Mỹ: Mô hình trường học ngoài trời lên ngôi “thời Covid”
Trường học ngoài trời rất phổ biến tại các quốc gia châu Âu nhưng trong thập kỷ qua, mô hình này đã phát triển nhanh chóng tại Mỹ.
Học sinh ngồi học ngoài trời tại bang Oregon.
Hầu hết, trường học ngoài trời được thiết kế dành cho học sinh nhỏ tuổi như mầm non, mẫu giáo.
Một số trường nổi bật trong mô hình ngoài trời tại Mỹ có thể kể đến như Trường Mẫu giáo Tiny Trees
(Washington DC), Trường Rừng Wauhatchie (bang Tennessee). Hoạt động này không hoàn toàn lược bỏ kiến thức trong sách giáo khoa nhưng giúp đem lại nhiều ánh sáng và nguồn năng lượng tự nhiên cho học sinh.
Song song học và làm bài tập trên lớp, các em sẽ học từ thiên nhiên, loài vật, từ những thách thức như thời tiết xấu, không có nơi trú ẩn, nhiều bất ngờ chưa được khám phá. Ý tưởng của việc học dựa trên những trở ngại này nhằm giúp học sinh hình thành tư duy độc lập, kỹ năng giải quyết vấn đề và nhiều kỹ năng mềm khác, song song với rèn luyện thể chất.
Đăng ký cho con trai tham gia khóa học ngoài trời, chị Suzy Lewis-Ship nhận xét:
“Với mô hình này, trẻ em có thể học được nhiều kiến thức bổ ích, có thể áp dụng vào đời sống thực tế chứ không chỉ trong sách vở. Trước đây, tôi đăng ký cho cháu vì nhận thấy lợi ích giáo dục nhưng hiện nay, còn một ưu điểm khác của mô hình này là ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19″.
Sharon Danks, một trong những nhà lãnh đạo Dự án Sáng kiến Học tập ngoài trời cho biết, không trường, lớp học nào có thể bảo đảm yêu cầu học sinh ngồi giãn cách 2m. Nhận thấy những bất cập khi học trong đại dịch, Sharon đã cùng một vài người bạn thành lập dự án giúp các trường tại Mỹ chuyển sang học ngoài trời. Mô hình này được lấy cảm hứng từ đại dịch cúm Tây Ban Nha, khi học sinh phải thu dọn sách vở, chuyển ra ngoài sân học tập.
Sharon đánh giá mô hình lớp học ngoài trời là chìa khóa giúp học sinh trở lại học trực tiếp trong thời gian sớm nhất. Ông so sánh mô hình này với việc các nhà hàng, quán café chuyển chỗ ngồi ra vỉa hè trong thời gian giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, mô hình giáo dục này tương đối phức tạp, đặc biệt ở những khu vực có thời tiết khắc nghiệt. Dù vậy, tại bang Maine, nơi mùa đông rất lạnh, các trường vẫn nhanh chóng nắm bắt xu thế. Ưu điểm của các trường tại đây là sở hữu nhiều không gian mở.
Video đang HOT
Bang Maine hiện có khoảng 156 điểm học tập ngoài trời được tổ chức. Brooke Teller, nhân viên điều phối hoạt động học ngoài trời của bang cho biết: “Chúng tôi nhận thấy phụ huynh, học sinh cảm thấy thoải mái hơn khi quay lại trường học ngoài trời thay vì vào trong nhà. Chúng tôi đang cố gắng mở rộng mô hình này”.
Brooke thông tin, không phải tất cả lớp học đều chuyển ra ngoài trời mà chỉ có một số môn nhất định như Nghệ thuật để trẻ có không gian sáng tạo riêng. Nguồn kinh phí duy trì hoạt động này bắt nguồn từ quỹ cứu trợ đại dịch liên bang và khoản quyên góp của địa phương.
Tại bang Oregon, học sinh các trường có thể học ngoài trời trong khu rừng ở ngoại ô Portland. Sau tiết học buổi sáng, các em sẽ tổ chức đi thực tế ngoài trời với các hoạt động như thể thao, tìm kiếm các loài thực vật, động vật, côn trùng.
Tony Deis, đồng sáng lập Trường Trackers Earth Forest, bang Oregon, cho biết: “Trong trường học truyền thống, học sinh ngồi tại bàn, quay mặt lên bảng nghe giáo viên giảng bài. Nhưng nếu ra ngoài trời, các em được học trong môi trường đa giác quan. Việc kết hợp giữa học trong sách vở và học ngoài trời sẽ làm phong phú thêm kiến thức và trải nghiệm của các em”.
Quan điểm của Steve Jobs về người thông minh
Trí nhớ tốt có thể là biểu hiện của sự thông minh. Nhưng với Steve Jobs, cách liên kết và giải quyết vấn đề mới là điều cần có của người thông minh.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những người thông minh có dấu hiệu thích dành thời gian một mình. Số khác lại nói rằng người thông minh sẽ tinh ý với những dấu hiệu nhỏ và đưa ra được nhiều kết luận khác nhau. Jeff Bezos từng chia sẻ người thông minh là người sẵn sàng thay đổi suy nghĩ.
Steve Jobs lại có cách nhìn khác về sự thông minh. Theo đó, ông cho rằng việc đánh giá một người thông minh phần lớn liên quan đến bộ nhớ. Nhưng quan trọng hơn hết là khả năng nhìn xa trông rộng.
Giới khoa học đồng tình với Steve Jobs về việc tích lũy kinh nghiệm có thể giúp bạn thông minh hơn vốn có. Ảnh: Newsletterest.
"Cũng giống như việc bạn đang nhìn toàn bộ thành phố từ tầng 80. Trong khi người khác cố gắng đi từ điểm A đến B, vừa đi vừa đọc bản đồ, bạn có thể thấy mọi thứ trước mắt. Bạn kết nối được công việc vì bạn nhìn thấy tất cả", Steve Jobs chia sẻ trong bài nói chuyện vào năm 1982.
Đối với Jobs, dấu hiệu của sự thông minh dựa trên khả năng kết nối các mấu chốt và tìm ra hướng giải quyết cho một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta lại thường nhận thức sự việc rất muộn màng.
Các thể loại trí thông minh
Nếu phân chia một cách khoa học, ta sẽ có 8 loại trí thông minh khác nhau. Nhưng có 2 yếu tố mà chúng ta cần quan tâm.
Điều đầu tiên là khả năng ghi nhớ kiến thức. Một người có thể tiếp nhận và lưu trữ thông tin tốt thường được đánh giá là tài giỏi. Tuy nhiên, một số người "học thức cao" chưa chắc đã thông minh lanh lợi.
Tích lũy tri thức cần đi đôi với việc áp dụng xử lý tình huống hiệu quả. Và đây cũng là yếu tố thứ 2, khả năng tương tác thực tiễn.
Trong cuộc sống thường ngày, rất hiếm khi xuất hiện một người có cả 2 yếu tố trên. Lý giải điều này, các nhà khoa học nhận định là do quá trình phát triển của chúng rất khác nhau.
Thấu hiểu nhiều lĩnh vực giúp chúng ta dày dặn kinh nghiệm hơn và có thể đưa ra hướng giải quyết khác biệt với mọi người. Ảnh: Claromentis.
Đối với khả năng ghi nhớ kiến thức. Đây là một loại trí thông minh cứng, phát triển qua quá trình giáo dục và học tập. Bạn học càng sâu, bạn biết càng nhiều.
Mặt khác, khả năng tương tác thực tiễn, loại trí thông minh mềm, lại khó phát triển hơn. Cụ thể, nó phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên và sự trải nghiệm. Nếu muốn cải thiện khả năng này, bạn phải học sâu nhiều lĩnh vực và duy trì chúng trong một thời gian dài. Điều này giúp kiến thức bạn học được chuyển thành kinh nghiệm.
Cả 2 quá trình này đều là những dạng phát triển thần kinh giúp vỏ não dày lên. Tuy nhiên, sau vài tuần đầu tiên, độ dày của vỏ não sẽ giảm về mức cơ bản. Kết quả, khi bạn đã quá quen với một việc nào đó, não bộ của bạn sẽ ngừng hoạt động chăm chỉ.
Bạn không được trải nghiệm những điều giống người khác. Nếu không, bạn chỉ tạo ra kết quả giống nhau và bản thân bạn sẽ không đổi mới.
Steve Jobs
Do đó, để có được khả năng kết nối sự việc linh động như Steve Jobs đề cập, bạn cần phải giữ não bộ luôn hoạt động miệt mài. Tiếp tục học những điều mới, thử thách bản thân tại nơi làm việc, ở nhà và bất cứ đâu.
Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng trở nên thông minh hơn.
Trí thông minh bền vững
Bằng cách duy trì việc làm trên, bạn sẽ liên tục tiếp nhận thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới. Não bộ cũng nhờ đó sẽ dày hơn và phát triển được các neuron. Trên thực tế, những người thông minh là người có đủ kinh nghiệm giải quyết một vấn đề tiến thoái lưỡng nan theo cách độc đáo.
Theo Steve Jobs, người thông minh không chỉ hiểu biết rộng mà phải trang bị kinh nghiệm để giải quyết những tình huống khó khăn. Ảnh: Quartz.
Để tạo được sự đổi mới, bạn có thể thử kết hợp những kiến thức đã học vào những lĩnh vực tưởng chừng không liên quan.
Điều này cũng tương tự như cách Steve Jobs áp dụng kiến thức thư pháp vào quá trình sáng tạo kiểu chữ ban đầu của Apple. Hay việc Kevin Plank sử dụng kinh nghiệm chơi bóng để phát triển sản phẩm may mặc thể thao Under Armour.
Steve Jobs, cùng các nhà khoa học tin rằng càng trải nghiệm nhiều, bạn càng có khả năng liên kết kiến thức cũ vào nhiều hoàn cảnh khác nhau. Điều này cũng giúp cải thiện trí nhớ và giúp bạn thông minh hơn vốn có.
Dạy trẻ tư duy độc lập Theo Claire Lerner, chuyên gia giáo dục Mỹ, quá trình dạy khả năng tư duy độc lập bắt đầu ngay từ khi trẻ sinh ra, với nhiều bước quan trọng. Hầu hết phụ huynh muốn nuôi dạy con mình trở thành người tư duy độc lập, hiểu những gì mình mong muốn và có khả năng xử lý các vấn đề của bản...