Mỹ lật tẩy hoạt động mờ ám của trùm tội phạm gốc Hoa
Phiên tòa xét xử trùm tội phạm Raymond “Shrimp Boy” Chow (ảnh) cầm đầu băng đảng Ghee Kung Tong tại Chinatown (khu phố người Hoa) ở thành phố San Francisco (Mỹ) bắt đầu hôm 9-11 đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Đối tượng này bị cáo buộc hàng loạt tội danh: rửa tiền, tống tiền, buôn lậu ma túy, thuốc lá và rượu giả cùng tội danh giết người.
Thuê sát thủ bắn chết người tiền nhiệm
Theo cáo trạng mới được công bố, để vươn lên tới vị trí “đầu rồng” (lãnh đạo) của tổ chức Ghee Kung Tong, Raymond Chow đã dàn xếp vụ ám sát người tiền nhiệm là Allen Leung, 56 tuổi vào ngày 27-2-2006.
Vào thời điểm đó, ông Allen Leung là người đứng đầu Ghee Kung Tong, đã bị một sát thủ bịt mặt bắn chết tại cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu của ông ta. Sau khi ông Leung bị thanh toán, Chow, 55 tuổi đã biến tổ chức từ thiện Ghee Kung Tong của người gốc Hoa thành một băng đảng xã hội đen. Nhóm này bị cáo buộc đã đứng đằng sau việc buôn bán hàng hóa bị đánh cắp, ma túy, áo chống đạn và súng, đồng thời sử dụng bạo lực để đạt được các mục tiêu. Cũng trong bản cáo trạng mới, các công tố viên cáo buộc Chow liên quan đến vụ giết chết Jim Tat Kong, một thành viên băng đảng ở San Francisco vào năm 2013. Khi đó, Kong bị bắn chết trong ô tô.
Băng đảng tội phạm trên bị triệt phá sau cuộc điều tra bí mật kéo dài 5 năm của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về tình trạng tham nhũng và tội phạm có tổ chức trong vùng San Francisco. FBI cho biết, họ bắt đầu xâm nhập vào tổ chức Ghee Kung Tong từ năm 2010 thông qua một điệp viên có biệt danh là UCE 4599. Người này lấy tên giả là David Jordan với vỏ bọc là một thành viên của băng đảng tội phạm La Cosa Nostra của Italia, sau đó tìm cách trà trộn vào hệ thống hoạt động của Chow để thu thập chứng cứ, lật tẩy các hoạt động mờ ám của hắn ta. Cuộc điều tra đã khiến Chow và 28 người khác bị bắt giữ vào tháng 3-2014. Các công tố viên cáo buộc hoạt động kinh doanh gian lận của Chow đã rửa số tiền lên tới 2,6 triệu USD.
Nghị sĩ môi giới mua bán vũ khí
Cuộc điều tra bí mật của FBI cũng dẫn đến việc cựu nghị sĩ bang California Leland Yee thú tội nhận hối lộ, kết thúc sự nghiệp chính trị đang lên của ông ta. Cuộc điều tra cho thấy, ông Yee là một cộng sự thân cận của Chow. Yee bị tố cáo giúp thông qua một nghị quyết của bang tôn vinh tổ chức của Chow để đổi lấy một khoản hối lộ. Ông này cũng đề nghị đứng ra làm môi giới giữa Chow với một tổ chức khác trong một vụ mua bán vũ khí. Sau khi nộp số tiền 500.000 USD, Leland Yee đã được tại ngoại. Tuy nhiên, nhà chức trách Mỹ bác bỏ đơn xin tại ngoại của Chow với lý do ông ta là mối nguy hiểm đối với cộng đồng.
Raymond Chow sinh ra tại Hồng Kông năm 1960 và được bà nội gọi là “Shrimp Boy” (thằng Tôm) vì Chow nhỏ con hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi. Năm 16 tuổi, Chow cùng gia đình chuyển tới San Francisco sinh sống. Nhưng chỉ sau 1 tháng, Chow bỏ học và bước chân vào thế giới giang hồ. Chow sau đó bị bắt giữ và kết án tù với các tội danh buôn súng bất hợp pháp, cướp có vũ trang, rửa tiền… Chow được ra tù năm 2013 và 3 năm sau trở thành lãnh đạo của Ghee Kung Tong khi ông Allen Leung bị ám sát.
Tuy nhiên, Chow đều phủ nhận liên quan đến 2 vụ giết người trên. Chow từng biện bạch rằng sau khi ra tù đã hoàn lương. Tuy nhiên, trong phiên tòa hôm 10-11, một đồng phạm của Chow là Kongphet Chanthavong đã ra làm chứng chống lại Chow trong vụ ám sát ông Allen Leung.
Phiên tòa này có thể kéo dài trong 10 tuần. Nếu bị kết tội, nhiều khả năng Chow sẽ phải đối mặt với án tử hình.
Video đang HOT
Theo Tuấn Anh/Latimes/SFGate
An ninh Thủ đô
Ảnh: Bên trong thế giới tội phạm ngầm Nhật Bản
Nhiếp ảnh gia người Bỉ Anton Kusters đã dành 2 năm chung sống với các yakuza tại Nhật để thực hiện một phóng sự ảnh về thế giới tội phạm ngầm này.
Nhiếp ảnh gia Anton Kusters mất nhiều tháng thuyết phục để được phép tiếp cận thế giới của yakuza (yakuza: từ dùng để chỉ mafia hay các tổ chức tội phạm truyền thống ở Nhật Bản).
Sau khi chiếm được lòng tin, Kusters đã dành 2 năm chung sống với một tổ chức tội phạm yakuza ở thành phố Tokyo để thực hiện một phóng sự ảnh về họ.
Theo luật của mafia Nhật, bất kỳ thành viên nào không tuân lệnh của các ông trùm đều phải tự chặt một đốt ngón tay út. Những lần vi phạm sau sẽ lần lượt lấy đi những đốt tiếp theo của cả 2 ngón tay út và có khi ở những ngón khác.
Nhiều cuộc đại chiến đẫm máu giữa các băng đảng yakuza đã xảy ra từ khi tổ chức tội phạm này được thành lập vào những năm 1600. Xác của những ông trùm băng đảng thường được đặt trong quan tài sang trọng để thể hiện sự ngưỡng mộ.
Phần lớn các thành viên trong tổ chức tội phạm yakuza là nam giới, một số ít thành viên nữ sẽ được gọi là "chị".
Các thành viên yakuza nổi tiếng với những hình xăm nghệ thuật trên khắp cơ thể. Những hình xăm này được coi là "thương hiệu" của họ.
Tổ chức tội phạm yakuza kiếm hàng tỷ USD nhờ hoạt động buôn bán vũ khí trái phép, mại dâm, đánh bạc, ma túy và tống tiền.
Ngày nay, các băng nhóm tội phạm ở Nhật Bản đang cố chuyển đổi hình ảnh "những kẻ giết người với hình xăm đầy người và ngón tay bị cắt" thành tội phạm văn phòng. Một chuyên gia cho biết các băng nhóm yakuza truyền thống đang chết dần với ngày càng nhiều thành viên thích dùng công nghệ.
Trong khi văn hóa và thái độ của xã hội về yakuza đang thay đổi ở Nhật Bản, các băng nhóm tội phạm này vẫn nguy hiểm và có thế lực lớn.
Những thành viên mới của tổ chức yakuza được đưa tới một vùng hẻo lánh để được huấn luyện kỹ năng chiến đấu tay không và khí công.
Hiện tại, có khoảng 10.000 thành viên thuộc các băng nhóm tội phạm khác nhau ở Nhật Bản.
Tổ chức tội phạm yakuza hoạt động ở các thành phố trên khắp Nhật Bản, bao gồm Tokyo và Kobe. Một số băng nhóm thậm chí tham gia buôn bán trái phép ở nước ngoài.
Các yakuza thường gặp nhau trong nhà tắm công cộng. Tại đây họ để lộ các vết xăm và không mang vũ khí.
Đám tang của các thành viên quan trọng luôn là sự kiện để yakuza phô trương lực lượng.
Các băng nhóm tội phạm yakuza được đứng đầu bởi những ông trùm.
Trong buổi tối cuối cùng thâm nhập cuộc sống của thế giới tội phạm yakuza, nhiếp ảnh gia Anton Kusters đã được đưa tới một hộp đêm ở Tokyo. Tại đây, anh chứng kiến cảnh một vũ công múa cột dùng miệng để lấy những tờ USD khỏi quần một yakuza.
Theo Danviet
Bi kịch về tầng lớp 'tiện dân' ở Nhật Bản Họ gần như là 'đẳng cấp' duy nhất ở Nhật Bản bị coi thường, thậm chí khinh miệt, và chính điều đó càng đẩy họ vào một vòng xoáy không lối thoát... Xã hội Nhật Bản vẫn tồn tại một quan niệm không hay dành cho tầng lớp "tiện dân" - Ảnh minh họa: Reuters Người Nhật Bản có rất nhiều truyền thống...