Mỹ lập xong lá chắn, Nga tuyên bố khóa chết không phận
Hoa Kỳ đã hoạch định xong chiến lược phát triển lá chắn tên lửa, còn Nga đã tuyên bố khóa chết không phận với hệ thống đánh chặn S-350 Vityaz.
Mỹ-Nga đều lập lá chắn tên lửa
Tờ Defense News của Mỹ dẫn nguồn tin từ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan cho biết, việc hoạch định chiến lược mới của Mỹ về phát triển hơn nữa của hệ thống phòng thủ tên lửa đã hoàn tất, nhưng thời điểm công bố văn kiện vẫn chưa rõ.
“Chúng tôi chưa sẵn sàng công bố tài liệu. Nhưng bản thân chiến lược thì đã sẵn sàng rồi. Đừng lo lắng về chiến lược. Chiến lược được hoạch định cho thời gian khá dài” – Thứ trưởng Shanahan tuyên bố tại cuộc họp báo, khi trả lời câu hỏi về tình trạng của văn kiện.
Tờ tạp chí Mỹ nhắc rằng, việc công bố chiến lược đã liên tục bị trì hoãn kể từ cuối năm 2017. Thứ trưởng Shanahan giải thích, nguyên nhân của tình trạng như vậy là bởi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis cần thảo luận về tài liệu với các nhân vật hữu quan.
Còn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng John Rood thì tuyên bố, chiến lược mới dành cho việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có thể sẽ công bố trong vòng vài tuần tới. Ông này nhấn mạnh rằng, Mỹ đã làm mọi việc có thể để tăng tốc công bố tài liệu.
Trong khi đó, Nga – đối thủ số 1 của Mỹ cũng công bố rằng, nước này đã sở hữu những hệ thống tên lửa phòng không mới có thể đóng chặt bầu trời Nga.
Các thành phố Nga, những trung tâm công nghiệp và xã hội sẽ được bao phủ bằng một hệ thống phòng thủ tên lửa phi chiến lược (NMD). Các thành phần trang bị có thể được chuyển từ vùng này sang vùng khác và nhanh chóng triển khai tại các khu vực dễ bị tấn công.
Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược đã được triển khai ở Nga và trong tương lai gần, sẽ được thay thế bằng hệ thống tiên tiến hơn.
Chiến đấu cơ Mỹ sẽ rất khó khăn trước NMD Nga
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của phòng không chiến lược là bảo vệ vùng công nghiệp tại thủ đô Moscow trước một cuộc tấn công tên lửa trong trường hợp xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện. Trong khi đó, hệ thống phòng không phi chiến lược (NMD) được thiết kế thực hiện nhiệm vụ nhẹ nhàng hơn.
Nó sẽ có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo và hành trình với tầm hoạt động vài trăm kilomet; ví dụ như tên lửa chiến thuật ATACMS của Mỹ, được đưa vào hoạt động từ năm 1991.
Phạm vi tấn công của ATACMS từ 140 – 300 km trong các phiên bản đầu tiên cho tới 400-500 km sau này. Các chỉ số như vậy đã được so sánh với khả năng của tên lửa chiến thuật Iskander của Nga.
Nga dựng lá chắn phòng thủ với nòng cốt là S-350 Vityaz
Các nhà phân tích quân sự Mỹ đã đề xuất với Lầu Năm Góc triển khai những tên lửa ATACMS ở Ba Lan và nhắm vào quân đội Nga ở Kaliningrad.
Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo tầm ngắn ngày nay có thể được sản xuất ở rất nhiều nước như: Trung Quốc, Pakistan, Iran, Ấn Độ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Có thông tin cho rằng, Bình Nhưỡng đã bán thiết bị này đến Ai Cập và Arabia Saudi. Nếu một vũ khí như vậy rơi vào tay những kẻ khủng bố hay bất kỳ nhóm cuồng tín điên rồ nào khác, thì miền Nam nước Nga có thể nằm trong phạm vi hoạt động của chúng.
Hiện nay, các nguồn tin vẫn chưa rõ nói rõ là hệ thống NMD được triển khai khi nào và tại đâu, bao gồm những thành phần nào. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự nhận dịnh rằng, Bộ Quốc phòng Nga đã có mọi thứ cần thiết cho việc này.
Hệ thống phòng không S-350 Vityaz của Nga
Tổng biên tập tạp chí “Kho vũ khí của Tổ quốc” Victor Murakhovsky nói rằng, hiện trong lực lượng vũ trang Nga có đầy đủ các phương tiện để tiêu diệt các mục tiêu trên không như Tor-M2, Buk-M2 và Buk-M3, S-300V4, S-300PMU2, S-400.
Nhưng ở đây Nga đang mong muốn tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa rẻ hơn, có độ chuyên môn cao, nhỏ gọn, được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu đạn đạo và hành trình ở khoảng cách tương đối ngắn.
Chuyên gia nhấn mạnh rằng, hệ thống NMD mới không nhất thiết phải có tính di động cao, mà chỉ cần “dễ vận chuyển”; ví dụ như nó có thể được chất lên một đầu kéo, đưa vào vị trí, dỡ xuống, khởi động. Điều này đơn giản hóa công việc thiết kế và giảm giá thành.
Ngoài ra, các thành tố như radar với ăng-ten mảng pha, hệ thống chỉ huy-điều khiển tự động tên lửa phòng không của Nga đã thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu; Hệ thống tên lửa phòng không có thể trở thành yếu tố cơ bản của tổ hợp NMD cũng đã có.
Theo ông Victor Murakhovsky, đó chính là S-350 Vityaz, sẽ được trang bị trước cuối thập kỷ này.
Trên ba khung gầm xe chuyên dụng BAZ lắp đặt dàn phóng với 12 quả tên lửa, radar đa hướng và điểm chỉ huy. Đạn được sử dụng bao gồm cả tên lửa phòng không tầm trung (giống như S-400) và tên lửa tầm ngắn.
Huy Bình
Theo baodatviet
Mỹ đã hoạch định xong chiến lược phát triển lá chắn tên lửa?
Thời điểm công bố văn kiện hoạch định chiến lược này của Hoa Kỳ vẫn chưa rõ.
Hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo hiện nay của Mỹ
Việc hoạch định chiến lược mới của Mỹ về gia tăng phát triển của hệ thống phòng thủ tên lửa đã hoàn tất, theo truyền thông Mỹ.
Tuy nhiên, theo các báo cáo, thời điểm công bố văn kiện hoạch định chiến lược này của Hoa Kỳ vẫn chưa rõ.
Theo Defense News, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan đã tiết lộ những thông tin cơ bản về kế hoạch phát triển hệ thống lá chắn tên lửa của quân đội Mỹ.
"Chúng tôi chưa sẵn sàng công bố tài liệu. Nhưng bản thân chiến lược thì đã sẵn sàng rồi. Đừng lo lắng về chiến lược. Chiến lược được hoạch định cho thời gian khá dài", - Thứ trưởng Patrick Shanahan tuyên bố tại cuộc họp báo để trả lời câu hỏi về tình trạng của văn kiện.
Defense News nói rằng việc công bố chiến lược đã liên tục bị trì hoãn kể từ cuối năm 2017.
Về việc này, quan chức giải thích, nguyên nhân của tình trạng như vậy là bởi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis cần thảo luận về tài liệu với các nhân vật có liên quan và chịu trách nhiệm.
Mỹ luôn tìm cách đối phó với sức mạnh tên lửa đạn đạo hạt nhân đa đầu của Nga
Trong khi đó, một quan chức cấp Thứ trưởng ở Lầu Năm Góc khác là ông John Rood thì tuyên bố, chiến lược mới dành cho việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có thể sẽ công bố trong vòng vài tuần tới.
Ông John Rood nhấn mạnh rằng ở cương vị của mình đã làm mọi việc có thể để sớm cho công bố tài liệu.
Hòa Bình
Theo baogiaothong
Mỹ, Đức hợp tác củng cố năng lực của NATO Trong cuộc gặp mặt mới nhất tại Brussels (Bỉ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Đức... Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Đức Ursula von der Leyen Trong cuộc gặp mặt mới nhất tại Brussels (Bỉ), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Đức Ursula von der Leyen đã...