Mỹ lập ủy ban điều tra thảm kịch tàu lặn Titan
Ngày 25/6, Lực lượng tuần duyên Mỹ (USCG) thông báo đã mở cuộc điều tra nguyên nhân dẫn tới thảm kịch nổ tàu lặn Titan, khiến cả 5 người có mặt ở khoang tàu thiệt mạng trong quá trình thám hiểm xác tàu Titanic dưới đáy Đại Tây Dương.
Tàu Titan lặn xuống đại dương. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu họp báo tại thành phố Boston, người đứng đầu đơn vị điều tra của USCG, đồng thời là trưởng nhóm điều tra sự cố trên, Đại úy Jason Neubauer nhấn mạnh lực lượng này đã thành lập Ủy ban điều tra hàng hải (MBI) để xác minh nguyên nhân dẫn tới thảm kịch. Đây là cấp điều tra cao nhất của USCG. MBI đang hợp tác với chính quyền Canada để thu thập bằng chứng tại cảng St. John’s thuộc tỉnh Newfoundland của Canada sau khi lực lượng chức năng trục vớt các mảnh vỡ tại địa điểm xảy ra thảm kịch.
Đại úy Neubauer cho biết thêm hoạt động điều tra có sự phối hợp chặt chẽ giữa giới chức trong nước và các quan chức quốc tế, bao gồm Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia Mỹ, Ủy ban An toàn Giao thông Canada, Ủy ban Điều tra thương vong hàng hải của Pháp và Chi nhánh Điều tra Tai nạn Hàng hải của Anh.
Bên cạnh đó, Đại úy Neubauer nhấn mạnh mục tiêu chính là ngăn không để xảy ra thảm kịch tương tự bằng cách đưa ra các khuyến nghị cần thiết nhằm tăng cường an toàn hàng hải trên toàn cầu. Ông cho biết thêm cơ quan chức năng có thể khuyến nghị khả năng khởi tố dân sự hoặc hình sự khi cần thiết.
Tàu lặn Titan mất liên lạc từ ngày 18/6, gần hai giờ sau khi rời tàu chở hàng Polar Prince treo cờ Canada và bắt đầu hành trình thám hiểm xác tàu đắm Titanic.
Video đang HOT
Ngày 22/6, USCG xác nhận tàu Titan đã bị ép nát và nổ tung dưới đáy biển, 5 người trong khoang thiệt mạng. Các mảnh vỡ được tìm thấy ở khu vực cách mũi xác tàu Titanic 488 m. Theo các chuyên gia, con tàu này đã bị nghiền nát do áp suất nước khổng lồ ở độ sâu gần 4.000 km, khiến các nạn nhân tử vong gần như ngay lập tức, nhưng hiện chưa rõ đây là do trục trặc kỹ thuật của tàu hay thao tác sai của con người.
Hôm 24/6, Canada cũng thông báo đang tiến hành cuộc điều tra riêng về thảm kịch này.
Đại tá Hải quân Mỹ mô tả điều kiện bên trong tàu lặn mất tích khi ở độ sâu 4.000 mét
Đại tá David Marquet, cựu chỉ huy tàu ngầm Hải quân Mỹ, đã mô tả những gì ông tưởng tượng về điều kiện bên trong tàu lặn Titan khi ở độ sâu 4.000 mét.
Tàu lặn Titan chở 5 người đã mất tích trong chuyến thám hiểm xác tàu Titanic hôm 18/6. Ảnh: Shutterstock
Theo kênh CNN, ông Marquet nhận định 5 người bên trong tàu lặn đang khát và đói, nhưng điều đó "có thể sẽ không khiến họ mất mạng". Song nếu còn sống, họ có thể sẽ rất khó chịu bên trong không gian chật hẹp của con tàu.
"Họ đang lạnh cóng. Toàn bộ vùng nước xung quanh con tàu đều ở mức đóng băng, hoặc thấp hơn. Khi 5 người thở ra, hơi nước sẽ ngưng tụ, tạo ra lớp sương giá bên trong các bộ phận của tàu lặn. Họ phải xích lại gần nhau để giữ nhiệt độ cơ thể. Nhưng điều nguy hiểm nhất là họ đang cạn dần ôxy, trong khi vẫn tiếp tục thở ra khí carbonic", ông nói.
Ông Marquet giải thích rằng tàu lặn Titan có khả năng hạn chế trong việc hấp thụ khí carbonic thở ra. Nếu nồng độ carbonic trong tàu ở mức cao, con người có thể gặp phải các tình trạng như đau đầu, mất tỉnh táo và buồn nôn.
"Ôxy, khí carbonic và nhiệt độ lạnh giá là những thách thức lớn nhất mà họ phải đối mặt, duy trì sức chịu đựng càng lâu càng tốt để lực lượng cứu hộ có đủ thời gian", ông Marquet nhấn mạnh.
Tàu lặn Titan mất tích ngày 18/6 khi đang chở 5 người thực hiện chuyến tham quan xác tàu Titanic dưới đáy Đại Tây Dương, ở độ sâu gần 4.000 m, cách Newfoundland của Canada khoảng 600 km . Cuộc tìm kiếm chiếc tàu lặn bị mất tích khi thám hiểm xác tàu Titanic đã bước sang ngày thứ 4, trong bối cảnh giới chức lo ngại nguồn ôxy cho 5 hành khách đang cạn kiệt.
Tàu lặn Titan. Ảnh: OceanGate Expeditions/PA
Hôm 21/6, Chuẩn đô đốc John Mauger của Lực lượng Tuần duyên Mỹ cho biết lượng dưỡng khí còn lại trong tàu lặn Titan đủ cho khoảng 20 giờ, dựa trên ước tính ban đầu là 96 giờ từ khi con tàu mất liên lạc.
"Một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc dự đoán chính xác lượng dưỡng khí còn lại là chúng tôi không biết tốc độ tiêu thụ ôxy của mỗi người trên tàu", ông Mauger nói.
Theo ông David Concannon, cố vấn của OceanGate, con tàu có nguồn cung ôxy đủ dùng trong 96 giờ, tính từ khoảng 6 giờ sáng 18/6 (theo giờ địa phương). Theo lý thuyết, lượng ôxy này sẽ đủ duy trì đến sáng 22/6. Tuy nhiên, thời gian này còn phụ thuộc vào nhịp thở của những người bên trong tàu, đặc biệt nếu hành khách trên tàu có ít kinh nghiệm lặn sẽ thở dốc vì hoảng sợ.
Lực lượng Tuần duyên Mỹ cho biết các phương tiện hoạt động dưới biển sâu (ROV) điều khiển từ xa từ Canada, Anh và Pháp đã được triển khai đến hiện trường , quần thảo một vùng rộng lớn của khu vực Bắc Đại Tây Dương để tìm kiếm con tàu.
Ngày 21/6, quan chức Tuần duyên Mỹ Jamie Frederick cho biết đội tìm kiếm tàu lặn Titan mất tích đã ghi nhận thêm nhiều tiếng động dưới biển, song chưa thể xác định được âm thanh đó là gì. Ông nói rằng không rõ những tiếng động phát ra dưới đáy biển có phải từ tàu lặn Titan hay không và các chuyên gia hải quân đang phân tích dữ liệu để xác định.
Theo ông. phạm vi tìm kiếm đã mở rộng gấp hai lần diện tích Connecticut, bang có lãnh thổ rộng hơn 13.000 km2.
Chuyên gia Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ) Carl Hartsfield, nhận định đại dương là "nơi rất phức tạp" và rất khó để xác định những âm thanh mà đội cứu hộ tàu Titan nghe được là gì.
Mỹ điều tra nguyên nhân vụ nổ tàu lặn Titan Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đang điều tra nguyên nhân vụ nổ dưới đáy biển tàu lặn Titan khiến 5 người trên tàu thiệt mạng. "Mục tiêu chính của chúng tôi là ngăn chặn sự cố tương tự xảy ra bằng cách đưa ra các khuyến nghị cần thiết để đảm bảo an toàn cho lĩnh vực hàng hải trên toàn...