Philippines mua hàng chục tàu tuần tra mới từ Pháp, Nhật Bản
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines chuẩn bị trang bị ít nhất 49 tàu tuần tra mới nhằm tăng cường năng lực an ninh hàng hải trong bối cảnh nhiều biến động.
Tại Đối thoại Manila về Biển Đông, chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines Ronnie Gil Gavan cho biết: “Bắt đầu từ năm 2027, chúng tôi sẽ bổ sung ít nhất 49 tàu vào hạm đội của mình. Như vậy, năng lực của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines sẽ tăng gấp đôi”.
Tàu Cảnh sát biển Philippines BRP Teresa Magbanua cập cảng Palawan (Philippines) ngày 15.9.2024. ẢNH: AFP
Theo This Week in Asia dẫn lời ông Gavan, Philippines sẽ mua 40 tàu tuần tra nhanh (FPC) với độ dài khoảng 35 m từ Pháp. Thương vụ này được tài trợ bằng nguồn viện trợ phát triển chính thức từ chính phủ Pháp và đã được Hội đồng cơ quan kinh tế và phát triển quốc gia Philippines (NEDA) phê duyệt hôm 5.11.
Gói vay hỗ trợ phát triển chính thức từ Pháp lên tới 438 triệu USD, bao gồm chương trình hỗ trợ hậu cần kéo dài 9 năm cùng với các thiết bị bổ sung khác. Theo ông Gavan, thỏa thuận này khác với các gói hỗ trợ phát triển chính thức khác là kết hợp yếu tố nội địa và chuyển giao công nghệ. Theo đó, 20 tàu được đóng tại Pháp và 20 tàu được sản xuất tại Philippines.
Philippines nhận 2 tàu tuần tra do Israel đóng, tiết lộ số chiến đấu cơ cần thêm
Tổng thư ký NEDA Arsenio Balisacan cho biết dự án này phù hợp với mục tiêu tăng cường an ninh hàng hải của Philippines. Các FPC mới sẽ giúp ngăn chặn nạn buôn lậu và các hoạt động bất hợp pháp, đồng thời đảm bảo thực thi chủ quyền tại các khu vực biển quan trọng, theo ông Balisacan.
Ngoài thương vụ mua tàu nêu trên, hợp tác an ninh giữa Pháp và Philippines cũng đang mở rộng đáng kể. Lực lượng Pháp đã tham gia các cuộc tập trận quân sự với Philippines, bao gồm cả cuộc tập trận chung Balikatan 2024.
Bên cạnh đó, theo South China Morning Post, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cũng sẽ nhận 5 tàu dài 97 m từ tập đoàn hàng hải Mitsubishi Shipbuilding (Nhật Bản) với thời gian giao hàng dự kiến vào năm 2027. Thương vụ trên được tài trợ bởi khoản vay 507 triệu USD từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản.
Phía Pháp và Nhật Bản chưa bình luận về những thông tin trên.
Ông Gavan cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cũng sẽ tăng thêm 7.000 nhân sự, nâng quy mô lên khoảng 37.000 người vào cuối năm 2025. “Với động thái trên, tôi hy vọng Philippines sẽ là một trong những lực lượng bảo vệ bờ biển có nhiều người nhất trên thế giới”, theo ông Gavan.
Bão Usagi 'tăng tốc' hướng về Philippines
Sáng 14/11, Cơ quan Dự báo thời tiết Philippines (PAGASA) đã nâng mức cảnh báo của bão Usagi lên cấp 4, khi cơn bão nhiệt đới này đang mạnh trở lại và chỉ cách khu vực đô thị Echague, tỉnh Isabela của nước này 215 km về phía Đông.
Cảnh tàn phá sau bão tại tỉnh Batangas, Philippines, ngày 25/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo cơ quan trên, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 30 km/h. Sức gió duy trì tối đa gần tâm bão lên tới 165 km/h, với sức gió giật tới 205 km/h. Dự kiến, cơn bão này có thể mạnh thêm trong vòng 12 giờ tới, thậm chí có thể nâng cấp thành siêu bão.
Bão Usagi được dự báo sẽ đổ bộ gần phía Bắc Philippines, dọc theo bờ biển Đông Bắc của Đảo Luzon và thành phố Aparri, nơi có 70.000 cư dân. Các thị trấn và làng mạc nhỏ hơn trong khu vực cũng phải đối mặt với mối đe dọa lũ lụt và lở đất do lượng mưa lớn. Bão Usagi dự kiến sẽ suy yếu và di chuyển về phía Bắc, đi vòng qua Đài Loan (Trung Quốc) vào cuối tuần này. Chính phủ Philippines đang tiến hành các nỗ lực sơ tán để giảm thiểu tác động đến các khu vực dễ bị tổn thương.
Tính đến ngày 13/11, có 4 cơn bão được đặt tên đang hoạt động ở phía Tây Thái Bình Dương. Bão Usagi là cơn bão mới nhất, hình thành sau cơn bão Toraji đổ bộ vào cuối tuần trước và gây lũ lụt trên diện rộng.
Theo Liên hợp quốc (LHQ), Philippines đã phải đối mặt với mùa bão khắc nghiệt trong năm nay, với 13 cơn bão nhiệt đới khiến hơn 4 triệu người bị ảnh hưởng, hơn 150 người thiệt mạng và 300.000 người phải di dời. Bão liên tiếp xảy ra từ cuối tháng 10, bắt đầu với bão Trami gây lở đất và lũ lụt, tiếp theo là bão Yinxing và bão Kong-rey.
Trong khi đó, ban đầu, chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) đã phải ban hành cảnh báo bão cấp 8 đối với cơn bão Toraji, dẫn đến việc đóng cửa trường học, gián đoạn kinh doanh và các dịch vụ vận tải.
Tuy nhiên, vào lúc 10h20 sáng 14/11 (9h20 sáng giờ Việt Nam), đài quan sát khí tượng Hong Kong đã hạ cảnh báo đối với cơn bão Toraji xuống cấp 3, với dự báo bão sẽ suy yếu và di chuyển ra xa thành phố. Các lớp học buổi chiều và doanh nghiệp đã hoạt động trở lại.
Theo một cơ chế mới áp dụng từ cuối tháng 9, thị trường chứng khoán Hong Kong vẫn mở cửa giao dịch vào sáng 14/11, lần đầu tiên khi có một cơn bão đổ bộ vào khu vực. Cùng ngày, cơ quan quản lý sân bay cho biết các hoạt động hàng không và các chuyến bay vẫn diễn ra bình thường, mặc dù trước đó đã có 10 chuyến bay đã bị hủy và 20 chuyến bị hoãn qua đêm. Hệ thống giao thông công cộng MTR hoạt động với tần suất giảm, trong khi dịch vụ xe buýt và dịch vụ phà tạm thời bị đình chỉ.
Bão Toraji là cơn bão mới nhất đổ bộ vào Hong Kong trong năm nay. Tuy chỉ gây ra thiệt hại ở mức tối thiểu, song chính quyền khuyến cáo người dân cần tránh xa các khu vực biển động và nên ở trong nhà để đảm bảo an toàn.
Philippines hứng 5 cơn bão trong chỉ 3 tuần Philippines đã ban hành cảnh báo thời tiết mới khi cơn bão thứ 5 trong 3 tuần bắt đầu ảnh hưởng nước này, sau bão Toraji. Báo Philippine Daily Inquirer ngày 12.11 đưa tin cơn bão nhiệt đới Ofel, tên quốc tế là Usagi, đã đi vào khu vực trách nhiệm của Philippines vào rạng sáng cùng ngày. Cục Quản lý khí quyển,...