quốc phải rút giàn khoan và các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam
Đây là quan điểm của Việt Nam trong các cuộc làm việc với cơ quan chức năng Trung Quốc được Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết bên lề kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.
"Trong các chuyến công tác vừa qua của chúng ta sang Trung Quốc đã trao đổi thông tin rất thẳng thắn. Quan điểm của ta là Trung Quốc phải rút toàn bộ giàn khoan và các tàu ra khỏi vị trí đó vì đã vi phạm quyền, chủ quyền Việt Nam. Dứt khoát,Việt Nam cương quyết đấu tranh là phải rút", Phó thủ tướng nói.
Tàu hải cảnh cỡ lớn của Trung Quốc chặn đường tuần tra chấp pháp của lực lượng cảnh sát biển - Ảnh: Hoàng Sơn
Được biết thời gian qua, các đoàn ngoại giao Việt Nam và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đã có rất nhiều cuộc điện đàm trao đổi thông tin với lãnh đạo các nước, trong đó có cả Trung Quốc. Kết quả đến nay thế nào?
Chúng ta vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp đấu tranh ngoại giao và một trong những biện pháp đấu tranh ngoại giao là giao thiệp trực tiếp với Trung Quốc. Cho đến nay có thể nói 20 cuộc giao thiệp như vậy và chúng ta kiên quyết đấu tranh yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi khu vực đó. Đó là lập trường kiên quyết của chúng ta.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan và ngày càng tăng cường tàu ở đó. Điều đó cho thấy Trung Quốc vẫn ngoan cố không chịu về.
Trước thái độ ngoan cố của Trung Quốc như vậy Việt Nam có động thái như nào tiếp theo?
Hiện nay Thủ tướng cũng đã tuyên bố và trong bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội đã nói rõ chúng ta kiên quyết đấu tranh và có các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế.
Chúng ta có tính đến việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế không?
Tất cả các biện pháp hòa bình thì các bạn phải hiểu - chúng ta có thể sử dụng để bảo vệ chủ quyền của chúng ta.
Ngày mai, Thủ tướng sẽ sang Philippines bắt đầu tham dự Diễn đàn kinh tế Đông Á, vấn đề biển Đông có được thể hiện tại đây hay không?
Các hội nghị liên quan đến kinh tế thế giới nhưng tình hình phức tạp ảnh hưởng đến kinh tế thì đương nhiên nó có thể là chủ đề có thể đưa ra trao đổi.
Theo TNO
Lòng tin với Trung Quốc đã bị ảnh hưởng Sau khi kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN 2014 chiều 11-5, trao đổi với báo chí, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định: Muốn quan hệ tốt đẹp cần có lòng tin. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam đã tác động đến lòng tin * Phóng viên: Ông có thể...