Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.
Mỹ đang đàm phán với các đối tác thân cận để tiến tới lãnh đạo một nhóm đồng minh trong việc viện trợ thêm 50 tỷ USD cho Ukraine.
Khoản chi khổng lồ này sẽ được hoàn trả bằng lợi nhuận sinh ra từ các tài sản có chủ quyền của Nga đang bị đóng băng chủ yếu ở châu Âu, Bloomberg đưa tin hôm 4/5.
Kế hoạch này đang được thảo luận giữa các quốc gia G7, trong đó Mỹ đang thúc đẩy để đạt được thỏa thuận khi các nhà lãnh đạo gặp nhau tại Italy trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 vào tháng 6 tới, nguồn tin của Bloomberg cho biết. Theo Bloomberg, các cuộc thảo luận về chủ đề này rất khó khăn và vẫn có thể mất vài tháng mới đạt được một thỏa thuận như vậy.
Kế hoạch này báo hiệu sự ủng hộ mạnh mẽ từ Washington sau khi Quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ bổ sung trị giá 61 tỷ USD cho Kiev hồi tháng 4, vốn trước đó đã bị trì hoãn trong nhiều tháng do tranh cãi đảng phái.
Kế hoạch mới cũng sẽ tăng cường áp lực lên Liên minh châu Âu (EU) khi khối này vẫn lưỡng lự trong việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine. Người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ và Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng từ chối bình luận, Bloomberg cho biết.
Khi được hỏi về đề xuất rằng khoản viện trợ của Mỹ hoặc một nhóm nhỏ các nước G7 sẽ được EU hoàn trả bằng cách sử dụng tài sản của Nga bị phong tỏa ở châu Âu, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng “đó là điều mà chúng tôi đang thảo luận”.
Video đang HOT
“Lý tưởng nhất, đây là điều mà chúng tôi muốn toàn bộ G7 tham gia, là một phần trong đó, chứ không chỉ để Mỹ làm việc đó một mình”, bà Yellen nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn ở Sedona, Arizona, hôm 3/5.
Các thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine tham gia huấn luyện tấn công chiến hào địch bằng thiết bị mô phỏng, tháng 2/2024. Ảnh: Anadolu
Sự chậm trễ trong viện trợ tài chính và quân sự đã khiến các quan chức ở Kiev đưa ra những cảnh báo ngày càng khẩn cấp về nguy cơ Nga đột phá trong cuộc chiến khi các lực lượng Ukraine phải vật lộn với nguồn cung cấp đạn dược ngày càng cạn kiệt.
Diễn biến mới nhất diễn ra sau nhiều tháng thảo luận giữa các đồng minh về cách giải quyết những lo ngại của châu Âu về việc EU có nguy cơ gặp rủi ro khi sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga, đồng thời đặt viện trợ cho Ukraine trên một nền tảng bền vững hơn.
Hầu hết các quốc gia châu Âu đã phản đối việc tịch thu hoàn toàn tài sản và tỏ ra hoài nghi về những đề xuất mà họ lo ngại sẽ làm suy yếu sự ổn định của đồng Euro hoặc khiến họ phải chịu sự trả đũa của Nga.
Nỗ lực của Mỹ về cơ bản tập trung vào việc tìm cách cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ lớn nhất có thể một cách nhanh chóng thay vì với số lượng nhỏ hơn, bằng cách huy động tốt hơn lợi nhuận do tài sản bị phong tỏa tạo ra, nguồn tin của Bloomberg cho hay.
Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối mặt với thách thức từ người tiền nhiệm Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử vào tháng 11, có khả năng đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.
Ông Donald Trump, người đang tìm cách trở lại Nhà Trắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, đã bày tỏ sự hoài nghi về viện trợ cho Ukraine. Ngoài ra, sự chia rẽ chính trị ở Mỹ có thể khiến việc phê duyệt thêm hỗ trợ cho Kiev trở nên vô cùng khó khăn.
Gần 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga đã bị phương Tây phong tỏa kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine hồi tháng 2/2022, với khoảng 210 tỷ Euro (224 tỷ USD) được nắm giữ ở châu Âu thông qua cơ quan thanh toán bù trừ Euroclear có trụ sở tại Bỉ, và 5-6 tỷ USD ở Mỹ.
Moscow tuyên bố sẽ không để yên nếu phương Tây động vào tài sản của Nga. Hôm 23/4, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Matviyenko cho biết nước này đã soạn thảo luật để trả đũa nếu gần 300 tỷ USD tài sản của Nga bị phương Tây tịch thu và sử dụng để giúp Ukraine.
“Chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn câu trả lời”, bà Matviyenko, một đồng minh thân cận của Tổng thống Putin, được hãng thông tấn nhà nước RIA dẫn lời cho biết. “Chúng tôi có một dự thảo luật sẵn sàng xem xét ngay lập tức về các biện pháp trả đũa. Và người châu Âu sẽ mất nhiều hơn chúng tôi”.
Mỹ lo Nga nhận thấy dấu hiệu phương Tây mệt mỏi về xung đột ở Ukraine
Nga bắt đầu nhận ra những dấu hiệu cho thấy Mỹ và các đồng minh phương Tây đang mệt mỏi, hoặc gặp khó khăn hơn trong việc tìm cách hỗ trợ Ukraine.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Pravda ngày 17/4 dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Washington và các nước G7 "hoàn toàn cam kết" hỗ trợ Ukraine, đồng thời kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua hỗ trợ quân sự và ngân sách khẩn cấp. Tuy nhiên, Bộ trưởng Yellen nói: "Chúng tôi lo ngại rằng Nga bắt đầu nhận ra những dấu hiệu cho thấy Mỹ và các đồng minh phương Tây đang mệt mỏi, hoặc gặp khó khăn hơn trong việc tìm cách hỗ trợ Ukraine. Điều đó mang lại cho Moskva hy vọng rằng họ có thể kiên trì hơn chúng tôi và chờ đợi quyết tâm của chúng tôi sụp đổ".
Bộ trưởng Yellen cho biết bà đã có nhiều cuộc trao đổi về việc sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga và vấn đề trên sẽ được thảo luận tại cuộc họp của các nước G7 trong tuần này.
Bà Yellen cũng lưu ý rằng một số khả năng đang được thảo luận, từ tịch thu toàn bộ tài sản đến sử dụng chúng làm tài sản thế chấp. Quan chức Mỹ này cho biết Washington rất ủng hộ các sáng kiến gần đây của EU nhằm tịch thu tiền lãi từ các tài sản bị phong tỏa của Nga.
Bộ trưởng Yellen nói thêm rằng không có lựa chọn nào bị loại trừ, nhưng chỉ ra rằng Ukraine cũng sẽ không thể sử dụng toàn bộ số tiền cùng một lúc, ngay cả khi tất cả tài sản phong tỏa đều bị tịch thu.
Trong khi đó, các nguồn tin của Reuters cho biết, một trong những đề xuất hứa hẹn nhất đang được xem xét là sử dụng tiền lãi từ tài sản bị phong tỏa của Nga làm tài sản thế chấp cho các khoản vay hoặc trái phiếu phát hành để giúp Ukraine mà không cần tịch thu tài sản.
Theo bà Yellen, các quan chức phương Tây đang đánh giá rủi ro liên quan đến bất kỳ hậu quả nào, bao gồm cả các hành động trả đũa từ Nga, nhưng bày tỏ tin tưởng rằng có thể giảm thiểu rủi ro.
Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho rằng phương Tây nên sử dụng toàn bộ tài sản bị phong tỏa của Nga chứ không chỉ sử dụng tiền lãi để giúp đỡ Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 21/3 vừa qua đã đồng ý rằng khối sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch sử dụng tiền lãi từ tài sản bị phong tỏa của ngân hàng trung ương Nga, đặc biệt là để trang bị cho Ukraine.
Vào ngày 20/3, Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đề xuất chuyển tiền lãi thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga sang Ukraine. Theo kế hoạch, 90% số tiền này sẽ được chuyển đến quỹ trang trải chi phí vũ khí cho Ukraine.
Về phần mình, kênh RT (Nga) dẫn lời phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào sử dụng số tài sản của Nga mà Mỹ và các đồng minh châu Âu "đóng băng" cuối cùng sẽ dẫn đến hành động pháp lý. Ông bình luận về vấn đề này: "Tuyên bố rằng họ đã tìm được cơ sở hợp pháp để tiếp tục hành vi bất hợp pháp này là vô nghĩa".
Năm 2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi hành vi tịch thu tài sản này là điều không đứng đắn và nhấn mạnh rằng "việc đánh cắp tài sản chưa bao giờ mang lại điều tốt đẹp cho ai".
Mỹ, EU sắp trừng phạt Iran sau vụ tấn công Israel Mỹ và các đồng minh châu Âu đã tăng cường nỗ lực gây sức ép với Israel, buộc nước này kiềm chế sau khi bị Iran tấn công chưa từng có vào cuối tuần qua, đồng thời cam kết sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Iran. Iran phóng tên lửa về phía Israel đêm 13/4. Ảnh: IRNA/TTXVN Theo...