Mỹ liệt 14 tàu chở dầu của Nga vào danh sách đen
Ngày 23/2, Mỹ đã đưa 14 tàu chở dầu của Nga vào danh sách đen, trong nỗ lực nhằm cắt giảm nguồn thu dầu khí của nước này bằng cách áp dụng mức giá trần mà phương Tây đã đưa ra đối với dầu thô của Nga sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát.
Tàu vận chuyển dầu Nga đi qua lãnh hải Đan Mạch. Ảnh: Reuters
Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tập đoàn vận tải biển hàng đầu của Nga Sovcomflot, cho công ty này 45 ngày để tháo dầu và dỡ các hàng hóa khác khỏi 14 tàu chở dầu của mình trước khi lệnh trên được thực thi.
Trước đó, một liên minh bao gồm Nhóm các nền công nghiệp tiên tiến nhất thế giới (G7), Liên minh châu Âu và Australia đã áp đặt mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô của Nga. Quy định mức giá trần được đưa ra nhằm hạn chế nguồn lợi nhuận của Nga, đồng thời vẫn cho phép các nguồn cung từ nước này đến với các thị trường năng lượng. Kể từ khi mức giá trần được áp dụng, doanh thu của Nga đã sụt giảm.
Video đang HOT
Cùng ngày 23/2, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt trên diện rộng đối với Nga, nhằm vào hơn 500 cá nhân và tổ chức nhân cột mốc 2 năm xung đột Nga – Ukraine.
EU khởi động phái bộ bảo vệ tàu thuyền qua Biển Đỏ
Các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp ngày 19/2 tới tại Brussels (Bỉ) để chính thức khởi động một phái bộ hải quân nhằm bảo vệ tàu thuyền quốc tế qua lại khu vực Biển Đỏ khỏi các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen.
Khói bốc lên từ tàu chở dầu M/V Merlin Luanda của Anh bị lực lượng Houthi tấn công khi di chuyển qua Vịnh Aden trên biển Arab. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Kế hoạch trên được đưa ra trong bối cảnh Houthi đã tiến hành hàng loạt vụ tấn công tàu thuyền tại hải trình quan trọng này kể từ tháng 11/2023.
Phái bộ mang tên Aspides sẽ gồm ít nhất 4 tàu chiến. Đến nay, Đức, Pháp, Italy và Bỉ đã thông báo kế hoạch góp tàu cho phái bộ. Tổng chỉ huy phái bộ này sẽ là Hy Lạp, trong khi việc điều hành hoạt động kiểm soát trên thực địa sẽ do Italy đảm nhận. EU cho biết phái bộ sẽ có thời hạn ban đầu là 1 năm, với nhiệm vụ chỉ giới hạn ở bảo vệ tàu dân sự tại Biển Đỏ và sẽ không thực hiện các vụ tấn công "vào lãnh thổ Yemen".
Trước đó, các lực lượng Mỹ và Anh đã thực hiện các cuộc không kích Houthi tại Yemen nhằm đáp trả các vụ tấn công của lực lượng này ở Biển Đỏ. Một quan chức EU cho biết sẽ phối hợp hành động với Mỹ và các lực lượng khác trong khu vực để đảm bảo an toàn cho tàu bè tại Biển Đỏ.
27 quốc gia EU đã nỗ lực đạt đồng thuận về phái bộ tại Biển Đỏ do lo ngại các vụ tấn công của Houthi có thể ảnh hưởng tới các nền kinh tế trong khối và đẩy lạm phát lên cao.
Trong một diễn biến mới nhất, ngày 16/2, một tàu treo cờ Panama đã bị tấn công khi đang ở ngoài khơi Biển Đỏ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết một tên lửa được bắn đi từ Yemen "đã trúng vào mạn tàu chở dầu thô MT Pollux của Ấn Độ, treo cờ Panama".
Trong khi đó, công ty an ninh Ambrey đã xác nhận "thiệt hại nhỏ" của tàu trên sau khi trúng tên lửa ở ngoài khơi phía Tây Bắc thành phố Mokha của Yemen. Hiện tàu này đã tiếp tục hành trình. Cơ quan Chiến dịch Thương mại biển của Vương quốc Anh cho biết quân đội đã ứng phó, và "thủy thủ và tàu đã an toàn".
Cùng ngày, quân đội Mỹ cho biết đã thực hiện 2 cuộc không kích vào "3 khu vực phóng tên lửa hành trình chống hạm di động (ASCM) do Houthi kiểm soát tại Yemen".
Theo Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTD), vận tải thương mại qua kênh Suez đã giảm hơn 40% trong 2 tháng qua.
Khám phá 'căn cứ di động' được hải quân Mỹ dùng để chống lại Houthi Chiến hạm khổng lồ USS Lewis B. Puller được coi là 'căn cứ di động' của hải quân Mỹ, và đã được triển khai tới Biển Ả Rập để chống lại những cuộc tấn công của Houthi. Theo Insider, tàu đổ bộ viễn chinh (ESB) USS Lewis B. Puller đang được sử dụng làm căn cứ hậu cần của hải quân Mỹ tại...